I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong phân môn Văn học học đã học từ đầu năm đến nay, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu VB và vận dụng kiến thức
II. Hình thức kiểm tra : Tự luận, trắc nghiệm
Cách tổ chức : cho HS làm bài kiểm trong 45’
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức, kĩ năng của phân môn Văn học đã học trong chương trình
- Chọn những nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra
- Xác định khung ma trận
ĐỀ KIỂM TRA PHÂN MÔN : NGỮ VĂN 7 TIẾT 42 (Thời gian làm bài : 45’) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong phân môn Văn học học đã học từ đầu năm đến nay, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu VB và vận dụng kiến thức II. Hình thức kiểm tra : Tự luận, trắc nghiệm Cách tổ chức : cho HS làm bài kiểm trong 45’ III. THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức, kĩ năng của phân môn Văn học đã học trong chương trình - Chọn những nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra - Xác định khung ma trận KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA PHÂN MÔN : NGỮ VĂN 7 TIẾT 42 Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Văn bản nhật dụng Xác định được tầm quan trọng của NT trong việc giáo dục thế hệ trẻ qua VB Cổng trường mở ra Cảm nhận về hình ảnh người mẹ qua văn bản Mẹ tôi Số câu : Số điểm : Tỉ lệ : Số câu : 1 SĐ:0,5 Số câu : 1 SĐ: 0,5 Số câu : Số điểm : Số câu : Số điểm : Số câu : Số điểm : Số câu : Số điểm : Số câu : Số điểm : Số câu : Số điểm : Số câu : 2 SĐ : 1 Tỉ lệ: 10% VHDG Xác định được đối tượng phản ánh trong CD Nhớ lại chính xác 1 số bài CD Ý nghĩa của sự lựa chọn từ ngữ. Số câu : Số điểm : Tỉ lệ : Số câu : SĐ : Số câu : Số điểm : Số câu : 1 SĐ: 0,5 Số câu : Số điểm : Số câu : Số điểm : Số câu: 1/2 SĐ :2 Số câu : SĐ: Số câu : 1/2 SĐ:1 Số câu : 2 SĐ : 3,5 Tỉ lệ: 35% VH trung đại Xác định được thể thơ Xác định được nghĩa cơ bản của bài thơ Bánh trôi nước So sánh sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” Số câu : Số điểm : Tỉ lệ : Số câu : 1 SĐ: 0,5 Số câu : SĐ: Số câu : Số điểm : Số câu : Số điểm : Số câu : Số điểm : Số câu : 1 SĐ: 2 Số câu : Số điểm : Số câu : 1 SĐ : 3 Số câu : 3 SĐ : 5,5 Tỉ lệ: 55% TS câu : TS điểm : Tỉ lệ : Số câu : 3 SĐ : 1,5 Tỉ lệ : 15% Số câu : 1 SĐ : 0,5 Tỉ lệ : 5% Số câu : 3 SĐ : 8 Tỉ lệ : 80% Số câu : 7 SĐ : 10 Tỉ lệ : 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Phần : Trắc nghiệm : 2 đ (mỗi ý đúng được 0,5 đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1, Trong VB Cổng trường mở ra, tầm quan trọng của nhà trường được thể hiện ở ý nào? A, Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn dân. B, Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. C, Con đã làm quen với bạn bè, cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng chuẩn bị cho buổi lễ quan trọng này. D, Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng cả tới thế hệ mai sau, và sai lầm một tí có thể đưa cả thế hệ ấy đi chệch cả dặm sau này. 2, Qua VB Mẹ tôi, em cảm nhận được người mẹ là người như thế nào? A, Rất vất vả vì con, dành hết tình thương yêu cho con. B, Rất trách nhiệm với con. C, Dành hết tình thương cho con. D, Dành hết tình thương cho con, quên mình vì con. 3, Thân cò tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội phong kiến? A, Nhân dân lao động B, Người phụ nữ nghèo khổ C, Người nông dân D, Những người nghèo khó 4, Bài thơ “Sông núi nước Nam” được làm theo thể thơ: A. Thất ngôn bát cú Đường luật. B. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật D. Song thất lục bát. Phần : Tự luận (8đ) 1, (3đ) Chép lại ít nhất bốn câu câu ca dao – dân ca mà em nhớ bắt đầu bằng chữ “thân em”. Cụm từ “thân em” gợi lên ở người đọc điều gì? 2, (2đ) Bài thơ Bánh trôi nước gồm hai lớp nghĩa : - Nghĩa thứ nhất : Miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín - Nghĩa thứ hai : Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Trong hai nghĩa trên, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao? 3, (3đ) Có bạn cho rằng: cum từ “ta với ta” trong hai bài thơ “ Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” hoàn toàn chẳng khác gì nhau. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? V. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Trắc nghiệm (2Đ) Câu 1 2 3 4 Ý D C B A Phần Tự luận (8Đ) Câu 1: (3đ) Chép lại chính xác như SGK bài ca “ Thân em như trái bần trôi...” và một bài bất kỳ ngoài chương trình có chữ “thân em”. (2đ) Cảm xúc gợi lên từ cụm từ “thân em” : gợi cảm xúc xót xa, cay đắng, tủi nhục về một thân phận bé nhỏ, hèn mọn, bị vùi dập trong xã hôi xưa (1đ) Câu 2 : (2Đ) Bài thơ Bánh trôi nước gồm hai lớp nghĩa : - Nghĩa thứ nhất : Miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín - Nghĩa thứ hai : Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Trong hai nghĩa trên, nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ. Vì : thông qua hình tượng chiếc bánh trôi, nhà thơ muốn nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ : hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, dù gặp cảnh ngộ nào vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thuỷ chung. Câu 3 : (3Đ) HS trình bày đươc các ý cơ bản sau: Hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, hai cụm từ giống nhau về hình thức, nhưng khác nhau về nội dung ý nghĩa biểu đạt. Giải thích được nội dun g ý nghĩa của hai cụ từ trong từng bài: ở bài“Bạn đến chơi nhà” có ý nghĩa chỉ hai người – chủ và khách – hai người bạn; ở bài “Qua đèo ngang” có ý nghĩa chỉ một nguời – chủ thể trữ tình của bài thơ. Nếu “Bạn đến chơi nhà” cụm từ này cho thấy sự thấu hiểu, cảm thông và gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỷ, thì ở bài thơ “Qua đèo Ngang cụm từ này thể hiện sự cô đơn không thể xẻ chia của nhân vật trữ tình.
Tài liệu đính kèm: