Câu 3 (1,5đ). Trong cuộc thi “Nhà sử học nhỏ tuổi” có tất cả 90 bạn học sinh khối 7, 8 và 9 tham gia. Biết số học sinh của mỗi khối theo thứ tự tỉ lệ với 3, 5 và 7. Hỏi mỗi khối tham gia bao nhiêu học sinh?
Câu 4 (1,0đ). Kết quả điều tra nhiệt độ trung bình hằng tháng trong hai năm liền của một địa phương được ghi trong bảng sau:
18 20 26 32 36 36
36 32 26 20 18 18
18 18 26 32 35 36
35 35 28 20 20 18
a) Lập bảng tần số.
b) Tính số trung bình cộng.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN TOÁN LỚP 7 (Thời gian: 90 phút) Câu 1 (1,0đ). Thực hiện các phép tính sau: 11,5.3 + 14,28:7 – 1,5.3 Câu 2 (0,5đ). Tìm x, biết: Câu 3 (1,5đ). Trong cuộc thi “Nhà sử học nhỏ tuổi” có tất cả 90 bạn học sinh khối 7, 8 và 9 tham gia. Biết số học sinh của mỗi khối theo thứ tự tỉ lệ với 3, 5 và 7. Hỏi mỗi khối tham gia bao nhiêu học sinh? Câu 4 (1,0đ). Kết quả điều tra nhiệt độ trung bình hằng tháng trong hai năm liền của một địa phương được ghi trong bảng sau: 18 20 26 32 36 36 36 32 26 20 18 18 18 18 26 32 35 36 35 35 28 20 20 18 Lập bảng tần số. Tính số trung bình cộng. Câu 5 (2,5đ). Cho hai đa thức: A(x) = x3 + 2x + 1 B(x) = x3 – x2 + 2x + 2 Tìm đa thức P(x) sao cho P(x) = A(x) + B(x). Tìm đa thức Q(x) sao cho Q(x) = A(x) – B(x). Tính P(0,5). Tìm nghiệm của đa thức Q(x). Câu 6 (3,5đ). Cho tam giác ABC (AB<AC). Kẻ đường cao AH. Tia phân giác của góc HAC cắt BC tại D. Kẻ DK ⊥ AC (K Î AC). Chứng minh △AHD = △AKD. Chứng minh AD ⊥ HK. Cho AH = 6cm, HC = 8cm. Tính AC. Qua điểm C kẻ đường thẳng vuông góc với tia AD, cắt tia KD tại I. Chứng minh rằng 3 điểm A, H, I thẳng hàng. ----------HẾT---------- ĐÁP ÁN Câu 1. KQ: 1 (0,5đ) KQ: 32,04 (0,5đ) Câu 2. Áp dụng được tính chất của tỉ lệ thức: (x – 2).4 = 2.5 (0,25đ) Tính được x = 9/2 (0,25đ) Câu 3 (1,5đ). Biểu diễn được số học sinh (K7, K8, K9) theo bài toán cho biết: (0,5đ) a + b + c = 90 và Áp dụng được tính chất của dãy tỉ số bằng nhau: (0,5đ) Tính được: a = 18, b = 30, c = 42 (0,5đ) Câu 4 (1,0đ). Lập được bảng tần số (0,5đ) x 18 20 26 28 32 35 36 n 6 4 3 1 3 3 4 N=24 Tính được số trung bình cộng: X= 63924=26,625 (0,5đ) Câu 5 (2,5đ). P(x) = A(x) + B(x) = 2x3 – x2 + 4x + 3 (0,75đ) Q(x) = A(x) – B(x) = x2 – 1 (0,75đ) Tính P(0,5) = (0,5đ) Nghiệm của đa thức Q(x): x = 1 và x = -1 (0,5đ) Câu 6 (3,5đ). Vẽ được hình (0,5đ) C/m được △AHD = △AKD (1,0đ) △AHD cân tại A Þ AD là đường phân giác đồng thời là đường cao, vậy AD ⊥ HK (0,5đ) Áp dụng ĐL Pi-ta-go tính được AC = 10 (1,0đ). Tam giác ADC có I là trực tâm (giao điểm của ba đường cao AH, DK và CE) nên 3 điểm A, H, I thẳng hàng (0,5đ).
Tài liệu đính kèm: