Phép phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch

Phép phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch

A.Phép phân tích và tổng hợp

I. PHÉP PHÂN TÍCH

Phân tích là phép lập luận trình bàytừng bộ phận của một vấn đề , nhằm chỉ ra nội dung của sự vật , hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật hiện tượng , người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh , đối chiếu .

II, PHÉP TỔNG HỢP

Là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích , không có phân tích thì không có tổng hợp . Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn , hay cuối bài , ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản .

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 819Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phép phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP.QUY NẠP VÀ DIỄN DỊCH
A.Phép phân tích và tổng hợp
I. PHÉP PHÂN TÍCH 
Phân tích là phép lập luận trình bàytừng bộ phận của một vấn đề , nhằm chỉ ra nội dung của sự vật , hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật hiện tượng , người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh , đối chiếu ...
II, PHÉP TỔNG HỢP 
Là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích , không có phân tích thì không có tổng hợp . Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn , hay cuối bài , ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản .
*. Giá trị và ý nghĩa 
 Quá trình phân tích là một quá trình tổng hợp được nâng dần lên ngày một sâu hơn , cao hơn , từ chi tiết, bộ phận được trừu tượng hoá, khái quát hoá. Khi bbắt đầu phân tích , chủ thể nhận thức đã có quan niêm chung về sự vật , tức là có sự tổng hợp ít nhiều rồi , và sau khi tìm hiểu được một bộ phận của chỉnh thể , chủ thể nhận thức đã tiến hành khái quát hoá , tức là đã tiến hành tổng hợp những tài liệu phân tích đầu tiên . Cứ như cậy phân tích và tổng hợp xen kẽ nhau, bổ xung cho nhau cho đến khi nhận thức được toàn bộ sự vật như một chỉnh thể .
III. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH- TỔNG HỢP MỘT VẤN ĐỀ, MỘT VĂN BẢN 
1.Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới
. ..Người mẹ sinh con mang nặng đẻ đau. Người mẹ nuôi con bằng dòng sữa của chính mình, bằng toàn bộ tinh lực của mình. Ngoài nghĩa cả đối với Tổ quốc , đối với cách mạng có tình cảm nào thiêng liêng hơn tình cảm mẹ con ? Có sự hi sinh tận tuỵ nào bằng sự hi sinh tận tuỵ của người mẹ đối với người con ?
“ Dạy con từ thủa còn thơ” đứa trẻ tiếp thu văn hoá loài người, đầu tiên chính qua người mẹ, từng dây, từng phút, người mẹ truyền cho con những tình cảm, những ý nghĩ của mình, những điều mình từng trải trong cuộc sống. Mỗi lời nói, mỗi nụ cười, mỗi nét mặt buồn hay vui của người mẹ đều in sâu vào tâm hồn đứa trẻ những ấn tượng mà đứa trẻ giữ mãi trong suốt cả cuộc đời. Dạy con biết nói, biết cười, ru con bằng điệu hát đầy ý nghĩa, khuyên bảo con những lẽ phải, điều hay...Chính bằng cách đó, người mẹ đã góp phần và lưu truyền văn hoá dân tộc từ đời này sang đời khác .
