Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn ngữ văn 7: Năm học 2011-2012 ( thời gian làm bài 90 phút)

Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn ngữ văn 7: Năm học 2011-2012 ( thời gian làm bài 90 phút)

Câu 1: Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ”đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào ?

A. Trong công cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược

B. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước

C. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng việt

D. Cả A và B

Câu 2:Tác giả Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của Tiếng Việt về những mặt nào ?

A. Ngữ âm

B. Từ vựng

C. Ngữ pháp

D. Cả 3 mặt trên

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1243Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn ngữ văn 7: Năm học 2011-2012 ( thời gian làm bài 90 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề kiểm tra chất lượng học kì II
 Môn ngữ văn 7: năm học 2011-2012
 ( Thời gian làm bài 90 phút)
I/ Trắc nghiệm(2đ)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ”đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào ?
Trong công cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước
Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng việt
Cả A và B
Câu 2:Tác giả Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của Tiếng Việt về những mặt nào ?
Ngữ âm
Từ vựng
Ngữ pháp
Cả 3 mặt trên
Câu 3:Để chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của Tiếng Việt trong bài văn của mình Đặng Thai Mai đã sử dụng kiểu lập luận gì ?
Chứng minh
Giải thích
Kết hợp chứng minh giải thích và bình luận vấn đề
Kết hợp phân tích và chứng minh vấn đề
Câu 4:Bài viết “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ” của Phạm Văn Đồng đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào ?
Bữa ăn, công việc
Đồ dùng, căn nhà
Quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết
Cả 3 phương diện trên.
Câu 5: Giản dị là một đức tính, một phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong lời nói, bài viết của chủ tịch Hồ Chí Minh, điều đó đúng hay sai ?
Đúng	B. Sai
Câu 6:Dòng nào nói đúng nhất những nguyên nhân tạo nên sức thuyết phục của đoạn trích: Đức tính giản dị của Bác Hồ
Bằng dẫn chứng tiêu biểu
Bằng lí lẽ hợp lí
Bằng thái độ tình cảm của tác giả
Cả 3 nguyên nhân trên.
Câu 7:TheoHoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ?
Cuộc sống lao động của con người
Tình yêu lao động của con người
Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài
Do lực lượng thần thánh tạo ra
Câu 8:Câu đặc biệt là gì ?
Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
Là câu chỉ có chủ ngữ
Là câu chỉ có vị ngữ
II/ Tự luận:
Câu1:
Câu 1: (1,5điểm)
a) Câu đặc biệt là gì?
b) Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của những câu đặc biệt trong đoạn văn đó ?
Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giâyBốn giâyNăm giâyLâu quá!
(Vũ Tú Nam)
Câu 2: (2 điểm)
Nêu lên ý nghĩa giá trị của kinh nghiệm hai câu tục ngữ sau ?
a) Tấc đất tấc vàng.
b) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Câu 3: (4,5điểm)
Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
Đáp án + Biểu điểm
Phần I. Trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
A
D
C
D
A
D
C
B
PhầnII. Tự luận.
Câu1
a) Nêu được định nghĩa câu đặc biệt: (0.5 điểm)
- Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
b) Học sinh xác định và nêu được tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn (1đ )
- Những câu đặc biệt có trong đoạn văn: 
+ Ba giâyBốn giâyNăm giây (Xác định thời gian) (1 điểm)
+ Lâu quá! (Cảm xúc hồi hộp chờ đợi) 
Câu 2: (2điểm)
- Nêu được ý nghĩa, giá trị của kinh nghiệm từng câu tục ngữ, mỗi câu đúng được
(1 điểm)
a) Tấc đất tấc vàng
- Đất được coi như vàng, quý như vàng. Câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ (tấc đất ) so sánh với cái lớn (tấc vàng ) để nói giá trị của đất. 
- Đất quý giá vì đất nuôi sống con người. Vàng ăn mãi cũng hết. Còn “chất vàng “ của đất khai thác mãi cũng không cạn.
b) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
- Câu tục ngữ khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, lao động, giống lúa ) đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta.
- Vận dụng trong quá trình trồng lúa giúp người nông dân thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ của chúng.
Câu 3: (4,5điểm)
I/ Yêu cầu chung:
- Học sinh làm đúng yêu cầu về kiểu bài nghị luận giải thích.
- Xây dựng bài văn có bố cục ba phần
- Văn viết mạch lạc, dẫn chứng xác thực, lí lẽ thuyết phục, viết đúng chính tả.
II/ Yêu cầu cụ thể:
a) Mở bài: (0,25điểm)
- Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết. 
b) Thân bài: (4 điểm)
Học sinh giải thích rõ ràng và lập luận làm nổi rõ vấn đề:
- Nghĩa đen 
+ Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng” là ý nói đi nhiều đi xa và đi thì học được nhiều kinh nghiệm, kiến thức “một sàng khôn”.
-Nghĩa bóng : nghĩa của cả câu tục ngữ muốn khuyên răn, nhắc nhở và khuyến khích chúng ta kinh nghiệm của ông cha cần “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”(lấy dẫn chứng cụ thể chứng minh.)
-Tại sao đi một ngày đàng lại học một sàng khôn?
- Mở rộng bàn luận:
Nêu được mặt trái của vấn đề : đi nhiều mà không học hỏi, không có mục đích của việc học.
c) Kết bài: (0.25đ)
- Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với ngày hôm nay.
Lưu ý: 
Nội dung trên chỉ là định hướng chung. Học sinh có thể có nhiều cách làm bài khác nhau; giáo viên cần vận dụng biểu điểm linh họat đánh giá đúng chất lượng làm bài của học sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi ngu van 7 ki 1.doc