Câu 1(1,5 điểm)
a) Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách nào? Vật nhiễm điện có khả năng gì?
b) Treo các quả cầu đã nhiễm điện bằng các sợi chỉ mảnh. Lần lượt đưa quả cầu C nhiễm điện âm đến gần quả cầu A thì chúng hút nhau, lại gần quả cầu B thì chúng đẩy nhau. Hỏi A và B mang điện tích gì? Vì sao?
Câu 2(3 điểm)
a) Kể tên các tác dụng của dòng điện và trình bày những biểu hiện của các tác dụng này?
b) Khi các dụng cụ điện sau đây hoạt động, dòng điện chạy qua các dụng cụ đó có tác dụng gì (tác dụng có ích)?
+ Bàn là điện.
+ Máy quạt.
PHÒNG GD – ĐT KIM SƠN TRƯỜNG THCS KIM TRUNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN THI : VẬT LÝ 7 (Đề này gồm 4 câu.Thời gian làm bài : 45 phút) Câu 1(1,5 điểm) a) Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách nào? Vật nhiễm điện có khả năng gì? b) Treo các quả cầu đã nhiễm điện bằng các sợi chỉ mảnh. Lần lượt đưa quả cầu C nhiễm điện âm đến gần quả cầu A thì chúng hút nhau, lại gần quả cầu B thì chúng đẩy nhau. Hỏi A và B mang điện tích gì? Vì sao? Câu 2(3 điểm) a) Kể tên các tác dụng của dòng điện và trình bày những biểu hiện của các tác dụng này? b) Khi các dụng cụ điện sau đây hoạt động, dòng điện chạy qua các dụng cụ đó có tác dụng gì (tác dụng có ích)? + Bàn là điện. + Máy quạt. Câu 3(2 điểm) Trên một bóng đèn có ghi 6V, em hiểu như thế nào về con số ghi trên bóng đèn? bóng đèn này có thể sử dụng tốt nhất với hiệu điện thế bao nhiêu? - + Đ1 A1 A2 A Đ2 Câu 4(3,5 điểm) Cho mạch điện theo sơ đồ hình vẽ. Biết ampe kế A2 chỉ 0,3A. Tính số chỉ của ampe kế A1 khi ampe kế A chỉ 1A Nếu ampe kế A1 chỉ 0,5V thì số chỉ của ampe kế A là bao nhiêu? PHÒNG GD – ĐT KIM SƠN TRƯỜNG THCS KIM TRUNG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN THI : VẬT LÝ 7 (Đề này gồm 4 câu.Trong 01 trang) Câu 1(1,5 điểm): a) Có thể làm nhiễm điện một vật bắng cách cọ xát. (0,5 điểm) Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện. b) A và C hút nhau chứng tỏ A và C nhiễm điện khác loại. Mà C nhiễm điện âm nên A nhiễm điện dương (0,5 điểm) - B và C đẩy nhau chứng tỏ B và C nhiễm điện cùng loại. C nhiễm điện âm nên B cũng nhiễm điện âm.(0,5 điểm) Câu 2(3 điểm): a) - Dòng điện có các tác dụng là: Nhiệt, quang, từ, hóa học, sinh lí (2,5 điểm) - Những biểu hiện: + Tác dụng quang: Dòng điện có thể làm phát sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. + Tác dụng nhiệt: Khi dòng điện chạy qua vật dẫn điện thì nó làm vật dẫn đó nóng lên. + Tác dụng từ: Dòng điện chạy qua ống dây có tác dụng làm kim nam châm lệch ra khỏi vị trí cân bằng hoặc hút các vật bằng sắt hay thép. + Tác dụng hóa học: Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì sau một thời gian, thỏi than (nhúng trong dung dịch muối đồng) nối với cực âm của nguồn điện được phủ một lớp đồng. Hiện tượng đồng tách từ dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua, chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học. + Tác dụng sinh lí: Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ làm các cơ của người bị co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. b) + Bàn là điện: Tác dụng nhiệt (0,25 điểm) + Máy quạt: Tác dụng từ (0,25 điểm) Câu 3(2 điểm): Giá trị 6V cho biết hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn để đèn sáng bình thường (Hiệu điện thế định mức của bóng đèn).(1 điểm) - Bóng đèn này sử dụng tốt nhất với hiệu điện thế 6V (1 điểm) Câu 4(3,5 điểm) Vì mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song nên I = I1 + I2. Với I2 = 0,3A (0,5 điểm) I = 1A suy ra I1 = I – I2 = 1 – 0,3 = 0,7A (1,5 điểm) I1 = 0,5 suy ra I = I1 + I2 = 0,3 + 0,5 = 0,8A (1,5 điểm) KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Tên Chủ đề Nhận biết (tự luận) Thông hiểu(tự luận) Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1/ Sự nhiễm điện do cọ xát. Hai loại điện tích. Dòng điện - Nguồn điện. Chất dẫn điện, chất cách điện. Sơ đồ mạch điện. Các tác dụng của dòng điện. 1. Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện. 2.Nêu được dòng điện là dòng các hạt điện tích dịch chuyển có hướng. 3.Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể tên các nguồn điện thông dụng là pin, acquy. 4.Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua và vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua. 5.Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng. 6. Nêu được quy ước về chiều dòng điện. 7. Nêu được các tác dụng của dòng điện 8. Nêu được dòng điện có tác dụng nhiệt và biểu hiện của tác dụng này. Nêu được ví dụ cụ thể 9.Nêu được tác dụng quang của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này. Nêu được ví dụ cụ thể 10. Nêu được tác dụng từ của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này. Nêu được ví dụ cụ thể 11. Nêu được tác dụng hóa học của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này. Nêu được ví dụ cụ thể 12. Nêu được biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện. Nêu được ví dụ cụ thể 13. Vận dụng giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát. 14. Vận dụng giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới các tác dụng của dòng điện. 15. Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước. Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho. Số câu hỏi 1 1 1 3 Số điểm % 1,5 15% 3,0 30% 3,0 30% 7,5 75% 2/ Cường độ dòng điện – Hiệu điện thế. An toàn điện . 20. Biết được số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện là giá trị hiệu điện thế định mức Một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ. 21. Biết số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện. Biết ý nghĩa số ampe ghi trên cầu chì. 22. Nêu được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp. 23. Nêu được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch song song. . Số câu hỏi 1 1 Số điểm: % 2,5 25% 2,5 25% Tổng số câu 1 2 1 4 Tổng Số điểm % 1,5 15% 5,5 55% 3,0 30% 10,0 100% Kim Trung, ngày 05 tháng 5 năm 2011 TM. Ban giám hiệu Duyệt của tổ chuyên môn Người ra đề Nguyễn Quốc Mạnh Mai Thị Thơ Trần Văn Vương
Tài liệu đính kèm: