Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì I (Bản đẹp)

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì I (Bản đẹp)

Văn bản

MẸ TÔI

(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu sơ giản về tác giả Ét- môn-đô đơ A-xi- mi.

- Hiểu cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa có lí vừa có tình của người cha khi con mắc lỗi.

- Hiểu nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.

2. Năng lực

- Năng lực chung (là năng lực tất cả các môn đều có): Năng lực trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về SẢN PHẨM DỰ KIẾN Năng lực biết làm và làm thành thạo công việc, năng lực sáng tạo và khẳng định bản thân

- Năng lực chuyên biệt (là năng lực theo từng môn mà học sinh sẽ hình thành): tái hiện hình tượng, tự nhận thức, năng lực cảm thụ

3. Phẩm chất:

- HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - SGK, STK, bài soạn theo chuẩn KTK

 - Bài giảng điện tử

2. Chuẩn bị của học sinh:

- SGK, vở ghi, vở soạn.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài

b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra

c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV dẫn dắt vào bài: (Giống như mở bài của một đoạn văn): Các em hãy kể tên những bài thơ, hát, ca dao.viết về hình ảnh người mẹ?

+ Chia lớp thành ô nhóm, nhóm nào tìm được nhiều đáp án sẽ chiến thắng

+ GV nhận xét, động viên, dẫn dắt: Mời các em quan sát sản phẩm mà các nhóm đã làm

=> Đó chính là văn bản: “ Mẹ tôi”

 

docx 400 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 111Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì I (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 1
Văn bản
                CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
                                       (Lý Lan)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm sâu sắc của cha mẹ đối với con cái từ tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con ; ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi người, nhất là đối với tuổi thiếu niên và nhi đồng.
- Nắm được lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Năng lực
- Năng lực trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học bài
- Năng lực biết làm và làm thành thạo công việc, năng lực sáng tạo và khẳng định bản thân
- Năng lực phân tích ngôn ngữ ,giao tiếp ...
- Năng lực làm bài tâp. ,lắng nghe ,ghi tích cực ...        
- Năng lực làm việc độc lập , trình bày ý kiến cá nhân.
- Năng  lực giải quyết tình huống, năng lực phát hiện, thể hiện chính kiến, giao tiếp, năng lực biết làm thành thạo công việc được giao, năng lực thích ứng với hoàn cảnh
3. Phẩm chất: 
- HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Bài soạn, SGK, SGV, CKTKN, máy chiếu, bảng phụ, tài liệu tham khảo.
2. Đối với học sinh: SGK, VBT, soạn bài theo câu hỏi SGK, chuẩn bị theo phiếu học tập đã hướng dẫn ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài
b) Nội dung:  Các em có xem phim Harry potter không? Ai xem cho cô biết nhân vật chính là ai? Nhân vật chính có tài năng gì? Em có thích không? Em thích ở điểm nào? Ai cho cô biết dịch giả nổi tiếng đã mang Harry potter đến với VN đến với thế hệ trẻ chúng ta tên gì?
c) Sản phẩm: Đó chính là Lí Lan chính là người phụ nữ đa tài.  Bà vừa là nhà giáo, vừa là nhà văn nổi tiếng. Bà cũng viết nhiều tác phẩm rất hay trong đó có văn bản “Cổng trường mở ra” mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
d) Tổ chức thực hiện:
Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng đã trải qua ngày khai trường đầu tiên. Nhưng, ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì. Tùy bút “Cổng trường mở ra” đã ghi lại những cảm xúc ấy. Hôm nay học bài văn này, chúng ta sẽ hiểu được trong đêm trước ngày khai trường để vào lớp 1 của con, những người mẹ đã làm gì và nghĩ những gì nhé?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Hoạt động 1: Giới thiệu chung  
 a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu thông tin về tác giả và tác phẩm
b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Nắm rõ thông tin về tác giả và tác phẩm.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt câu hỏi : Tác giả của văn bản này là ai?
+ Em biết gì về xuất xứ của văn bản: Cổng trường mở ra"?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
Tác giả:
- Nhà văn Lý Lan sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957(59 tuổi) tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở xứ vườn trái cây Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
- Lý Lan học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở Đại học Wake Forest (Mỹ).
- Bà là giáo viên tiếng Anh, nhà ăn, nhà thơ, và là một dịch giả nổi tiếng với truyện Harry Potter bản tiếng Việt.
- Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ và hiện định cư ở cả hai nơi, Hoa Kỳ và Việt Nam.
- Bà có rất nhiều tác phẩm viết cho lứa tuổi học trò như: Tập truyện thiếu nhi “Ngôi Nhà Trong Cỏ” (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam; “Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen” (NXB Văn Nghệ - 2008).
- Tùy bút “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan được in trên báo “Yêu trẻ” -  TP.HCM số 166 ngày 1/9/2000. Khi bắt đầu chương trình cải cách, lập tức, “Cổng trường mở ra” được chọn làm bài giảng đầu tiên trong sách Ngữ văn lớp 7 (khoảng 2002, 2003). Khi đó, nhà văn Lý Lan đang du học nước ngoài.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
I. Giới thiệu chung  
1. Tác giả: Lý Lan
- Sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957(59 tuổi) tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
2. Tác phẩm
- Trích từ báo Yêu trẻ số 166 TPHCM ngày 1/9/2000.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
a) Mục tiêu: Học sinh  tìm hiểu văn bản
b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.
c) Sản phẩm: Đáp án của HS
d) Tổ chức thực hiện:
NV1 :
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV hd đọc: giọng dịu dàng, chậm rãi, đôi khi thì thầm, thể hiện được tình cảm tha thiết, tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của người mẹ trong đêm không ngủ được.
- GV đọc 1 đoạn, HS đọc nối tiếp đến hết.
?Tìm và giải nghĩa một số từ biểu hiện tâm trạng của mẹ và con trong văn bản.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc văn bản và trả lời câu hỏi
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS nhận xét. GV sửa chữa.
- Chú thích: háo hức, bận tâm, nhạy cảm.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc- chú thích
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi : Từ văn bản đã đọc, hãy tóm tắt đại ý của bài văn bằng 1 câu ngắn gọn?
?Xác định bố cục VB? Nêu nội dung từng phần?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.
+ Giáo viên: hướng dẫn đọc, hỗ trợ nếu HS cần.
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
 HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
- Văn bản viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con.
?Nội dung của văn bản đề cập đến vấn đề gì? Thuộc kiểu văn bản nào đã học ở kì II-lớp 6? Hãy nhắc lại đặc trưng của văn bản ấy?
- Đề cập đến vai trò của giáo dục, quan hệ giữa gia đình, nhà trường và trẻ em.
- Đó là văn bản nhật dụng (đề cập đến những vấn đề vừa quen thuộc vừa gần gũi hàng ngày, vừa có ý nghĩa lâu dài, trọng đại mà tất cả chúng ta cùng quan tâm hướng tới).
- P1: từ đầu -> đi ngủ sớm: những  tình cảm dịu ngọt người mẹ dành cho con.
- P2: còn lại: tâm trạng của người mẹ trong đêm trước con vào lớp 1. 
-Bước 4: Kết luận, nhận định:
 Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.
2. Thể loại, bố cục
*Thể loại: văn bản nhật dụng.
*Bố cục: 2 phần
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích
a) Mục tiêu: HS phân tích văn bản
b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.
c) Sản phẩm: Đáp án của HS
d) Tổ chức thực hiện:
NV1
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu : Chia lớp thành 3 nhóm để thảo luận
Nhóm 1: Tìm hiểu Tình cảm của mẹ dành cho con được thể hiện qua những hành động nào?
Nhóm 2: Tìm hiểu về tâm trạng của con trước ngày khai trường
Nhóm 3: Tìm hiểu về tâm trạng người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con?
Bàn bạc, thảo luận, làm việc nhóm
?Vào hôm trước ngày khai trường đầu tiên của con, người mẹ đã làm những công việc gì?
Trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con, người mẹ trằn trọc không ngủ được, tại sao?
? Tìm những chi tiết biểu hiện tâm trạng rất khác nhau của người mẹ và đứa con trong đêm trước ngày khai trường?
?Người mẹ đã trằn trọc suy nghĩ về những điều gì?
?Từ suy nghĩ ấy người mẹ đã hồi tưởng về điều gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bàn bạc, thảo luận, làm việc nhóm
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
 HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
Nhóm 1:
Trìu mến quan sát những việc làm của cậu bé lớp 1
(giúp mẹ thu dọn đồ chơi từ chiều, háo hức về việc ngày mai thức dậy cho kịp giờ...)
+ Vỗ về để con ngủ, đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận.
- Xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường.
Nhóm 2:
Con
Mẹ
- Háo hức
- Cảm thấy mình đã lớn, giúp mẹ dọn dẹp.
- Giấc ngủ đến dễ dàng như uống ly sữa...
→ Con: háo hức, vô tư, hồn nhiên, thanh thản, nhẹ nhàng
- Không ngủ được , trằn trọc...
- Không tập trung vào việc gì...
→ còn mẹ: thao thức, trằn trọc, bâng khuâng, xao xuyến.
Nhóm 3:
- Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng 1 con người về cái ngày " hôm nay tôi đi học " ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.
- Mẹ nghe nói ở  Nhật...
- Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên tiếng...
- Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng...
->Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm, không thể nào quên của bản thân về ngày đầu tiên đi học.
-Bước 4: Kết luận, nhận định:
 Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV cung cấp thêm thông tin về tác giả Lý Lan: Nhà văn Lý Lan tâm sự: “Đó là một bài văn tôi viết khoảng mười năm trước, lúc cháu tôi sắp vào lớp một. Tôi chứng kiến tất cả sự chuẩn bị và cảm thông nỗi lòng của em tôi. Chị em tôi mồ cô mẹ khi còn quá nhỏ, các em tôi không hề có niềm hạnh phúc được mẹ cầm tay dẫn đến trường. Hình ảnh đó là nỗi khao khát mà khi làm mẹ em tôi mới thực hiện được. Mãi mãi hình ảnh mẹ đưa con đến trường là biểu tượng đẹp nhất trong xã hội loài người.”
3. Phân tích
3.1. Những tình cảm dịu ngọt mẹ dành cho con
- Trìu mến quan sát những việc làm của con
- Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường.
NV2 :
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi : Ngày khai trường ở Nhật bản diễn ra ntn? Em nhận thấy ở nước ta ngày khai trường có diễn ra như vậy không? Hãy miêu tả 1 vài chi tiết mà em cho là ấn tượng nhất trong ngày khai trường mà em đã tham gia?
? Câu văn nào trong bài nói về tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
?Em cũng hiểu thêm gì về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi người?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời
HS trả lời theo dòng suy nghĩ GV định hướng
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
- HS phát biểu ý kiến theo SGK /7              
- Tự do so sánh ngày khai trường ở nước ta...
GV: dù ở đâu, nước nào, cả xã hội, cộng đồng đều quan tâm đến giáo dục, đều đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu...
- Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo duc sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.
-Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV bình: Câu văn khẳng định vai trò quan trọng, to lớn hàng đầu của giáo dục, giáo dục không được phép sai lầm vì giáo dục đào tạo con  ... kinh nghiệm .
c) Sản phẩm: HS nhận bài kiểm tra và rút kinh nghiệm
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: chiếu đề lên.
- HS đọc lại đề bài
 Nhận xét chung
- GV:   nhận xét bài viết
*Ưu điểm
- Đã nêu được đặc điểm của sự vật
- Bố cục đầy đủ, rõ ràng.
- Biết kết hợp yếu tố biểu cảm, miêu tả
- Nhiều em biết vận dụng liên kết và mạch lạc trong quá trình tạo lập văn bản.
- Một số  bài cảm xúc, ý nghĩa.
*Nhược điểm
- Nhiều HS chưa tách đoạn hợp lí
- Một số HS trình tự kể lộn xộn
- Diễn đạt lủng củng, mắc lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt chưa lưu loát
- Còn sai lỗi chính tả: l/n, r/gi/d, ch/tr...
A. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. Đề kiểm tra
1. Đề bài: có tệp đính kèm
2. Nội dung đề: có tệp đính kèm
Nhận xét chung
- GV:  nhận xét bài viết
*Ưu điểm
- Kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ
- Bố cục đầy đủ, rõ ràng.
- Biết kết hợp yếu tố biểu cảm, miêu tả
- Nhiều em biết vận dụng liên kết và mạch lạc trong quá trình tạo lập văn bản.
- Một số  bài cảm xúc, ý nghĩa.
*Nhược điểm
- Nhiều HS chưa tách đoạn hợp lí
- Một số HS trình tự kể lộn xộn
- Diễn đạt lủng củng, mắc lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt chưa lưu loát
- Sai nhiều lỗi chính tả
II. Nhận xét chung
*Ưu điểm
*Nhược điểm
- GV:  trả bài cho HS, yêu cầu học sinh xem lại bài viết của mình.
HS trao đổi bài cho nhau để nhận xét
III. Trả bài cho học sinh
Chữa lỗi
- GV:  chọn lỗi tiêu biểu HS hay mắc phải để sửa cho HS.
* Lỗi chính tả
* Lỗi dùng từ
* Lỗi diễn đạt
IV. Chữa lỗi
1. Lỗi chính tả
*Chữa lại
- làm nụng
- bấy lâu
- sung sướng
- già rồi
- yêu chiều
- quê ngoại, lấp lánh
- giọt sương, bầu trời
2. Lỗi dùng từ
+ Mắt mẹ thâm quầng
+ Răng trắng bóng
+ Đảm nhiệm
3. Lỗi diễn đạt
- Trong gia đình, mẹ em được tất cả mọi người đều yêu quý.
 - Chúng ta sinh ra và lớn lên dưới sự chăm sóc yêu thương của cha và mẹ. Thế nhưng bao giờ mẹ cũng là người vất vả vì con cái hơn cả.
d. Phương pháp làm bài
- Nội dung: Cần phải đầy đủ và chính xác.
- Hình thức: Sạch đẹp, rõ ràng, khoa học
Đọc bài văn, đoạn văn tiêu biểu:
- GV:  đọc một số bài làm tốt
V. Đọc bài văn, đoạn văn tiêu biểu:
Hoạt động 2. Bài kiểm tra Văn
a) Mục tiêu: Học sinh  nhận lại bài kiểm tra và tú kinh nghiệm
b) Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Nhận bài và sửa lỗi rút kinh nghiệm
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV: Bài kiểm tra  bao gồm những đơn vị kiến thức nào?
- GV: yêu cầu HS dựa vào những kiến thức đã học để chữa từng câu hỏi.
- GV: tổng hợp và nhận xét ưu, nhược điểm của bài kiểm tra.
- Có một số em chăm học, nắm chắc kiến thức, vận dung tốt.
- Khả năng vận dụng lí thuyết làm bài tập của nhiều HS còn hạn chế.
- Câu 3: đa số HS không làm được.
- GV: trả bài cho HS
- GV: Chọn lỗi tiêu biểu HS hay mắc phải: lỗi chính tả, diễn đạt để sửa cho HS.
- Sửa 1 số từ sai chính tả, y/c HS viết lại cho đúng.
- GV: y/c HS tự chữa lỗi trong bài.
- Đọc ĐV, bài văn tiêu biểu.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tự rút kinh nghiệm.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS khác nhận xét đánh giá.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV: Công bố kết quả bài viết.
B. BÀI KIỂM TRA VĂN
I. Đề kiểm tra
1. Đề bài: có tệp đính kèm
2. Nội dung đề: có tệp đính kèm
II. Nhận xét chung
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm
III. Trả bài
IV. Chữa lỗi
1. Lỗi chính tả
2. Lỗi dùng từ
3. Lỗi diễn đạt
d. Phương pháp làm bài
- Nội dung: Cần phải đầy đủ và chính xác.
- Hình thức: Sạch đẹp, rõ ràng, khoa học
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
d) Tổ chức thực hiện: Nhắc học sinh mượn bài nhau để tham khảo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập
c) Sản phẩm: Đáp án của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Tự chữa lỗi nội dung bài cho hoàn chỉnh, rút kinh nghiệm cho bài viết của bản thân.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
*Đối với bài cũ
- Tự chữa lỗi nội dung bài cho hoàn chỉnh, rút kinh nghiệm cho bài viết của bản thân.
*Đối với bài mới
- Tự chữa lỗi nội dung bài cho hoàn chỉnh, rút kinh nghiệm cho bài viết của bản
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:65, 66
Văn bản:
ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
- Hiểu được một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
- Phát hiện được một số thể thơ đã học.
- Thấy được giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học.
 2. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ.
- Năng lực viết sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
3. Phẩm chất:
- Yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại.
- Vận dụng vào đời sống thực tế những kinh nghiệm hay phù hợp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên:
 + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
 + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài
b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra
c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu cảu giáo viên .
d) Tổ chức thực hiện:
- GV:  Khi phân tích thơ trữ tình cần lưu ý điều gì ?
HS:  Khi phân tích thơ trữ tình không được thoát li văn bản song không chỉ dừng lại ở bề mặt của ngôn từ mà còn sử dụng thêm kiến thức ngoài văn bản. 
- GV: Ca dao và thơ khác nhau và có điểm chung là gì? ( tác giả là cá nhân: thơ ; là tập thể: ca dao. Tình cảm cá nhân tiêu biểu trong thơ nâng lên thành cảm xúc chung của cuả cộng đồng. VD thơ của Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu)
- GV: Tình cảm trong thơ được biểu hiện theo những cách nào? Muốn hiểu đúng, hiểu sâu một văn bản, một tác phẩm trữ tình, người đọc, HS phải làm gì?                  
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS củng cố kiến thức về các tác phẩm trữ tình.
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố kiến thức về các tác phẩm trữ tình.
b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Nắm rõ kiến thức về các tác phẩm trữ tình.
d) Tổ chức thực hiện:
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 GV: Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập. (7 phút)
I. Củng cố kiến thức
Phiếu học tập
Tác phẩm
Nội dung
Thể thơ
Qua đèo Ngang
Bài ca Côn Sơn
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Tiếng gà trưa
Cảnh khuya
 - GV: Yêu cầu HS trả lời bổ sung :
- Trình bày về số câu, số tiếng, kết cấu vần nhịp của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Trình bày về số câu, số tiếng, kết cấu vần nhịp của thể thơ thất ngôn bát cú.
Trình bày về số câu, số tiếng, kết cấu vần nhịp của thể thơ song thất lục bát.
- GV:  So sánh những điểm giống nhau, khác nhau giữa :
+ Thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú.
+ Lục bát và song thất lục bát.
+ Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt.
+ Lục bát và lục bát biến thể.
+ Các loại biến thể của thơ lục bát.
- GV: Yêu cầu HS đọc Bài tập 4.
- GV:  Thế nào là tác phẩm trữ tình ?
- GV:  Tác phẩm trữ tình trong chương trình lớp 7 gồm những thể loại nào ?
Gồm 3 kiểu : ca dao trữ tình, thơ trữ tình, tùy bút trữ tình.
- GV:  Nêu đặc điểm chính của từng thể loại trữ tình ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoàn thành phiếu, quan sát đáp án và sửa chữa.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS khác nhận xét đánh giá.
-Trả lời nhanh: Những ý kiến mà em cho là không chính xác : a, e, i, k .
-Là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống.
-Gồm 3 kiểu : ca dao trữ tình, thơ trữ tình, tùy bút trữ tình.
+ Ca dao trữ tình: là loại thơ trữ tình biểu hiện  những tình cảm nguyện vọng tha thiết cảm động của quần chúng nhân dân vốn được lưu hành trong dân gian.
+ Thơ trữ tình:  là loại văn học phù hợp để thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người trước cuộc sống muôn màu muôn vẻ.
+ Tuỳ bút : là loại văn xuôi thiên về biểu hiện tình cảm, cảm xúc của người viết.
-Bước 4: Kết luận, nhận định:
-GV công bố đáp án (bảng phụ):
Tác phẩm
Nội dung
Thể thơ
Qua đèo Ngang
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn cô đơn thầm nặng giữa núi đèo hoang sơ.
Thất ngôn bát cú
Bài ca Côn Sơn
Nhân cách thanh cao, sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên.
Lục bát
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng.
Ngũ ngôn tứ tuyết
Tiếng gà trưa
Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.
Ngũ ngôn
Cảnh khuya
Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan
Thất ngôn bát cú
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
d) Tổ chức thực hiện:
- GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 5.
- HS: Trình bày => HS khác nhận xét.
- GV: Yêu cầu HS đọc bài tập trong phiếu học tập (10’)
- GV:  Viết bài văn biểu cảm ngắn (khoảng 10 câu) về một tác phẩm trữ tình em yêu thích.
Hoàn thành phiếu HT.
Thu 15 phiếu, chữa trước lớp 4 phiếu, cho điểm.
II. Luyện tập
Bài tập 5
a, ....tập thể và truyền miệng.
b, Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là thơ lục bát .
c, Một số thủ pháp nghệ thuật của ca dao trữ tình là so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ, các mô típ  
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập
c) Sản phẩm: Đáp án của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Tác dụng của ca dao trữ tình đối với tuổi thơ mỗi người?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
 HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
-Bước 4: Kết luận, nhận định:
 Giáo viên nhận xét, đánh giá
4. Hướng dẫn HS về nhà (3’)
* Học bài cũ
- Học nắm chắc SẢN PHẨM DỰ KIẾN. Đọc tài liệu tham khảo SGK.
- Hoàn thành bài tập SBT.
* Chuẩn bị bài mới: Kiểm tra học kì 1
- Hoàn thành sơ đồ thống kê về hệ thống từ phức, đại từ, từ loại.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết theo PPCT: 67, 68
KIỂM TRA HỌC KỲ I
( Theo lịch thi của Phòng giáo dục và đào tạo
Đề thi do Phòng giáo dục và đào tạo ra đề)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_i_ban_dep.docx