Đề kiểm tra khảo sát chất lượng tháng 11 môn ngữ văn 7

Đề kiểm tra khảo sát chất lượng tháng 11 môn ngữ văn 7

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1: Nhà văn Et-môn-đô đơ A-mi-xi là người nước nào?

A. I-ta-li-a. B. Anh. C. Liên Xô. D. Ba Lan.

Câu 2: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được viết theo thể thơ:

A. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. B. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật.

C. Thể thơ song thất lục bát. D.Thể thơ lục bát.

Câu 3: Từ ghép chính phụ là loại từ ghép:

A. Có tính chất hợp nghĩa. B. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ.

C. Có tiếng chính và tiếng phụ; tiếng chính đứng trước tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính

D. Tiếng phụ đứng trước tiếng chính.

 

doc 1 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát chất lượng tháng 11 môn ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THÁNG 11
MÔN NGỮ VĂN 7
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) 
Câu 1: Nhà văn Et-môn-đô đơ A-mi-xi là người nước nào?
A. I-ta-li-a.	B. Anh.	C. Liên Xô.	D. Ba Lan.
Câu 2: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được viết theo thể thơ:
A. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.	B. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật.
C. Thể thơ song thất lục bát.	D.Thể thơ lục bát.
Câu 3: Từ ghép chính phụ là loại từ ghép:
A. Có tính chất hợp nghĩa.	B. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ.
C. Có tiếng chính và tiếng phụ; tiếng chính đứng trước tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính
D. Tiếng phụ đứng trước tiếng chính.
Câu 4: Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “sơn hà” ?
A.Giang sơn.	B. Sông núi	C. Đất nước.	D. Sơn thuỷ.
Câu 5: Từ nào sau đây không phải là từ láy ?
A. Da diết.	B. Dập dìu.	C. Thưa thớt.	D. Phố phường.
Câu 6: Giọng thơ trong hai câu thơ đầu bài “ Tụng giá hoàn kinh sư” như thế nào?
A. Tha thiết.	B. Mạnh mẽ, hùng tráng.
C. Nhẹ nhàng.	D. Căm thù sôi sục.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình :
A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.
B. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.
C. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
D. Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.
Câu 8 : Liên kết trong văn bản có tác dụng : 
A. Là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản.
B. Văn bản nào cũng phải có liên kết.
C. Liên kết làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
D. Có nhiều phương tiện liên kết trong văn bản.
Câu 9 : Điệp ngữ “ta” trong bài thơ “Côn Sơn Ca” có tác dụng diễn tả giọng thơ như thế nào ?
A. Giọng tâm tình tha thiết.	B. Giọng u hoài, cô đơn.
C. Giọng trầm buồn man mác.	D. Giọng du dương, réo rắt.
Câu 10 : Xác định từ trái nghĩa trong ví dụ sau :
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi học hàng.”
A. Đường đi – họ hàng.	B. Đường đi – tông chi.
C. Yêu – ghét.	D. Yêu – cả.
Câu 11 : Thành ngữ trong câu sau : “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con.” giữ vai trò gì ?
A. Chủ ngữ.	B. Vị ngữ.	C. Bổ ngữ.	D. Trạng ngữ.
Câu 12 : Xác địng dạng điệp ngữ trong ví dụ sau :
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp, ai sầu hơn ai?”
A. Điệp ngữ cách quãng.	B. Điệp ngữ nối tiếp.
C. Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).	D. Điệp ngữ cách quãng – nối tiếp.
Phần I: Tự luận (7 điểm) 
Câu 1(3 điểm): a/ Chép lại nguyên văn khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng gà trưa”.
 b/ Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong khổ thơ, nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.
Câu 2 (4 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu qua bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe khao sat chat luong.doc