Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lí lớp 9

Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lí lớp 9

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÍ LỚP 9

Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra

a. Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 34 theo PPCT (sau khi học xong bài 32).

b. Mục đích:

Đối với học sinh:Kiểm tra lại hệ thống kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 32

Đối với giáo viên: Nắm được kết quả học tập của học sinh để từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra

 Kết hợp TNKQ và Tự luận (50% TNKQ, 50% TL)

Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra.

 a/ TÍNH TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PPCT

 

doc 8 trang Người đăng vultt Lượt xem 899Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lí lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD HUYỆN BÙ ĐỐP
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÍ LỚP 9
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 34 theo PPCT (sau khi học xong bài 32).
Mục đích:
Đối với học sinh:Kiểm tra lại hệ thống kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 32
Đối với giáo viên: Nắm được kết quả học tập của học sinh để từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra 
 Kết hợp TNKQ và Tự luận (50% TNKQ, 50% TL)
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra.
	a/ TÍNH TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PPCT
NỘI DUNG
TỔNG SỐ TIẾT
LÍ THUYẾT
TỈ LỆ THỰC DẠY
TRỌNG SỐ
LT
VD
LT
VD
Điện học
20
12
8,4
14
17,6
41,2
Điện từ học
14
10
7
9
14,7
26,5
TỔNG
34
22
15,4
23
32,3
67,7
b/ TÍNH SỐ CÂU HỎI VÀ ĐIỂM SỐ CHỦ ĐỀ KIỂM TRA
NỘI DUNG
TRỌNG SỐ
SỐ LƯỢNG CÂU
ĐIỂM SỐ
TỔNG SỐ
TL
1/.điện học
17,6*34%
6
2 (3)
15’
3
15’
2/. Điện từ học
14,7*34%
5
2 (2,5)
10’
2,5
10’
1/.điện học
41,2*34%
14
1(3)
15’
3
15’
2/.điện từ học
26,5*6%
9
1(1,5)
5’
1,5
5’
TỔNG
100%
31
6
45’ 
10
45’
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1, MÔN VẬT LÍ LỚP 9.
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương 1. Điện học
20 tiết
1. Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó. 
2. Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì.
3. Phát biểu được định luật Ôm đối với một đoạn mạch có điện trở. 
4. Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở.
5. Nhận biết được các loại biến trở.
6. Viết được các công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch.
7. Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. 
8. Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Jun – Len-xơ.
9. Nêu được tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì.
10. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. Nêu được các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau.
11. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. Sử dụng được biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
12. Nêu được ý nghĩa các trị số vôn và oat có ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng.
13. Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là, nam châm điện, động cơ điện hoạt động.
14. Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn điện và sử dụng tiết kiệm điện năng.
15. Xác định được điện trở của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế.
16. Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần.
17. Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và với vật liệu làm dây dẫn.
18. Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp hoặc song song với các điện trở thành phần.
19. Vận dụng được công thức R = và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn.
20. Vận dụng được định luật Jun – Len-xơ để giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan.
21. Vận dụng được các công thức = UI, A = t = UIt đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng.
22. Vận dụng được định luật Ôm và công thức R = để giải bài toán về mạch điện sử dụng với hiệu điện thế không đổi, trong đó có mắc biến trở.
Số câu hỏi
4câu
C1.1,C4.2,C5.3
3
5
2
3
2
19
Số điểm
1,0
0,75
1,25
2
0,75
3
Chương 2. Điện từ học
12 tiết
23. Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm. 
24. Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn. 
25. Phát biểu được quy tắc nắm tay phải về chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.
26. Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện và chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này.
27. Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều.
28. Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều.
29. Biết sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí.
30. Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính.
31. Mô tả được thí nghiệm của Ơ-xtét để phát hiện dòng điện có tác dụng từ.
32. Mô tả được cấu tạo của nam châm điện và nêu được lõi sắt có vai trò làm tăng tác dụng từ.
33. Mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ.
34. Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín
35. Giải thích được hoạt động của nam châm điện.
36. Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường. 
37. Giải thích được nguyên tắc hoạt động (về mặt tác dụng lực và về mặt chuyển hoá năng lượng) của động cơ điện một chiều.
38. Xác định được các từ cực của kim nam châm.
39. Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác.
40. Vẽ được đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm chữ U và của ống dây có dòng điện chạy qua.
41. Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.
42. Vận dụng được quy tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia.
Số câu hỏi
5
Số điểm
1,25
TS câu hỏi
9
3
12
24
TS điểm
2,25
0,75 
7 
10,0 (100%)
Đề Kiểm Tra Chất Lượng Học Kì I
Năm Học: 2010-2011. Môn: Vật Lí 9. Thời Gian: 45 Phút
I – Trắc nghiệm (5đ):
Câu 1: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 9V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0.6A. Nếu hiệu điện thế lên đến 18V thì cường độ dòng điện là ?
a/ 0.6A ; 	b/ 1.2A ; 	c/ 0.3A ;	 d/ Một kết quả khác
Câu 2: Cho hai điện trở R1=12Ω, R2=18Ω mắc nối tiếp vào nguồn điện U=15V. Hãy chọn kết quả không đúng trong các kết quả sau:
a/ Điện trở tương đương trong mạnh là 30Ω
b/ Cường độ dòng điện qua các điện trở là 0.5A
c/ Hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là 6V
d/ Hiệu điện thế giữa hai đầu R2 cũng là 6V
Câu 3: Đối với mỗi dây dẫn, thương số U/I có chỉ số:
a/ Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế	b/ Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện
c/ Không đổi	d/ Tăng khi hiệu điện thế tăng 
Câu 4: Cho hai điện trở R1=R2=60Ω mắc song song. Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
a/ Rtđ=360Ω ;	 b/ Rtđ=240Ω ; 	c/Rtđ=120Ω ; 	d/ Rtđ= 30Ω
Câu 5: Ba điện trở giống nhau R1=R2=R3. Hỏi có bao nhiêu cách ghép đồng thời ba điện trở trên vào một mạch điện mà điện trở tương đương của mỗi cách có giá trị khác nhau ?
a/ 5 cách ;	 	b/ 4 cách ; 	c/ 3 cách ; 	d/ 2 cách
Câu 6: Một đoạn dây đồng dài 12m, tiết diện 0.2mm2. Điện trở dây đồng sẽ có giá trị:
a/ R=0.102Ω ; 	b/ R=1.02Ω ; 	c/ R=102Ω ;	 d/ Một giá trị khác
Câu 7: Hai dây dẫn đồng chất có cùng chiều dài và có điện trở R1, R2. Tiết diện của dây thứ nhất lớn hơn tiết diện của dây thứ hai 5 lần. Vậy thì:
a/ R1=5R2 ; 	b/ R2=5R1 ;	 c/ R1=R2 ; 	d/ Không so sánh được
Câu 8: Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế 3V thì dòng điện qua nó có cường độ 0.2A. Công suất tiêu thụ của bóng đèn là:
a/ P=0.6J ;	 b/ P=15W ; 	c/ P=0.6W ; 	d/ Một giá trị khác
Câu 9: Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức 220V được mắc vào hiệu điện thế 180V. Hỏi độ sáng của đèn thế nào ?
a/ Đèn sáng bình thường 	b/ Đèn sáng yếu hơn mức bình thường
c/ Đèn sáng mạnh hơn mức bình thường	d/ Đèn không sáng
Câu 10: Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua được tính theo công thức:
a/ Q=IRt ; 	b/ Q=I2Rt ; 	c/ Q=IR2t ; 	d/ Q=IRt2
Câu 11: Từ trường không tồn tại ở:
a/ Xung quanh nam châm 	b/ Xung quanh dòng điện
c/ Xung quanh điện tích đứng yên	d/ Xung quanh Trái Đất
Câu 12: Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ chiều của:
a/ Đường sức từ 	b/ Lực điện từ
c/ Dòng điện 	d/ Cực Nam Bắc
Điền vào chỗ trống để được câu đúng bằng cách chọn một trong các từ sau:
a/ Nhiễm từ	b/ 1KWh 	c/ Kim Nam châm 	d/ Điện năng
e/ Dây dẫn	f/ Vòng dây	g/ Dòng điện 	h/ Điện trở
Câu 13: Chiều quy ước của đường sức từ là chiều từ cực Nam sang cực Bắc của_____________đặt trên đường sức từ đó.
Câu 14: Sắt thép đặt trong từ trường đều bị_____________
Câu 15: Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện hoặc tăng số_____________
Câu 16: Quy tắc bàn tay trái dùng để xác định chiều lực điện từ tác dụng lên_____________mang dòng điện.
Câu 17: Công của dòng điện là số đo phần_____________biến đổi thành các dạng năng lượng khác.
Câu 18: Biến trở là một_____________có thể thay đổi được giá trị điện trở của nó.
Câu 19: Công tơ điện là thiết bị dùng để đo công của_____________
Câu 20: Mỗi số đếm trên công tơ là_____________
II – Tự luận (5đ):
Câu 1: ( 2đ) Ba điện trở R1 = 10 Ω; R2= R3= 20 Ω được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế 12V. 
a)Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính và qua từng mạch rẽ.
Câu 2: (2đ) Hai điện trở R1=30Ω và R2=15Ω mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi và bằng 9V.
a/ Tính cường độ dòng điện qua mạch.
b/ Tìm hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
Câu 3: (1đ) Cho 4 điện trở R1=R2=4Ω; R3=R4=1Ω. Em hãy ghép 4 điện trở trên thành một mạch điện sao cho điện trở tương đương của đoạn mạch đó là Rtđ=1Ω. (Vẽ sơ đồ)
----Hết----
Đáp Án Chấm:
I – Trắc nghiệm:
20 câu x 0.25 đ = 5 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp Án
b
d
c
d
b
b
b
c
b
b
c
c
c
a
f
e
d
h
g
b
II – Tự luận: 
Câu 1: (2 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
a/ Điện trở tương đương của đoạn mạch:
 Rtđ= R1 + R2 = 30 + 15 = 45Ω (0.5đ)
Cường độ dòng điện qua mạch: 
 (0.5đ)
b/ Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 và R2:
 U1 = I.R1 = 0.2 x 30 = 6V (0.5đ)
 U2 = I.R2 = 0.2 x 15 = 3V (0.5đ)
c/ Cường độ định mức của đèn:
 (0.25đ)
Điện trở của đèn thay thế:
 (0.25đ)
Điện trở tương đương của đoạn mạch mới:
 R’td = Rd + R2 = 15 + 15 = 30Ω (0.25đ)
Cường độ dòng điện thực tế qua đèn:
 (0.25đ)
Vì: Itt < Idm nên đèn sáng yếu hơn mức bình thường.
Câu 3: (1 điểm)
Sơ đồ ghép 4 điện trở: R1
 R3 R4
 A 	 B (0,5đ)
 R2
R3,4= R3 + R4= 1 + 1 = 2Ω (0.25đ)
Điện trở tương đương toàn mạch:
Rtđ = 1Ω (0.25đ)
----Hết----

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÍ LỚP 9- PGD BU DOP.doc