Không có sự đánh giá nào chính xác hơn, đầy đủ hơn sự đánh giá sau đây của Hồ Chủ Tịch đối với công lao của người mẹ: “ Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta, Tổ quốc Việt Nam có những người anh hùng là nhờ công sinh thành của những người mẹ anh hùng bất khuất, trung hậu ,đảm đang Chính những người mẹ Việt Nam từ bao thế kỉ nay, đã truyền lại cho chúng ta khí phách của Bà Trưng, Bà Triệu, đức tính cần cù lao động, lòng thương nước, thương nhà. Chúng ta có quyền tự hoà chính đáng về nhưngx bà mẹ Việt Nam “‘.
 ( Lê Duẩn- Cách mạng xã hội chủ Nghĩa ở Việt Nam)
Hỏi,: Phần trích trên đây có mấy đoạn văn?. Tác giả vận dụng thao tác Phân tích – tổng hợp như thế nào?
Tác giả đã vận dụng thao tác phân tích- tổng hợp một cách chặt chẽ, tạo lên tính hùng biện , khúc chiết, đầy sức thuyết phục . Đoạn văn nào cũng có phép phân tích- tổng hợp ; càng về sau thì mức độ phân tích càng ở mức độ sâu sắc hơn, rộng lớn hơn , khái quát hơn
-Đoạn 1, Phân tích công lao của mẹ đối với con, rồi khẳng định tình mẹ vô cùng thiêng liêng, sự hi sinh tận tuỵ của mẹ rất to lớn 
- Đoạn 2. Phân tích công lao người mẹ dạy bảo con, từ đó tổng hợp, khái quát thành: “ Đứa trẻ tiếp thu văn hoá loài người, đầu tiên chính là qua người mẹ” và” Người mẹ đã góp phần gìn giữ và lưu truyền văn hoá dân tộc từ đời này sang đời khác”
- Đoạn 3. Phân tích công lao to lớn của bà mẹ ở hai miền Nam Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng. Tác giả khái quát, tổng hợp: Có những con người anh hùng là nhờ có những người mẹ anh hùng.Phụ nữ Việt Nam anh hùng, chúng ta tự hào về những bà mẹ Việt Nam.
2, Để bàn về vấn đề “tranh giành và nhường nhịn” Một bạn học sinh đã viết như sau:( Đây là đoạn trích phần thân bài )
 “ Tranh giành là gì? Nhường nhịn là như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu hai khái niệm này .Tranh giành là giành giật, vơ vét lấy công sức , thành quả của người khác về cho mình. Còn nhường nhịn là cho, là chia sẻ công sức, thành quả của mình cho những người khác thiếu thốn, khó khăn hơn mình. Hai khái niệm này luôn đối lập nhau, nhưng chúng cùng thể hiện qua lời nói hoặc hành động của tất cả mọi người. Ngay từ nhỏ, sống trong gia đình, nếu không được nhắc nhở, giáo dục thường xuyên, ta có thể giành của anh em từ cái kẹo; ở trường, ở lớp có thể ta sẽ giành với các bạn từ chỗ ngồi, từ cái bút, quyển vở. Tới khi trưởng thành trong mối quan hệ xã hội , ta có thể dễ dàng tranh giành với người khác bất kể cái gì , lúc nào và ở đâu. Ngược lại ,nếu từ nhỏ ta đã biết nhường nhịn người khác, biết yêu thương kẻ khó, thì lớn lên ta cũng biết yêu thương, nhường nhịn hết thảy những người quanh ta. Đó là quan niệm của chúng ta về tranh giành và nhường nhịn 
Con người muốn tranh giành quyền lợi với kẻ khác là con người bộc lộ rõ sự ích kỉ, cá nhân. Sự tranh giành sẽ làm cho con người trở lên cô độc, làm xấu đi mối quan hệ giữa con người và con người. Con người biết nhường nhịn là con người có lòng nhân ái, yêu thương; Là con người dễ dàng cảm thông , chia sẻ và giúp đỡ những người trong gia đình mình cũng như ngoài xã hội. Sự nhường nhịn sẽ làm cho quan hệ giưã con người với con người trong xã hội trở lên tốt đẹp .
Từ lâu, ông cha ta- Tổ tiên người Việt đã dạy ta rằng “ Lá lành đùm lá rách. Lá rách ít ,đùm lá rách nhiều”. Sống ở trên đời, ai giám nói lúc nào ta cũng khoẻ, lúc nào cũng đủ; Mà có lúc ta gặp khó khăn ta nhờ đến bạn bè, xóm giềng. Vậy trong một cộng đồng, nên phát triển đức tính nhường nhịn và giảm bớt dần tranh giành. Làm sao ta quên được “ Hũ gạo chống đói” Năm 1946 khi Bác Hồ phát động phong trào giúp đỡ người nghèo đói. Quên sao được về Bác nhịn đói bữa trưa, dành gạo cứu người đói. Gần đây, cả nước đã dấy lên phong trào ủng hộ giúp đỡ người nghèo đói và tàn tật, khó khăn. Đồng thời không ngừng tuyên truyền giáo dục cộng đồng để giảm bớt cảnh anh em trong nhà, bà con xóm giềng tranh cãi, chém giết nhau vì những quyền lợi trước mắt. Thế có nghĩa là khuyến khích, phát triển những việc làm từ thiện, nhường nhịn, xẻ chia khó khăn với nhau của mọi người. Một xã hội ngày càng văn minh, quan hệ giữa con người ngày càng trong sáng, đẹp đẽ là xã hội của tương lai.
* Để bàn về vấn đề” “Tranh giành và nhường nhịn” trong phần thân bài ở bài tập làm văn của mình, bạn học sinh trên đã chia ra làm mấy luận điểm? Nội dung của các luận điểm ấy như thế nào?
* Nội dung vừa nêu từng luận điểm, theo em có phải là sự tổng hợp từng luận điểm không? Và sau ba luận điểm vừa phân tích, người viết có thể tổng hợp chung để làm rõ vấn đề” tranh giành và nhường nhịn” hay không?
* Có nên rút ra kết luận về vị trí của phép tổng hợp từng luận điểm ở phần thân bài hay không? Vậy quan hệ giữa phân tích và tổng hợp như tyhế nào, nhất là trong một bài văn nghị luận ? 
3.Thực hành viết các đoạn văn phân tích- tổng hợp
4.. Tìm những câu danh ngôn về giáo dục, học tập, đọc sách.
*Người khôn học được nhiều điều ở người ngu hơn là người ngu học được ở người khôn 
 ( Xen-Xô)
Thà không biết gì còn hơn là biết nhiều thứ nửa vời( Nít-xơ)
Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học(J.Hơ-uốt)
Ba nền tảng của học vấn là: Nhận xét nhiều, từng trải nhiều và học tập nhiều.(ca-tơ-ran) 
Dốt nát là đêm tối của tâm hồn.(Xi-xê-rông)
Quên kiến thức thì có thể bị điểm kém, nhưng còn có cơ hội để giành điểm tốt. Quên bạn thì có thể trở thành ích kỉ, nhưng vẫn có cơ may sửa chữa lỗi lầm. Quên thầythì không có lí do gì khiến con người có thể chùn tay trước tội ác ( M.Go-rơ-ki) 
II. Quy Nạp và diễn dịch
I. CÁCH LẬP LUẬN NHƯ THẾ NÀO GỌI LÀ QUY NẠP?
Quy nạp là phương pháp nhận thức trong đó quá trình suy lí đi từ cái riêng đến cái chung, từ những sự vật cá biệt tới nguyên lí phổ biến. Nội dung của nó là trên cơ sở quan sát được, người ta phát hiện thấy có sự lặp đi lạp lại đó được ghi lại trong chuỗi phán đoán đơn nhất. Nếu không phát hiện thấy những trường hợp ngược lại thì chuỗi phán đoán đó làcăn cớ hình thức cho kết luận chung: Cái đúng cho trường hợp quan sát được cũng đúng cho trường hợp theo hay cho tất cả các trường hợp tương tự vói chúng. Khi số trường hợp tương tự trùng với số trường hợp quan sát được thì gọi là quy nạp đầy đủ. Còn khi số trường hợp còn lại là hữu hạn nhưng không quan sát hết được hay là vô hạn thì quy nạp được gọi là quy nạp không đầy đủ.
Trong thực tiễn cuộc sống cũng như làm văn( Một bài văn cụ thể) thì quy nạp đầy đủ được ứng dụng rất hạn chế, còn quy nạp không đầy đủ lại được sử dụng rất rộng rãi, nhưng cần biết rằng kết luận được rút ra chỉ mang tính tương đối và cũng vì vậy, thao tác quy nạp cần được bổ sung bằng thao tác diễn dịch.
