Câu 1:(1đ)
Xếp các từ ghép:Suy nghĩ;xanh ngắt;nhà máy;nhà ăn;cây cỏ;ẩm ướt;đầu đuôi;cười nụ- thành 2 loại:từ ghép chính phụ,từ ghép đẳng lập.
Câu 2:(1đ)
Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ “Ta với ta” trong hai bài thơ “Qua đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và “Bạn đến chơi nhà”(Nguyễn Khuyến).
TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ THANH Đề kiểm tra học kì I Môn: Ngữ Văn - Lớp 7 Thời gian:90phút (Không kể thời gian giao đề) MA TRẬN ĐỀ Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Tiếng Việt Từ loại Thấp Cao Ngữ pháp Từ ngữ Nhậnbiết các loại từ ghép Câu 1 1đ(TL10%) Hiểu được nghĩa của các từ Câu 3 2đ(TL:20%) 1 1 Văn học VHTĐ Hiểu được giá trị nội dung và bài học của tác phẩm Câu 2 1đ(10%) 1 Tập làm văn Cảm nghĩ về tp văn học Viết bàiphát biểucảmnghĩ về tình cảm của cháu đối với bà,với quê hương đất nước qua đó bộc lộ tình cảm suy nghĩ của bản thân HS với tp đó. Câu 4 6đ TL:(60%) 1 Tổng số câu 1 1 1 1 4 Tổng số điểm 1đ 1đ 2đ 6đ 10 TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ THANH Đề kiểm tra học kì I(Năm 2011-2012) Môn: Ngữ Văn - Lớp 7 Thời gian:90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1:(1đ) Xếp các từ ghép:Suy nghĩ;xanh ngắt;nhà máy;nhà ăn;cây cỏ;ẩm ướt;đầu đuôi;cười nụ- thành 2 loại:từ ghép chính phụ,từ ghép đẳng lập. Câu 2:(1đ) Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ “Ta với ta” trong hai bài thơ “Qua đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và “Bạn đến chơi nhà”(Nguyễn Khuyến). Câu 3:(2đ) Giải thích nghĩa của từ “mai” trong các cụm từ sau và cho biết giữa chúng có điểm gì chung? a)Dốt đặc cán mai. b)Mai đã vàng đầu ngõ. c)Măng trúc măng mai. d)Sao mai sao hôm. Câu 4: (6đ) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. ĐÁP ÁN:Môn ngữ văn 7 - HKI Câu 1:(1đ) -Từ ghép đẳng lập:Suy nghĩ,ẩm ướt,đầu đuôi.(0,5đ) -Từ ghép chính phụ:Xanh ngắt,nhà máy,nhà ăn,cây cỏ,cười nụ.(0,5đ) Câu 2:(1đ) Nhận xét được sự khác nhau của hai cụm từ “Ta với ta” trong hai bài thơ: -Trong bài “Qua đèo Ngang”: +Chỉ tác giả với nổi niềm của chính mình.(0,25 đ) +Chỉ sự cô đơn bé nhỏ của con người trước non nước bao la(0,25đ). -Trong bài ‘ Bạn đến chơi nhà’ : +Chỉ tác giả với người bạn(0,25đ). +Sự chan hoà,sẻ chia ấm áp của tình bạn bè thắm thiết(0,25đ) Câu 3:(2đ) Giải nghĩa được từ “mai” trong các cụm từ mỗi câu được 0,25đ -“Mai” trong “Dốt đặc cán mai” :Dụng cụ lưỡi bằng sắt,cán tra thẳng,dùng đào đất,xắn đất. -“Mai” trong “Mai đã vàng đầu ngõ” :Một loài hoa biểu tượng cho mùa xuân ở miền Nam. -“Mai” trong “Măng trúc măng mai”:Một loài cây thuộc họ tre.. -“Mai” trong “Sao hôm sao mai”:Ngôi sao mọc vào lúc sáng sớm. Điểm chung của các từ “mai” trong các cụm từ:Là những từ đồng âm. +Nêu được:Đó là các từ đồng âm: 1đ Câu 4: (6 điểm) HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, miễn là có các ý cơ sau: + Về nội dung: (6 điểm) Cảm nhận được tín hiệu là tiếng gà trưa như một tín hiệu gọi về kỷ niệm tuổi thơ. (1,5 điểm) Cảm nhận được những tình cảm tha thiết của người cháu - chiến sỹ về những kỷ niệm tuổi thơ gắn với hình ảnh tiếng gà. Đặc biệt là kỷ niệm về người bà và tình bà cháu thiêng liêng, cao cả. (1,5 điểm) Cảm nhận được tinh thần, ý chí, nghị lực của người chiến sỹ khi có được sức mạnh từ kỷ niệm tuổi thơ (1 điểm) Bộc lộ được tình cảm, suy nghĩ, thái độ của bản thân với những tình cảm của người cháu - chiến sỹ (1 điểm) + Về hình thức: (1 điểm) Trình bày có bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc. Có thể trình bày theo bố cục ba phần. Không mắc quá nhiều lỗi chính tả.
Tài liệu đính kèm: