Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)

Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ Nghe bàn tay vỗ/ Nghe tiếng ru hời?

A. nhân hóa C. điệp ngữ

B. so sánh D. nói quá

Câu 4. Theo em, khổ thơ 2 thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật trữ tình trong bài thơ?

 A. mối quan hệ gần gũi, thân thiết như những người bạn của nhau

 B. mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống

 C. mối quan hệ yêu thương, gắn bó như ruột thịt

 D. mối quan hệ xa cách, thiếu tôn trọng nhau

 

docx 7 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM TRƯỜNG THCS TỊNH HIỆP + TỊNH TRÀ
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I 
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7
TT
Kĩ năng
Nội dung/đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
% điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1
Đọc 
- Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ, )
-Truyện ngắn
3
0
5
0
0
2
0
60
2
Viết
- Phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.
- Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
0
1*
0
1*
0
1*
0
1*
40
Tổng
15
5
25
15
0
30
0
10
100
Tỉ lệ %
20%
40%
30%
10%
Tỉ lệ chung
60%
40%
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 – Thời gian làm bài: 90 PHÚT
TT
Kĩ năng
Nội dung/Đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
Đọc 
Thơ 4 chữ ,5 chữ
Nhận biết:
- Nhận biết thể thơ.
- Nhận biết các chi tiết trong bài thơ
Thông hiểu: 
- Nêu được chủ đề của đoạn thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh thơ.
- Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
Vận dụng:
-Viết được thông điệp của bài thơ.
- HS trình bày được cảm xúc của mình về một hình ảnh/ chi tiết trong bài thơ mà em yêu thích.
- Rút ra được bài học từ văn bản.
3 TN
5 TN
2 TL
2
Viết
Viết bài văn biểu cảm về sự việc, con người
Nhận biết: 
Thông hiểu: 
Vận dụng: 
Vận dụng cao: 
 Viết bài văn biểu cảm về sự việc, con người.
1*
1*
1*
1 TL*
Tổng
3 TN
5 TN
2 TL
1 TL
Tỉ lệ %
20%
40%
30%
10%
Tỉ lệ chung
60%
40%
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 7
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
ĐỌC (6.0 điểm)
 Đọc ngữ liệu 
 Lời của cây
 Khi đang là hạt
 Cầm trong tay mình
 Chưa gieo xuống đất
 Hạt nằm lặng thinh. 
Khi hạt nảy mầm
 Nhú lên giọt sữa
Mầm đã thì thầm 
 Ghé tai nghe rõ.
 Mầm tròn nằm giữa
 Vỏ hạt làm nôi
 Nghe bàn tay vỗ
 Nghe tiếng ru hời.
Khi cây đã thành
 Nở vài lá bé
 Là nghe màu xanh
 Bắt đầu bập bẹ.
 Rằng các bạn ơi
 Cây là chính tôi
 Nay mai sẽ lớn
Góp xanh đất trời.
 (Nguồn: Trang thơ Trần Hữu Thung)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 
A. thể thơ tự do B. thể thơ năm chữ 
C. thể thơ bốn chữ D. thể thơ lục bát
Câu 2.  Sự vật chính được nhắc đến trong bài thơ là: 
 A. mầm cây
 B. bông hoa
 C. dòng sông 
 D. con chim
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ Nghe bàn tay vỗ/ Nghe tiếng ru hời? 
A. nhân hóa C. điệp ngữ
B. so sánh D. nói quá 
Câu 4. Theo em, khổ thơ 2 thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật trữ tình trong bài thơ?
 A. mối quan hệ gần gũi, thân thiết như những người bạn của nhau 
 B. mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống
 C. mối quan hệ yêu thương, gắn bó như ruột thịt 
 D. mối quan hệ xa cách, thiếu tôn trọng nhau
Câu 5. Em hình dung thế nào về hiện tượng nảy mầm qua hình ảnh “Nhú lên giọt sữa”? 
 A. Hình ảnh mầm non vươn lên để đón ánh mặt trời và phát triển. 
 B. Hình ảnh mầm non nhô lên để đón nhận sự sống. 
 C. Hình ảnh mầm non nhú lên khỏi mặt đất, căng tròn nhựa sống để phát triển.
 D. Hình ảnh mầm non nhú lên khỏi mặt đất và lớn dần theo thời gian. 
Câu 6. Trong khổ thơ cuối, hạt mầm đã nhắn nhủ điều gì tới các bạn? 
A. Tôi (hạt mầm) sau này lớn lên sẽ trở thành cây và cho thật nhiều quả ngọt.
B. Tôi (hạt mầm) sau này lớn lên sẽ trở thành cây và góp màu xanh của mình vào sự tươi xanh của đất trời.
C. Tôi (hạt mầm) sau này lớn lên sẽ trở thành cây và sẽ che bóng mát cho bạn.
D. Tôi (hạt mầm) sau này lớn lên sẽ trở thành cây và cho thật nhiều hoa thơm. 
Câu 7. Tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho những mầm cây là gì?
 A. nhớ nhung tha thiết, gắn bó, trân trọng
 B. giúp đỡ, hỗ trợ, dìu dắt
 C. yêu thương, che chở, chỉ bảo tận tình
 D. yêu thương, trân trọng, gìn giữ, nâng niu
Câu 8. Nội dung chính của bài thơ là gì?
 A. Quá trình hạt mầm lớn lên thành cây cùng mong muốn cây sau này sẽ góp đất xanh trời. 
 B. Ca ngợi vẻ đẹp của một hạt mầm tươi xanh đầy sức sống.
 C. Gợi ra quá trình lớn lên của hạt mầm đầy khó khăn, thử thách.
 D. Miêu tả một mầm non đang vươn mình lớn lên từng ngày.
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 9.  Thông điệp mà bài thơ gửi đến người đọc là gì?
Câu 10. Qua bài thơ, em sẽ làm gì để góp ích cho quê hương, đất nước? 
II. VIẾT (4.0 điểm) 
 	 Viết bài văn biểu cảm về một người mà em yêu quý nhất.
------------------------- Hết -------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 7
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC
6,0
1
C
0,5
2
A
0,5
3
C
0,5
4
A
0,5
5
C
0,5
6
B
0,5
7
D
0,5
8
A
0,5
9
 HS có thể trình bày được những suy nghĩ, nhận thức riêng, song có thể diễn đạt theo các ý sau: 
- Cây cối xung quanh ta rất đáng được trân trọng, đó là một món quà mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người. 
- Chúng ta cần trồng nhiều cây xanh, bảo vệ cây, không chặt phá rừng bừa bãi. Đây cũng chính là bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta.
1,0
10
HS bộc lộ tự do những suy nghĩ, của bản thân trong hành động, có thể dựa vào những ý sau: 
- Yêu nước, yêu quê hương, gia đình, sống có lí tưởng
- Chăm chỉ học tập và lao động, phấn đấu thành con ngoan trò giỏi, lớn lên làm người có ích xây dựng quê hương, đất nước. 
1,0
II
VIẾT
4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm 
0,25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề văn : Biểu cảm về con người
0,25
c. Viết bài văn biểu cảm
Học sinh có thể triển khai nội dung theo suy nghĩ của bản thân nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm.
- Trình bày những cảm xúc về đối tượng
- Cảm nghĩ chung về đối tượng
- Liên hệ bản thân.
2,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,5
e. Sáng tạo: Bố cục đảm bảo, khoa học; lời văn gợi cảm, ý tưởng có sự sáng tạo.
0,5
TỔNG ĐIỂM
10,0

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_co_dap_an.docx