1.Ví dụ
Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp, bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy, hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không “ bảo hộ” , trái lại trong 5 năm, chúng bán nước ta hai lần cho Nhật.
...Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đa thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng đồng minh thì nhân dân cả nướcta nổi dậy giành chính quyền lập lên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Sự thật là nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”
 ( trích “Tuyên ngôn độc lập”-Hồ Chí Minh)
Nhận xét:
Từ những sự kiện lịch sử như: Từ 1940- 1945, trong 5 nămPháp bán nước ta hai lần cho Nhật; từ mùa thu năm 1940, Việt Nam đã thành thuộc địa của Nhật; Nhật đầu hàng đồng minh;nhân dân ta đã giành chính quyền lập lên nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà- Tác giả đi đến kết luận ( quy nạp): “Sự thật là nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”, đó là một chân lí lịch sử hùng hồn mà kẻ thù của dân tộc ta không thể nào chối cãi được.
2.Viết các đoạn văn quy nạp
*.Đoạn văn quy nạp nói về vai trò và tác dụng của sách giáo khoa.
Sách là nơi hội tụ, tích luỹ những tri thức của nhân loại xưa nay, sách chứa đựng biết bao nhiêu cái hay, cái đẹp về thiên nhiên, tạo vật, về cuộc sống của con người trên hành trình vươn tới văn minh, tươi sang. Sách mở ra trước mắt chúng ta những chân trời. Có áng thơ bồi đắp tâm hồn ta bao cảm xúc đẹp về tình yêu và lẽ sống. Có áng văn dẫn chúng ta đi cùng những nhân vật phiêu lưu, ru hồn ta lạc vào bao mộng tưởngkì diệu. Sách giáo khoa chẳng khác nào cơm ăn, áo mặc, nước uống, khí trời để thở... đối với học sinh chúng ta. Cuộc đời ssẽ vô vị bao nhiêu nếu thiếu hoa thơm và thiếu sách. Nhưng sách phải hay, phải đẹp, phải tốt thì mới có giá trịvà bổ ích. Thật vậy, mọi quyển sách tốt đều là người bạn hiền.
*Đoạn văn chủ đề về học tập.
Niềm vui sướng của tuổi thơ là được cắp sách đến trường học tập. Bị mù chữ hoặc thất học là một bất hạnh. Biển học rộng bao la; trước mắt tuổi trẻ thời cắp sách là chân trời tươi sáng. Học văn hoá, học ngoại ngữ, học khoa học kĩ thuật, học nghề. Học đạo lí làm người để hiểu vì sao “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Học ở trường, hcọ thầy, học bạn. Học trong sách vở, học trong cuộc đời, “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Học đi đôi với hành. Biết học còn phải biết hỏi. Tóm lại chúng ta phải chăm chỉ, sáng tạo học tập, học tập một cách thông minh và có mục tiêu học tập đúng đắn
II.DIỄN DỊCH LÀ NHƯ THẾ NÀO?
Diễn dịch không chỉ là phương pháp trong đó quá trình suy lí đi từ cái chungđến cái riêng, mà còn là phương pháp rút ra các chân límới từ các chân lí đã biết nhờ các quy luật và các quy tắc của lô gích học.
Quy nạp được bổ sung bằng diễn dịch cũng như diễn dịch được bổ trợ bằng quy nạp. Quy nạp và diễn dịch gắn bó chặt chẽ với nhau như phân tích và tổng hợp. Chúng liên hệ với nhau, bổ sung lẫn nhau.
Trong một luận đề cụ thể, một bài văn cụ thể , nhất là kiểu bài văn chứng minh, phân tích văn học, chúng ta phải biến thao tác quy nạp- diễn dịch thành kĩ năng thành thục, biến hoá.
1Ví dụ
 “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhaủ ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta. Chúng lập ra nhà tù nhiề hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắn những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống chúng ta suy nhược”
 ( Trích “ Tuyên ngôn độc lập”)
Nhận xét:Hồ Chí Minh đã sử dụng thao tác diễn dịch để căm giận lên án 5 tội ác vô cùng dã manvề mặt chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm ròng. Câu văn ngắn, diễn đạt trùng điệp, đanh thép, hùng biện.
2.Viết đoạn văn diễn dịch.
*Em rất kính yêu và biết ơn mẹ. Có lẽ vì em là con út trong gia đìnhnên được mẹ dành cho nhiều tình yêu thương nhất. Mẹ tần tảo lo toan việc nhà từ bữa cơm, bát canh đến tám áo cho chồng, con. Mùa hè cho đến mùa đông, mẹ đềuthức khuya dậy sớm, nét mặt đôn hậu, cử chỉ mẹ dịu dàng. Mẹ hi sinh, mẹ chăm chút việc học hành cho đàn em thơ. Mẹ luôn nhắc nhở mấy chị em phải chăm chỉ, học hành, nay mai thi vào đại học, học nghề, có công ăn việc làm chắc chắn. Mỗi lần được điểm 10 về khoe mẹ, mẹ rất vui. Mẹ vui sướng, hãnh diện khi thấy đàn con ngày một khôn lớn. Tóc mẹ ngày một bạc thêm các con chưa đỡ đần mẹ được bao nhiêu. Em chỉ cầu mong mẹ được vui, được khoẻ mãi mãi.
*Hồ Chí Minh là hình ảnh sống về đạo đức cách mạng. ở Hồ Chí Minh thể hiện toàn vẹn đức tính chí công vô tư, cần, kiệm, liêm, chính, nhân, nghĩa, chí, dũng, với nội dung mới, mà Người đã đề ra cho toàn Đảng, toàn dân. Nét đặc biệt của Hồ Chí Minh là khiêm tốn, giản dị, sự khiêm tốn. giản dị chân thành và hồn nhiêncủa người bao giờ cũng là chính mình, và chỉ cần là chính mình. Địa vị càng cao, uy tín càng lớn, Hồ Chí Minh càng khiêm tốn và giản dị. Trước tất cả và hơn hết mọi người trong mỗi ngày, mỗi việc. Hồ Chí Minh đã làm đúng điều mà người nhắc nhở mọi người cán bộ cách mạng; là chân thành ,tận tuỵ và làm đầy tớ của nhân dân. ở cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, được tín nhêm rất cao, Hồ Chí Minh vẫn sống như một người Đảng viênvà một người lao động bình thường, tôn trọng quần chúng và phục tùng tập thể , lắng nghe ý kiến của những người hcọ trò và mọi người sống quanh mình, khi chuẩn bị một chủ trương quan trọngcũng như khi viết một bài báo.
Cuộc sống và làm việc hàng ngày của Bác thể hiện thật đẹp đẽ và sâu sắc ý thức tổ chức và ý thức tập thể, từ việc nhỏ đến việc lớn. Và trong mọi việc, Bác đòi hỏi phải có ý thức sâu rộng của cả tập thể, từ đó mới có thể động viên được sức mạnhvô tận của khối đại đoàn kết toàn dân và đây là nhân tố quyết định.
Một điều đáng tự hào của Đảng cộng sản và dân tộc Việt Nam là ở đát nước mà người lãnh tụ được cả dân tộc yêu mến và tin tưởng đến lạ lùng, lại không bao giờ nảy ra sùng bái cá nhân với những tệ nạn của nó. Đó là phẩm chất Hồ Chí Minh và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. Con người Hồ Chí Minh trước sau như một, vượt qua thử thách của vinh quang, của quyền lực, của tuổi tác, của thời gian làm sáng lên sự cao cả của người.
 ( Phạm Văn Đồng)

Tài liệu đính kèm:

  • docTai Lieu Tham Khao(1).doc