Đề kiểm tra học kì II môn: Sinh học lớp 9

Đề kiểm tra học kì II môn: Sinh học lớp 9

Đề bài:

I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm)

 Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

 Chương “Sinh vật và môi trường” trong sinh học lớp 9 đề cập vấn đề nào sau đây?

 a) Mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường.

 b) Sự thích nghi của sinh vật với môi trường về hình thái cấu tạo và hoạt động sống.

 c) Ứng dụng của các kiến thức về sinh vật và môi trường trong thực tiễn sản xuất và bảo vệ môi trường.

 d) Cả a, b và c đúng.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn: Sinh học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II
Môn: Sinh Học
Lớp 9
(Thời gian 45 phút không kể chép đề)
Điểm
Họ và tên:.................Lớp: 9.........
Trường: Trung học cơ sở Gia Hội
Đề bài:
I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm)
 Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
 Chương “Sinh vật và môi trường” trong sinh học lớp 9 đề cập vấn đề nào sau đây?
 a) Mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường.
 b) Sự thích nghi của sinh vật với môi trường về hình thái cấu tạo và hoạt động sống.
 c) ứng dụng của các kiến thức về sinh vật và môi trường trong thực tiễn sản xuất và bảo vệ môi trường.
 d) Cả a, b và c đúng.
 Câu 2: Hãy sắp xếp các thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C trong Bảng sau. 
Nhóm động vật (A)
Thời gian hoạt động (B)
Ghi kết quả (C)
1. Nhóm động vật ưa sàng
a. Hoạt động ban đêm, sống trong đất trong hang, ở đáy biển sâu.
1...................
2. Nhóm động vật ưa tối
b. Hoạt động cả ngày và đêm
2...................
c. Hoạt động ban ngày.
 Câu 3: Điền cụm từ phu hợp vào chỗ trống trong câu sau:
“Giới hạn sinh thái là ...................................................của cơ thể sinh vật đối với nhân tố sinh thái nhất định.”
II. Tự luận: (8,0 điểm)
 Câu 1: (2,0 điểm) cho lưới thức sau:
 Châu chấu Rắn
 Cây xanh ếch Vi khuẩn
 Sâu ăn lá Chim ăn sâu.
 Hãy viết chuỗi thức ăn có thể có trong lưới thức ăn trên.
Câu 2: (4,0 điểm) Ô nhiễm môi trường là gì? Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường? Hậu quả của ô nhiễm môi trường? Em hãy nêu các biện pháp hạn chề ô nhiễm môi trường?
Câu 3: (2,0 điểm) Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào?
đáp án
Điểm
Nội dung cho điểm
0,5
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
1,0
I.Trắc nghiệm: (2,0 điểm). (Mỗi ý đúng 0,5 điểm)
 Câu 1 – d
 Câu 2 : 1 - c 
 2 – a
 Câu 3 : Giới hạn chịu đựng
II.Tự luận: ( 8,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
 - Cây xanh --> Châu chấu --> Rắn --> Vi khuẩn.
 - Cây xanh --> Châu chấu --> ếch --> Vi khuẩn 
 - Cây xanh --> Châu chấu --> ếch --> Rắn --> Vi khuẩn .
 - Cây xanh --> Sâu ăn lá --> Chim ăn sâu --> Vi khuẩn.
Câu 2: ( 4,0 điểm)
- Ô mhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý,hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Những hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường như: Ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, chất thải trong sinh hoạt, chất thải từ bệnh viên, sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, do hậu quả của chiến tranh, chất thải phóng xạ ....
- Hậu quả của ô nhiễm môi trường là: Gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác, tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật phát triển ....
- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường như: 
+ Xử lý chất thải cônh nghiệp và chất thải sinh hoạt, cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít ô nhiễm.
+ Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời ...
+ Trồng cây gây rừng, xây dựng nhiều công viên cây xanh để hạn chế bụi và điều hoà khí hậu ...
+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm ...
Câu 3: (2,0 điểm) 
- Tài nguyên không tái sinh là nguần tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần như tài nguyên khoáng sản...
- Tài nguyên tái sinh là tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh và ngày càng phong phú hơn nếu được quản lý tốt, như tài nguyên đất, nước, sinh vật, biển và tài nguyên nông nghiệp.
 (Câu 2 phần tự luận HS có thể nêu các biện pháp ô nhiễm môi trường khác cũng cho điểm tối đa).

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi hoc ky 2 Sinh 9.doc