Đề kiểm tra học kì I Năm học: 2010 – 2011 Môn: Ngữ văn – khối 6 Thời gian: 90 phút

Đề kiểm tra học kì I Năm học: 2010 – 2011 Môn: Ngữ văn – khối 6 Thời gian: 90 phút

1/ Thông điệp nào được gửi gắm qua văn bản “Cuộc chia tay của ngững con búp bê”?

 A. Hãy yêu trẻ em

 B. Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình – mỗi người phải biết giữ gìn gia đình hạnh phú.

 C. Hãy cho trẻ đến trường

 D. Trẻ em là tương lai của đất nước.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 967Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Năm học: 2010 – 2011 Môn: Ngữ văn – khối 6 Thời gian: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD và ĐT
TP. Long Xuyên
Đề kiểm tra học kì I
Năm học: 2010 – 2011
Môn: Ngữ văn – khối 6
Thời gian: 90 phút
Chữ kí giám thị:
- Giám thị 1:
- Giám thị 2:
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Họ tên:..
Lớp:..
Điểm thi
Chữ kí giám khảo
Bằng chữ
Bằng số
- Giám khảo 1:.
- Giám khảo 2:.
I. Phần trắc nghiệm: (16 câu, đúng mỗi câu 0.25 điểm, tổng cộng 4 điểm)
	Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách ghi chữ cái trước câu trả lời đúng nhất vào tờ giấy làm bài.
	1/ Thông điệp nào được gửi gắm qua văn bản “Cuộc chia tay của ngững con búp bê”?
	A. Hãy yêu trẻ em	
	B. Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình – mỗi người phải biết giữ gìn gia đình hạnh phú.	
	C. Hãy cho trẻ đến trường	
	D. Trẻ em là tương lai của đất nước.
	2/ Hình ảnh “con cò” trong bài ca dao thể hệin điều gì về thân phận người nông dân xưa ?
	“Nước non lận đận một mình
	Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
	Ai làm cho bể kia đầy
	 Cho ao kia cạn cho gầy cò con.”
	A. Cuộc sống đầy trắc trở, khó nhọc, cay đắng	B. Cuộc sống nhỏ bé bị hắt hủi
	C. Cuộc sống cam chịu	D. Bị dồn nén đến đường cùng
	3/ Tìm đại từ trong bài ca dao trên?
	A. ao	B. gầy
	C. làm	D. Ai
	4/ Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa ?
	A. lên – xuống	B. đầy – cạn
	C. ao – bể	D. trước - sau
	5/ Từ “lận đận” trong bài ca dao trên thuộc loại từ?
	A. Từ láy	B. Từ ghép 
	C. Từ đơn	D. Từ Hán Việt
	6/ Tác giả bài thơ sau là:
	“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,
	Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
	Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
	Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
	Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
	Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
	Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
	Bác đến chơi đây, ta với ta !”
	A. Nguyễn Trãi	B. Nguyễn Khuyến
	C. Lý Thường Kiệt 	D. Trần Quang Khải	
	7/ Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
	A. Thất ngôn tứ tuyệt	B. Ngũ ngôn tứ tuyệt	
	C. Song thất lục bát 	D. Thất ngôn bát cú Đường luật 
	8/ Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
	A. Tự sự	B. Miêu tả
	C. Biểu cảm 	D. Nghị luận
	9/ Mục đích của văn biểu cảm là:
	A. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc	B. Kể toàn bộ sự việc
	C. Tái hiện sự vật 	D. Hình dung vật, việc
	10/ Bài thơ trên bày tỏ tình cảm gì?	
	A. Tình yêu thiên nhiên 	B. Tình yêu quê hương sâu nặng
	C. 	Tình bà cháu	D. Tình bạn đậm đà, thắm thiết, chân thành
	11/ Tìm thành ngữ được sử dụng ở bài thơ trên?
	A. Trẻ thời đi vắng	B. Ao sâu nước cả 
	C. Đầu trò tiếp khách	D. Cải chửa ra cây
	12/ Hai câu thơ sau trong bài thơ nào?
	“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
	Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
	A. Tiếng gà trưa 	B. Qua Đèo Ngang
	C. Rằm tháng giêng	D. Cảnh khuya
	13/ Nội dung được biểu hiện ở hai câu thơ trên là gì ?
	A. Cảnh núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng lung linh, sống động	
	B. Cảnh Đèo Ngang hoang vu
	C. Cảnh Côn Sơn yên ả, thanh bình	
	D. Cảnh đẹp hùng vĩ của thác núi Lư
	14/ Từ “lồng” trong câu “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” và từ “lồng” trong câu “Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên” là:
	A. Từ đồng nghĩa 	B. Từ trái nghĩa
	C. Từ đồng âm	D. Từ nhiều nghĩa
	15/ Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ?
	A. Tôi đến trường bằng xe đạp.	B. Mẹ tôi mới mua một chiếc tủ bằng gỗ rất đẹp.
	C. Hãy vươn lên bằng chính sức mình	D. Lòng tin của nhân dân
	16/ Tại sao các câu còn lại bắt buộc dùng quan hệ từ?
	A. Nếu bỏ quan hệ từ, câu văn không hay. 	
	B. Nếu bỏ quan hệ từ, câu văn ngắn.
	C. Nếu bỏ quan hệ từ, câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.	
	D. Nếu bỏ quan hệ từ, câu văn có nhiều nghĩa.
II. Phần tự luận: (6điểm)
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
	Đề 1: Cảm nghĩ về ngôi trường : “xanh – sạch”.
	Đề 2: Cảm xúc về người thân.
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm: (16 câu, mỗi câu đúng 0.25 điểm, tổng cộng 4 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
B
A
D
C
A
B
D
C
A
D
B
D
A
C
B
C
II. Phần tự luận: (6 điểm) 
Đề 1:
	Hình thức: (1 điểm)
	- Bố cục đầy đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
	- Chữ viết rõ ràng, ít sai chính tả, diễn đạt rõ ý.
	Nội dung: (5 điểm)
	1/ Mở bài: 
	Giới thiệu ngôi trường
	Lí do yêu thích?
	2/ Thân bài: (bày tỏ tình cảm, cảm xúc về ngôi trường)
	- Miêu tả khái quát về ngôi trường à bày tỏ cảm xúc
	- Miêu tả chi tiết: xanh – sạch à bộc lộ cảm xúc
	- Nhớ lại việc làm góp phần tạo môi trường xanh – sạch của bản thân và mọi người à bày tỏ cảm xúc.
	3/ Kết bài: 
	- Suy nghĩ khi được sống ở ngôi trường có không khí trong lành?
	- Mong ước? Làm gì góp phần vào việc cải thiện môi trường sống?
Đề 2:
	Hình thức: (1 điểm)
	- Bố cục đầy đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
	- Chữ viết rõ ràng, ít sai chính tả, diễn đạt rõ ý.
	Nội dung: (5 điểm)
	1/ Mở bài:
	Giới thiệu được người thân là ai?
	Lí do vì sao em yêu thích?
	2/ Thân bài: 
	- Miêu tả được đặc điểm, hình dáng, tính cách đặc biệt khiến em có ấn tượng tốt => bày tỏ cảm xúc.
	- Nhớ lại (gợi lại) kỉ niệm hoặc việc làm tốt đối với bản thân, đối với mọi người => bày tỏ cảm xúc
	3/ Kết bài: 
	Khẳng định lại tình cảm của bản thân đối với người thân, đưa ra mong ước.
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vậng dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn học
4
1đ
3
0,75đ
7
1,75đ
Tiếng Việt
6
1,5đ
1
0,25đ
7
1,75đ
Tập làm văn
2
0,5đ
1
6đ
2
0,5đ
1
6đ
Tổng cộng
4đ
6đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi van 7 HK1Nguyet.doc