Câu 1.(1đ)
Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ? Mỗi loại cho một ví dụ minh họa.
Câu 2. (1đ)
Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “là” và đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”. mỗi loại hãy đặt một câu.
Câu 3. (2đ)
Em hãy chép thuộc lòng 3 khổ thơ đầu trong văn bản “ Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ, và nêu nội dung, nghệ thuật đặc sắc.
Câu 4. (6đ)
Em hãy viết bài văn tả người thân yêu gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em )
đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2009 -2010 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1.(1đ) Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ? Mỗi loại cho một ví dụ minh họa. Câu 2. (1đ) Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “là” và đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”. mỗi loại hãy đặt một câu. Câu 3. (2đ) Em hãy chép thuộc lòng 3 khổ thơ đầu trong văn bản “ Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ, và nêu nội dung, nghệ thuật đặc sắc. Câu 4. (6đ) Em hãy viết bài văn tả người thân yêu gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em) Đáp án Và biểu điểm Câu Nội dung Biểu điểm 1 (1 điểm) +Giống nhau: ẩn dụ và hoán dụ đều gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiên tượng khác. + khác nhau: ẩn dụ Hoán dụ Dựa vào quan hệ tương đồng. Cụ thể là là tương đồng về: hình thức , cách thức thực hiện; phẩm chất, cảm giác. VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Dựa vào quan hệ tương cận. Cụ thể :- bộ phận toàn thể. -vật chứa đựng-vật bị chứa đựng - Dấu hiệu của của sự vật để gọi tên sự vật - Cụ thể – trừu tượng. VD: Vì sao? Trái đất nặng ân tình Nhắc mái tên Người: Hồ Chí Minh ( Tố Hữu) 0.5đ 0.5đ 2 +Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “là”: Vị ngữ thường do từ “là” kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành, tổ hợp giữa từ “là” với danh từ (cụm danh từ), tính từ ( cụm tính từ) cũng có thể làm vị ngữ. Chủ ngữ đứng trước vị ngữ. VD: mẹ em là cô giáo dạy cấp 2. + Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”: Những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm của sự vật nêu ở chủ ngữ được gọi là câu miêu tả . Những câu dùng để thông báo sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật được gọi là câu tồn tại. chủ ngữ đứng sau vị ngữ. VD: Bạn tôi có nhiều sách quý. 0.5đ 0.5đ 3 +chép thuộc lòng 3 khổ thơ đầu: Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ Lặng yên bên bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. +Nội dung : Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng thương yêu sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiên tình cảm yêu kính cảm phục của chiến sĩ đối với lãnh tụ. + Nghệ thuật: Bài thơ sử dụng thể thơ 5 chữ có nhiều vần liền thíc hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm,có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động. 1đ 0.5đ 0.5đ 4 * Yêu cầu chung: -Làm đúng kiểu bài văn miêu tả ( tả người ) - Bố cục 3 phần . - Văn phong sáng sủa , văn viết có cảm xúc , dùng từ chính xác , viết câu đúng ngữ pháp , chữ viết rõ ràng , ít mắc lỗi chính tả * Yêu cầu cụ thể : - Mở bài ( 1,0 đ ) . Giới thiệu người được tả . - Thân bài : Tả chân dung : dáng người, mái tóc , gương mặt , ánh mắt , nụ cười . ( sử dụng phép so sánh ) - Tả hoạt động ( có thể chọn một vài hoạt động thường nhật ) - Kết bài : ý nghĩ tình cảm của em đối với người được tả . 1,0đ 4,0đ 1,0đ
Tài liệu đính kèm: