Đề kiểm tra học kì II môn: Lịch sử 8

Đề kiểm tra học kì II môn: Lịch sử 8

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ 8

I. TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM)

1.(0.25đ) Thực dân Pháp lấy cớ gì để xâm lược Việt Nam ?

A. Thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường

B. Giúp nhân dân Việt Nam lật đổ triều Nguyễn

C. Bảo vệ đạo Gia-tô

D. Triều Nguyễn thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời ,lạc hậu

2. (0.25đ) Thực dân Pháp chọn đâu làm mục tiêu tấn công đầu tiên vào nước ta?

A. Huế B. Hà Nội C. Đà Nẵng D. Gia Định

 

doc 7 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 3056Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn: Lịch sử 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA LỊCH SỬ 8
Tên Chủ đề (nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX
Nguyên nhân ,nguyên cớ thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
Mục tiêu tấn công của thực dân Pháp
Tinh thần chiến đấu của nhân dân ta
Các hiêp ước được kí kết
Phong trào cần vương, Yên thế
Nguyên nhân dẫn đến các đề nghị cải cách
Trình bày những hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa Hương Khê
Lý giải vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào cần Vương
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu:12
3 điểm
Sốcâu:2/3
2 điểm
Số câu:điểm
 Sốcâu2/3
2điểm
Số câu
Số điểm
Số câu1/3
Số điểm1
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu:13
6điểm
2. xã hội Viêt Nam từ năm 1897 đến năm 1918
.
- Các chính sach kinh tế mà thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam. Mục đích của các chính sách đó là gì
- Rút ra hậu quả đối với nền kinh tế nước ta
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu:
 điểm
Số câu:
điểm
Số câu:
điểm
Số câu3/4
3 điểm
Số câu
Số điểm
Số câu:1/4
1iểm
Số câu điểm
Số câu
Số điểm
Số câu:1
điểm4
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu12
điểm3
30%
Số câu 2/3+3/4
5điểm
50%
Số câu1/4+1/3
2 điểm
 20%
Số câu
10 điềm
100%
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ 8
I. TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM)
1.(0.25đ) Thực dân Pháp lấy cớ gì để xâm lược Việt Nam ?
A. Thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường	
B. Giúp nhân dân Việt Nam lật đổ triều Nguyễn	
C. Bảo vệ đạo Gia-tô	
D. Triều Nguyễn thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời ,lạc hậu
2. (0.25đ) Thực dân Pháp chọn đâu làm mục tiêu tấn công đầu tiên vào nước ta?
A. Huế	B. Hà Nội	C. Đà Nẵng	D. Gia Định
3. (0.25đ) “ Bình Tây Đại Nguyên Soái” là danh hiệu nhân dân phong cho thủ lĩnh:
A. Nguyễn Hữu Huân	B. Trương Định	C. Nguyễn Trung trực	D. Tôn Thất Thuyết
4. (0.25đ) Theo em Hiêp ước Giáp Tuất ( 15.3.1874) triều đình Huế đã:
A. Chính thức thừa nhận cho Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông Nam Kì
B. Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ nước Việt Nam
C. Chính thức thừa nhận cho Pháp chiếm đóng 6 tỉnh Nam Kì
D. Thừa nhận nền bảo hộ của Pháp đối với Bắc Kỳ
5. (0.25đ) Sau khi Ri-vi-e bị giết tại Cầu Giấy (19.5.1883), thực dân Pháp đã hành động:
A. Rút khỏi Bắc Kỳ	B. Mở cuộc đàm phán mới với triều đình Huế
C. Đem quân tấn công vào Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng
D. Án binh bất động chờ thời cơ mới
6. (0.25đ) Cuộc phản công quân Pháp thất bại là do:
A. Thiếu tinh thần chiến đấu	B. Bị thực dân Pháp tấn công trước
C. Chưa có sự chuẩn bị kĩ càng, Pháp có ưu thế về lực lượng , vũ khí
D. Tất cả các ý trên
7. (0.25đ) Ở Khánh Hòa, trong số các sĩ phu, văn thân dưới đây, ai được phong là “Bình Tây Đại tướng”?
A. Nguyễn Khanh	B. Trịnh Phong	C. Trần Đường	D. Trương Định
8. (0.25đ) Thành phần nào sau đây không tham gia vào phong trào Cần Vương?
A. Nông dân	B. Văn thân,sĩ phu	
C. Quân đội triều Nguyễn	D. Dân tộc ít người
9. (0.25đ) Hiệp ước nào sau đây chấm dứt sự tồn tại của triều đình nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập:
A. Nhâm Tuất	B. Giáp Tuất	
C. Pa-tơ-nốt	D. Hác-măng
10. (0.25đ) Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Đình là ai?
A. Nguyễn Thiện Thuật	B. Phạm Bành và Đinh Công Tráng
C. Phan Đình Phùng	D. Hoàng Hoa Thám
11. (0.25đ) Cuộc chiến đấu ở cứ điểm Ba Đình yếu ở chỗ nào?
A. Phòng thủ không kiên cố	B. Dễ bị cô lập ,khó rút lui
C. Có thể chiến đấu lâu dài với địch	D. Tinh thần chiến đấu kém
12. (0.25đ) Nguyên nhân dẫn đến các đề nghị cải cách nửa cuối thế kỉ XIX không được thực hiện:
A. Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, từ chối cải cách
B. Người đề xướng thiếu quyết tâm cải cách
C. Các cải cách còn nhỏ, lẻ tẻ, rời rạc
D. Ý A và C
II. TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)
(3đ) Trình bày những hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Lý giải vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
(4đ) Trình bày các chính sách kinh tế mà thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Mục đích của các chính sách đó là gì? Hậu quả đối với nền kinh tế nước ta ra sao?
ĐÁP ÁN:
I. TRẮC NGHIỆM: (3ĐIỂM)
1.C	2.C	3.B	4.C	5.C	6.C	
7.B	8.C	9.C	10.B	11.B	12.D
II. TỰ LUẬN(7 ĐIỂM)
Học sinh cần trả lời được những ý như sau:
1.(3đ) Về cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885- 1895):
- Lãnh đạo cao nhất là: phan Đình Phùng
- Căn cứ chính: hương Khê (Hà Tĩnh)
- Địa bàn hoạt động rộng trên 4 tỉnh 
- Diễn biến chính: chia làm 2 giai đoạn:
	+ GDD: Từ 1885- 1888: là thời kì xây dựng lực lượng
	+ GĐ 2: từ 1889 -1895: là thời kì chiến đấu ác liệt, đẩy lùi nhiều đợt hành quân càn quét của địch
Kêt quả: Bị dập tắt
Vì cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng, chế tạo được vũ khí , thời gian chiến đấu dài, có nhiều trận đánh lớn, Pháp vất vả mới đàn áp được
2.(4đ) Các chính sách kinh tế:
- Nông nghiệp: Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất
- Công nghiệp: Tăng cường khai thác mỏ để xuất khẩu kiếm lời
- Xây dựng hệ thống giao thông vận tải để phục vụ cho việc bóc lột và đàn áp
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Viêt Nam
- Tài chính: tăng thêm nhiều thứ thuế mới và đánh thuế nặng
* Mục đích: HS trả lời được
Nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Việt Nam làm giàu cho chính quốc
* Hậu quả:
	- Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt
	- Nông nghiệp giẫm chân tại chỗ
	- Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng
Nền kinh tế Việt am cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu
MA TRẬN ĐỀ
Môn: GDCD 7
Nội dung chủ đề
( Mục tiêu)
Các cấp độ tư duy
Tổng cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1.Sống và làm việc có kế hoạch
TNC2(0.25)
0.25
2.Quyền được bảo vệ ,chăm sóc và giáo dục của trẻ em Viêt Nam
TNC1(0.25)
TNC3(0.25)
TNC4(0.25)
TNC5(0.25)
TNC12(0.25)
1.25
3.Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
TNC6(0.25)
TNC8(0.25)
0.5
4. Bảo vệ di sản văn hóa
TNC7(0.25)
TLC1(3)
3.25
5.Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
TNC9(0.25)
TLC2(1)
TLC3(1)
TLC2(1)
TLC3(1)
4.25
6.Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
TNC10(0.25)
TNC11(0.25)
0.5
Tổng Số câu
12
1+1/2+1/2
1/2+1/2
15
Tổng số điểm
3
5
2
10
Tỉ lệ
30%
50%
20%
100%
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: GDCD 7
I. TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM)
1. (0.25đ) Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam được nhà nước ban hành vào năm:
a. 1989	b. 1990	c. 1991	d.1992
2. (0.25đ) Cách sống và làm việc nào sau đây là có kế hoạch
a. Thích làm gì thì làm	b. Làm khi có sự nhắc nhở	
c. Giờ nào việc nấy	d. Chỉ làm khi nào thấy trong người thoải mái
3. (0.25đ) Hành vi nào sau đây là vi phạm quyền của trẻ em:
a. Làm khai sinh cho trẻ	b. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện
c. Đánh đập,hành hạ trẻ em	d.Cho trẻ đến trường
4(0.25đ) . Hành vi nào sau đây là thực hiện tốt bổn phận của trẻ em
a. Làm bất cứ việc gì mà mình muón	b. Uống rượu bianhư người lớn
c. Bỏ học khi thấy bố mẹ thiếu quan tâm	d. Yêu quý ,kính trọng ông bà, cha mẹ
5. (0.25đ) Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa ,lôi kéo vào con đường phạm tội ( ví dụ : trộm cắp) em sẽ làm gì?
a. Im lặng bỏ qua	b. Nói với bố mẹ và thầy cô trong trường và đề nghị giúp đỡ
c. Biết là sai nhưng vì bị đe dọa nên sợ , phải làm theo lời dụ dỗ
d. Lôi kéo thêm một số bạn làm theo lời dụ dỗ
6. (0.25đ) Việc làm nào sau đây là bảo vệ môi trường:
a. Phun thuốc diệt trừ tất cả các loại côn trùng	b. Đổ chất thải và rác thải ra biển
c. Hạn chế sử dụng các bao bì ni lông	d. Phá rừng làm nương rẫy
7. (0.25đ) Hành vi nào sau đây là bảo vệ các di sản văn hóa:
a. Vẽ bậy, viết bậy lên các di tích văn hóa	b. Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu
c. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh	d. Lấy cắp cổ vật
8. (0.25đ)Hằng năm Liên Hợp Quốc chọn ngày nào làm ngày môi trường thế giới
a. 05/05	b. 05/06	c.06/05 	d. 06/06
9. (0.25đ) Việc làm nào sau đây là thể hiện sự mê tín:
a. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên	b. Đi lễ chùa	
	c. Đi lễ nhà thờ	d. Xem bói
10. (0.25đ)Quốc hội là; 
a. Cơ quan hành chính cao nhất	b. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
c. Cơ quan xét xử	d. Cơ quan kiểm sát
11. (0.25đ) Ủy ban nhân dân là do:
a. Ủy ban nhân dân cấp trên bầu ra	b. Nhân dân bầu ra
c. Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra 	d. Quốc hội bầu ra
12. (0.25đ) Từ nào còn thiếu trong câu ca dao sau:
	Có .có thì hơn
	Không ..không như đờn không dây
a. anh – em	b. vợ -chồng	c. cha – mẹ	d. cô- chú
II. TỰ LUẬN(7 ĐIỂM):
1.Di sản văn hóa là gì? Em hãy kể tên 4 Di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (3đ)
2. Mê tín dị đoan là gì ? nêu một số việc làm thể hiện sự mê tín dị đaon mà em biết (2đ)
3.(2đ) Điền vào chỗ trống bằng các từ cho sẵn để hoàn chỉnh câu ca dao sau:
Miệng, mừng , vui, mồm, đen, trắng
	Quẻ này có động!
Nhà này có quái trong nhà
	Có con chó đực cắn ra đằng 
	Nhà bà có con chó
	Người lạ nó cắn, người quen nó .
Câu ca dao trên nói đến vấn đề gì?
*Đáp án:
I. Trắc nghiệm(3đ):
	1.c	2.c	3.c	4.d	5b	6c	7c	8b	9d	10b	11c	12c
II. Tự Luận (7đ)
1.(3đ) DSVH bao gồm DSVH phi vât thể và DSVH vật thể, là sản phẩm tinh thần , vật chất có giá trị lịch sử ,văn hóa , khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác
- HS có thể kể: Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Cố Đô Huế, Vịnh Hạ Long..
2.(2đ) Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên gây hậu quả xấu cho cá nhân , gia đình, cộng đồng. Vì vậy phải đấu tranh chống me tín dị đoan
3.(2đ) cần điền: Mồm, đen, mừng. Hành vi xem bói thể hiện sự mê tín.

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra hkII su gdcd7.doc