Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học :2010-2011 môn : Ngữ văn 7 (thời gian làm bài 90 phút)

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học :2010-2011 môn : Ngữ văn 7 (thời gian làm bài 90 phút)

1.Bài thơ:”Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết theo thể thơ nào?

 A. Song thất lục bát. C. Ngũ ngôn tứ tuyệt.

 B. Thất ngôn tứ tuyệt. D.Thất ngôn bát cú.

2. Cụm từ nào sau đây không phải thành ngữ?

 A. Một nắng hai sương. C. Tấc đất tấc vàng.

 B. Ngày lành tháng tốt. D. Bảy nổi ba chìm.

3. Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Tiếng gà trưa”của Xuân Quỳnh là:

 A. Cách diễn đạt tự nhiên với những hình ảnh giản dị chân thực.

 B. Ngôn ngữ cô đọng , hàm súc.

 C. Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá có giá trị biểu cảm cao.

 D. Sử dụng rộng rãi lối liên tưởng tưởng tượng.

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học :2010-2011 môn : Ngữ văn 7 (thời gian làm bài 90 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I 
 Năm học :2010-2011
 MÔN : NGỮ VĂN 7
 (Thời gian làm bài 90 phút)
Họ và tên..Lớp Trường.
Phòng thi số..SBD..Số phách
Giám thị 1..Giám thị 2..
 Giám khảo
 số 1
 Giám khảo
 số 2
 Điểm 
 bằng số
 Điểm 
 bằng chữ
 Số phách
Phần I .Trắc nghiệm :3 điểm
 Khoanh tròn vào đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1.Bài thơ:”Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết theo thể thơ nào?
 A. Song thất lục bát. C. Ngũ ngôn tứ tuyệt.
 B. Thất ngôn tứ tuyệt. D.Thất ngôn bát cú.
2. Cụm từ nào sau đây không phải thành ngữ?
 A. Một nắng hai sương. C. Tấc đất tấc vàng.
 B. Ngày lành tháng tốt. D. Bảy nổi ba chìm.
3. Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Tiếng gà trưa”của Xuân Quỳnh là:
 A. Cách diễn đạt tự nhiên với những hình ảnh giản dị chân thực.
 B. Ngôn ngữ cô đọng , hàm súc.
 C. Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá có giá trị biểu cảm cao.
 D. Sử dụng rộng rãi lối liên tưởng tưởng tượng.
4. Các văn bản :“Một thứ quà của lúa non : Cốm”,”Mùa xuân của tôi” là:
 A. Kí sự . C.Truyện ngắn.
 B. Hồi ký. D. Tuỳ bút.
5. Tâm trạng của tác giả trong bài thơ”Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”là:
 A. Vui mừng, háo hức khi trở về quê.
 B. Buồn thương trước cảnh quê hương nhiều thay đổi.
 C. Ngậm ngùi hẫng hụt khi trở thành khách lạ giữa quê hương.
 D.Đau đớn, luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành.
6. Chữ “cổ” trong từ nào sau đây đồng âm với chữ “cổ”trong những từ còn lại?
 A. Cổ tích. C. Cổ thụ
 B. Cổ tay. D. Cổ kính.
Phần II .Tự luận :7 điểm
Câu1: Tìm thành ngữ trong những câu ca dao sau , phân tích tác dụng của thành ngữ em vừa tìm được? 
 Nước non lận đận một mình
 Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Câu2: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ:”Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh?
 Đáp án
PhầnI: Trắc nghiệm ( 3điểm )
 Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm
 Câu
1
2
3
4
5
6
 Đáp án
D
C 
A
D
C
B
Phần II: Tự luận (7 điểm )
Câu1:(2điểm)
 *Yêu cầu :
 - Tìm đúng thành ngữ : Lên thác xuống ghềnh 
 - Phân tích tác dụng của thành ngữ : diễn tả sự khó khăn ,trắc trở ; tô đậm nỗi gian truân , nguy hiểm mà con cò phải trải qua. Cuộc đời ” lận đận” của “ thân cò “ không phải là một ngày, hai ngày mà dài đằng đẵng cùng với năm tháng “bấy nay”.
 =>Hình ảnh thân cò là ẩn dụ cho thân phận người lao động quanh năm vất vả “đầu tắt mặt tối” mà vẫn đói rét , lận đận. 
Câu2: (5 điểm )
 *Yêu cầu : - Mở bài và kết bài viết đúng thể loại.
 - Thân bài : Cảm nghĩ chung :”Cảnh khuya” là bài thơ tứ tuyệt miêu tả một đêm trăng đẹp ở chiến khu Việt Bắc. Qua đó thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên,lòng yêu nước tha thiết, cháy bỏng và phong thái ung dung của Bác. 
 -Hai câu thơ đầu mở ra khung cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm khuya với bốn nét vẽ : suối, trăng, hoa,cổ thụ: Tiếng suối trong trẻo,ngân nga như tiếng hát xa.Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, bóng cây lại in những khoảng sáng xuống mặt đất như hoa.Một không gian rộng lớn,thơ mộng ; một âm thanh trong trẻo dịu dàng và vui vẻ của thiên nhiên.
 Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, hình ảnh so sánh ví von “tiếng suối như tiếng hát” 
cùng điệp từ “lồng” đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp lung linh, huyền ảo=>tâm hồn trong trẻo,tình yêu thiên nhiên tha thiết đằm thắm của Bác. 
 -Hai câu cuối diễn tả tâm sự của tác giả.Trong tâm hồn nghệ sĩ, Bác cảm nhận được cảnh đẹp như tranh vẽ. Và đằng sau bức vẽ ấy là tâm trạng của tác giả “chưa ngủ”.”Chưa 
ngủ” không chỉ vì xúc cảm trước vẻ đẹp của nhiên nhiên mà vì “lo nỗi nước nhà”.
 Hai chữ ”chưa ngủ”lặp lại hai lần diễn tả”nỗi nước nhà” triền miên trong tâm hồn nhà thơ.Tâm sự “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”thể hiện tình yêu nước thiết tha của Bác.
 *”Cảnh khuya”-một bài thơ tâm trạng : đó là niềm thổn thức,rung động trước 
vẻ đẹp của thiên nhiên, là nỗi lo âu, trăn trở , là trách nhiệm lớn lao trước cuộc kháng chiến chống Pháp còn nhiều khó khăn, gian khổ của người chiến sĩ mang tâm hồn nghệ sĩ Hồ Chí Minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docKT hoc ki 1.doc