Giáo án môn Sinh vật 7 bài 15: Giun đất

Giáo án môn Sinh vật 7 bài 15: Giun đất

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

NGÀNH GIUN TRÒN

Bài 15. GIUN ĐẤT

(Môn sinh vật lớp 7)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hs nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của giun đất đại diện cha ngành giun đốt.

- Chỉ rỏ được đặc điểm tiến hóa hơn của giun đốt đối với giun tròn

2. Kĩ năng

- Kĩ năng quan sát hình ảnh, thu thập kiến thức

- Kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn

- Giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán kí sinh cho người và vật nuôi vật nuôi

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 7909Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh vật 7 bài 15: Giun đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD – ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu
Trường THPT Dân Tộc Nội Trú
Giáo viên: Nguyễn Hữu Thi
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
NGÀNH GIUN TRÒN
Bài 15. GIUN ĐẤT
(Môn sinh vật lớp 7)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hs nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của giun đất đại diện cha ngành giun đốt.
- Chỉ rỏ được đặc điểm tiến hóa hơn của giun đốt đối với giun tròn
2. Kĩ năng
- Kĩ năng quan sát hình ảnh, thu thập kiến thức
- Kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán kí sinh cho người và vật nuôi vật nuôi
II. Tiến trình dạy và học
1. Kiểm tra bài củ
2. Mở đầu bài giảng
Giun đất được chon là đại diện cho ngành giun đốt. Thông qua hoạt động, cấu tạo cảu giun đất, giúp Hs hiểu được đặc điểm chính về cấu tạo và lối sống của ngành giun đốt. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua 
Bài 15. GIUN ĐẤT
3. Giảng bài mới
Hoạt động 1
Tìm hiểu về hình dạng ngoài và cấu tạo trong của giun đất
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Cho Hs quan sát hình 15.1, 15.2 15.4, 15.5 nghiên cứu sgk và đặt câu hỏi.
+ Giun đốt có hình dạng ngoài như thế nào?
+ So với giun tròn thì giun đốt có điểm gì khác?
+ Hệ cơ quan mới của giun đốt có cấu tọa như thế nào?
- Giảng giải một số vấn đề.
+ Khoang cơ thể chình thức có chứa dịch
+ Thành cơ thể có lớp mô bì tiết chất nhầy
+ Dạ dạy có lớp cơ dày có khã năng o bóp.
+ Hệ thần kinh tập trung, chuổi hạch
+ Hệ tuần hoàn
- Quan sát hình, nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu nêu được
+ Hình dạng ngoài
+ Hệ cơ quan mới là hệ tuần hoàn.
1. Hình dạng ngoài
- Cơ thể hình trụ dài, thuôn hai đầu 
- Phân nhiều đốt, mỗi đốt có vòng tơ
- Da trơn
- Phần đầu có miệng.
- Phần đuôi có hậu môn.
- Có đai sinh dục và lỗ sinh dục
b. Cấu tạo trong
- Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch
- Hệ tiêu hóa phân hóa rõ: Lỗ miệng → hầu → thực quản → diều, dạ dày cơ → ruột → hậu môn
- Hệ tuần hoàn gồm: mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu, tuần hoàn kín.
- Hệ thần kinh gồm: chuổi hạch và dây thầ kinh.
Hoạt động 2
TÌm hiểu di chuyển của giun đốt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Cho Hs quan sát hình 15.3 nghiên cứu sgk và hoàn thành câu hỏi sgk
- Từ đó cho biết giun đất di chuyển như thế nào?
- Nghiên cứu sgk, quan sát hình trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu nêu được
+ Xác định được hướng di chuyển
+ Phân biệt được 2 lần thu mình phồng đầu, thu đuôi.
+ Vai trò của vòng tở ở mỗi đốt
- Cơ thể co duỗi xen kẽ
- Dùng toàn thân và vòng tơ làm chổ tựa, vươn đầu về phía trước, thu mình làm phồng đầu, thu đoạn đuôi
Hoạt động 3
Tìm hiểu dinh dưỡng của giun đất
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Cho Hs nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi.
+ Quá trình tiêu hóa của giun đất diễn ra như thế nào?
+ Vì sao khi trời mưa nước ngập, giun đất phải chui lên mặt đất?
+ Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra, đó là chất gì? sao có màu đỏ?
- Nghiên cứu sgk và hiểu biết của mình trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu nêu được
+ Do sự co bóp của dạ dày và hoạt động của các enzyme
+ Nước ngập giun đất không hô hấp được
+ Chât lỏng là màu do có O2 
- Dinh dưỡng: Thức ăn từ đất → lỗ miệng → hầu → diều → dạ dày → enzim biến đổi → ruột tịt → thải bã ra ngoài qua hậu môn
+ Chất dinh dưỡng qua thành ruột vào máu
- Hô hấp qua da
Hoạt động 3
Tìm hiểu sinh sản của giun đất
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Nội dung
- Cho hs nghiên cứu sgk, quan sát hình 15.6 và đặt câu hỏi.
+ Giun đất là sv lưỡng tính hay phân tính
+ Giun đất sinh sản như thế nào?
+ Tại sao gun đất lưỡng tính khi sinh sản lại ghép đôi?
- Quan sát hình 15.6, nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu nêu được
+ Miêu tả được hiện tượng ghép đôi.
+ Tạo kén
- Giun đất lưỡng tính
- Sinh sản hữu tính bằng ghép đôi trao đổi tinh dịch tại đai sinh dục\
- Đai sinh dục truột khỏi cơ thể tạo kén trứng.
4. Củng cố
- Đọc phần em có biết sgk
- Dọc phần ghi nhớ sgk
5. Dặn dò
- Làm các bài tập sgk
- Học bài củ
- Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docBÀI 15.doc