* Đề bài:
Câu 1: ( 1,5 điểm )
? Đặt các câu nghi vấn nhằm các mục đích sau ( mỗi mục đích một câu ) :
a) Nhờ một người lớn chỉ đường đến bưu điện .
b) Mượn bạn một cái bút.
c) Bộc lộ cảm xúc trước một bức tranh đẹp.
Câu 2: ( 1,5 điểm )
Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ sau :
“ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
( Quê hương - Tế Hanh )
đề kiểm tra chất lượng học kỳ ii năm học 2009 - 2010. Môn: ngữ văn lớp 8. Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề). Họ và tên:.Lớp 8 Điểm: * Đề bài: Câu 1: ( 1,5 điểm ) ? Đặt các câu nghi vấn nhằm các mục đích sau ( mỗi mục đích một câu ) : Nhờ một người lớn chỉ đường đến bưu điện . Mượn bạn một cái bút. Bộc lộ cảm xúc trước một bức tranh đẹp. Câu 2: ( 1,5 điểm ) Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ sau : “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” ( Quê hương - Tế Hanh ) Câu 3: ( 7 điểm ) Trong một cuộc trò chuyện với học sinh, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Em hiểu lời dạy trên như thế nào ? * Đáp án , biểu điểm : Câu 1: Đặt mỗi câu đúng 0,5 điểm: Các câu đặt cần đạt được yêu cầu sau: - Thể hiện chính xác nội dung đã cho. - Câu viết đúng ngữ pháp, đúng chính tả. - Là câu nghi vấn (Có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn), thể hiện được rõ mục đích cụ thể của mỗi câu. Câu 2: Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của hai câu thơ. * Yêu cầu: - Triển khai thành đoạn tự luận khoảng 7 – 10 dòng, thể hiện được suy nghĩ cảm xúc riêng của bản thân. - Nêu được các ý sau: + Các động từ giương, rướn nói về sức vươn mạnh mẽ của cánh buồm. + Cách so sánh độc đáo: Ví cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Sự so sánh này khiến cho người đọc nhận thấy cả hình xác và linh hồn sự vật. Tất cả gần gũi nhưng thiêng liêng, cao cả. + Màu sắc và tư thế bao la góp gió của con thuyền làm tăng thêm vẻ đẹp lãng mạn và bay bổng của hình tượng. * Câu 3: ( 7 điểm ) A. Mở bài : ( 1 điểm ) - Nêu khái quát về vai trò của tài và đức trong phẩm chất của một con người. - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: " Có tài mà không ......cũng khó " B. Thân bài : ( 5 điểm ) - Giải thích thế nào là có tài ? thế nào là có đức ? - Giải thích tại sao có tài mà không có đức là người vô dụng ? - Giải thích tại sao có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ? - Con người phải có cả đức lẫn tài mới toàn diện và làm việc mới hiệu quả . C. Kết bài: ( 1 điểm ) Nêu suy nghĩ về việc rèn luyện của thế hệ trẻ hôm nay, cần phải phấn đấu để trở thành con người hữu ích cho gia đình và xã hội.
Tài liệu đính kèm: