I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Khi đặt vật sát gương cầu lõm thì ảnh của vật là :
A. Ảnh thật bằng vật. B. Ảnh ảo bé hơn vật.
C. Ảnh ảo bằng vật. D. Ảnh ảo lớn hơn vật .
Câu 2. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là:
A. Ảnh ảo nhỏ hơn vật B. Ảnh ảo lớn hơn vật
C. Ảnh thật nhỏ hơn vật D. Ảnh thật lớn hơn vật
Câu 3. Vật nào sau đây là nguồn sáng?
A. Mặt Trăng B. Mặt Trời C. Quyển vở D. Bông hoa nmàu đỏ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ LỚP 7 MA TRẬN Nội dung Các cấp độ tư duy Tổng cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Quang học 1(0,5đ), 2(0,5đ) 3(0,5đ), 4(0,5đ) 5(0,5đ) 6(0,5đ) 7(0,5đ) 8(0,5đ) 15(2đ) 9 câu (5,5đ) = 55% Âm học 9(0,5đ),10(0,5đ) 11(0,5đ) 12(0,5đ) 13(0,5đ) 14(0,5đ) 16(1đ) 7 câu (4,5đ) = 45% Cộng TNKQ (3,5đ) = 35% TNKQ (2,5đ) =25% TNKQ (1,0đ) TL (3đ) = 40% 16câu (10đ) = 100% I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1. Khi đặt vật sát gương cầu lõm thì ảnh của vật là : A. Ảnh thật bằng vật. B. Ảnh ảo bé hơn vật. C. Ảnh ảo bằng vật. D. Ảnh ảo lớn hơn vật . Câu 2. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là: A. Ảnh ảo nhỏ hơn vật B. Ảnh ảo lớn hơn vật C. Ảnh thật nhỏ hơn vật D. Ảnh thật lớn hơn vật Câu 3. Vật nào sau đây là nguồn sáng? A. Mặt Trăng B. Mặt Trời C. Quyển vở D. Bông hoa nmàu đỏ Câu 4. So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng với gương cầu lồi có cùng kích thước: A. Bằng nhau B. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi hẹp hơn C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn D. Không kết luận được Câu 5. Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ có đặc điểm gì? A. Hội tụ B. Phân kì C. Song song D. Bất kì Câu 6. Biết góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ là 600. Góc tới là: A. 600 B. 450 C. 300 D. 150 Câu 7. Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc 300.Góc phản xạ bằng: A. 150 B. 300 C. 450 D. 600 Câu 8. Cho một điểm sáng S cách gương phẳng 20cm. Cho S di chuyển song song với gương một đoạn. Ảnh ảo S’ của S bây giờ sẽ cách S một đoạn: A. 20cm B. 40cm C. 15cm D. 25cm Câu 9. Trong các trường hợp dưới đây, vật phát ra âm khi nào? A.Khi kéo căng vật B.Khi uốn cong vật C.Khi nén vật D.Khi làm vật dao động Câu 10. Vật phát ra âm cao hơn khi nào? A. Khi vật dao động mạnh hơn B. Khi vật dao động chậm hơn C. Khi tần số dao động lớn hơn D. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn Câu 11. Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây? A. Khoảng chân không B. Tường bê tông C. Nước biển D. Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất Câu 12. Vật liệu nào dưới đây không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng? A. Tường bê tông B. Cửa kính hai lớp C. Rèm treo tường D. Cửa gỗ Câu 13. Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn? A. Tiếng sấm rền B. Tiếng xình xịch của bánh tàu hoả đang chạy C. Tiếng sóng biển D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài Câu 14. Hiện tượng phản xạ âm không được sử dụng trong những trường hợp nào dưới đây? A. Trồng cây xung quanh bệnh viện B. Xác định độ sâu của biển C. Làm đò chơi “điện thoại dây” D. Làm tường phủ dạ, nhung II. TỰ LUẬN Câu 15: Vẽ tia sáng xuất phát từ A đến gương rồi phản xạ qua B. Trình bày cách vẽ? B A Câu 16. Một công trường xây dựng nằm ở giữa khu dân cư mà em đang sống. Hãy đề ra 4 biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn do công trường gây nên. ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đ/A D A B C A C D B D D A D D C B II. TỰ LUẬN Câu 15. A Cách vẽ: Vẽ ảnh A’ của A tạo bởi gương Nối A’ với B cắt gương tại I Nối AI ta có tia tới A’ Câu 16. Xây tường bao quanh công trường để chặn đường truyền tiếng ồn từ công trường Yêu cầu công trường không được làm việcvào giờ nghĩ ngơi Quy định mức độ to của âm phát ra từ công trường không được quá 80dB Đóng cửa nhà lúc công trường làm việc ..
Tài liệu đính kèm: