Đề kiểm tra học kì 2 môn ngữ văn 7 năm học: 2008-2009

Đề kiểm tra học kì 2 môn ngữ văn 7 năm học: 2008-2009

Câu1(2,0đ): Chép thuộc lòng 4 câu tục ngữ của nhóm tục ngữ về con người và xã hội. Tại sao nói, những kinh nghiệm trong tục ngữ giúp người ta ứng xử khôn ngoan mềm dẻo?

Câu 2(2,0đ): Tìm cụm C-V làm thành phần câu? Cho biết trong mỗi câu cụm C-V làm thành phần gì?

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 môn ngữ văn 7 năm học: 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7
Năm học: 2008-2009
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng mức thấp
Vận dụng mức cao
Tổng điểm
Văn học
Câu1 
(2,0đ)
1 
2,0 đ
Tiếng việt
Câu2 (2,0đ)
1 
2,0 đ
Tập làm văn
Câu4 
 (6,0đ)
 1 
6,0đ
Tổng điểm
1
2,0đ
 1 2,0đ
1 6,0đ
3 
10đ
Họ và tên:
.
Lớp 7
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
NĂM HỌC: 2008-2009
(Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề)
e
Điểm 
Lời phê của giáo viên
Câu1(2,0đ): Chép thuộc lòng 4 câu tục ngữ của nhóm tục ngữ về con người và xã hội. Tại sao nói, những kinh nghiệm trong tục ngữ giúp người ta ứng xử khôn ngoan mềm dẻo?
Câu 2(2,0đ): Tìm cụm C-V làm thành phần câu? Cho biết trong mỗi câu cụm C-V làm thành phần gì? 
a- Nh÷ng con chim non nh¶y nhãt trªn cµnh b¸o hiÖu mïa xu©n.
b. Bác Hồ mong các cháu ngoan ngoãn và học giỏi.
Câu 3: (6,0đ)
Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm.”
Bài làm
H¦íNG DÉN CHÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
*********************
Câu 1(2,0đ): Chép thuộc lòng 4 câu tục ngữ của nhóm tục ngữ về con người và xã hội. Tại sao nói, những kinh nghiệm trong tục ngữ giúp người ta ứng xử khôn ngoan mềm dẻo?
*Yêu cầu cần đạt:
- Chép thuộc 4 câu tục ngữ thuộc nhóm tục ngữ về con người và xã hội đã được học trong chương trình:(1,0đ)
VD:	1. Một mặt người bằng mười mặt của.
2. Cái răng cái tóc là góc con người
3. Đói cho sạch rách cho thơm
4. Học ăn, học nói, học mở..
5. Không thầy đó mày làm nên.
6. Học thầy, không tày học bạn
7. Thương người như thể thương thân.
8. ăn quả nhớ kể trồng cây.
9. 	Một cây làm chẳng lên non .
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Những kinh nghiệm trong tục ngữ giúp người ta ứng xử khôn ngoan mềm dẻo vì:
Mỗi câu tục ngữ đều được đúc rút từ rất nhiều bài học trong thực tế cuộc sống sinh động. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có những câu tục ngữ giúp con người talựa chọn để xử trí tốt nhất.(1,0đ)
Câu 2(2,0đ): Tìm cụm C-V làm thành phần câu? Cho biết trong mỗi câu cụm C-V làm thành phần gì? 
a. Những con ong vàng cần mẫn bay đi bay lại hút nhụy hoa.
b. Bác Hồ mong các cháu ngoan ngoãn và học giỏi.
*Yêu cầu cần đạt
-Cụm chủ vị làm thành phần câu:
a- Nh÷ng con chim non nh¶y nhãt trªn cµnh 	(0,5 ®iÓm)
à Côm C- V lµm thµnh phÇn chñ ng÷ 	(0,5 ®iÓm).
b. các cháu ngoan ngoãn và học giỏi	(0,5 ®iÓm).
à Câu có bổ ngữ là một cụm C-V 	(0,5 ®iÓm).
Câu 3
* Thể loại: Giải thích.
* Hình thức 
- Bố cục chặt chẽ, đủ ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.
- Diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả.
- Câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
*Gợi ý:
a. Mở bài (1 điểm):
	Đạo lí của nhân dân ta thường được gửi gắm trong ca dao, tục ngữ. Có nhiều câu thể hiện quan niệm sống trong sáng, lành mạnh như câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm.”
b. Thân bài (4 điểm):
	* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- Người xưa mượn chuyện ăn và mặc là hai chuyện gần gũi, thiết thực nhất đối với con người để bày tỏ quan niệm sống trong sáng, lành mạnh như câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm.”
+ Dù đói cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ; dù rách cũng phải giữ cho quần áo thơm tho (nghĩa đen).
+ Sống trong sạch, lành mạnh là nền tảng đạo đức của nhân dân ta (nghĩa bóng).
+ Đói và rách tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn, vất vả. Trong hoàn cảnh đói rách khốn cùng, nhân cách dễ bị tha hoá. Bởi vậy, con người càng phải giữ gìn phẩm giá, đạo đức, bản chất lương thiện của mình (nghĩa bóng - có thể dùng dẫn chứng).
- Quan niệm sống tốt đẹp này đối lập với lối sống tha hoá mà nhân dân ta lên án: Bần cùng sinh đạo tặc hoặc Đói ăn vụng, túng làm càn.
+ Câu tục ngữ thể hiện quan niệm sống trong sạch, lương thiện của người lao động trong mọi hoàn cảnh. Đó cũng là sự tự khẳng định và đề cao phẩm giá người lao động.
c. Kết bài (1 điểm):
	Quan niệm sống như câu tục ngữ đã nêu lên là một quan niệm sống đúng đắn, đẹp đẽ mà mỗi người phải học tập, kế thừa và phát huy để duy trì và bảo vệ đạo lí dân tộc.
* Biểu điểm:
 6-5 đ: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên.
 4-3 đ: Đảm bảo tương đối các yêu cầu trên, có sai một số lỗi diễn đạt, lỗi chính tả nhưng không quá nhiều.
 2-1 đ: Có hướng nhưng còn sơ sài, thiếu sót. Diễn đạt yếu, còn nhiều lỗi chính tả.
 0: Lạc đề hoặc không làm bài.
(* Trên đây là một số gợi ý mang tính định hướng. Trong quá trình chấm, giáo viên có thể nghiên cứu ghi điểm phù hợp.)

Tài liệu đính kèm:

  • docV722.doc