Đề tài Dạy học ca dao về tình cảm gia đình

Đề tài Dạy học ca dao về tình cảm gia đình

Văn học dân gian Việt Nam là một bộ phận văn học vô cùng quí giá. Bởi vì nó không những là khởi nguyên của sức sống văn chương đất Việt mà còn là một dòng chảy vô tận trong đời sống tinh thần của mỗi người dân đất Việt Với những giá trị trường tồn ấy văn học dân gian đã giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình ngữ văn ở bậc học THCS.

 Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học văn nói chung và văn học dân gian nói riêng ở trường THCS là nhiệm vụ cấp thiết đối với công việc của mỗi người giáo viên hiện nay.

 

doc 25 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2085Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Dạy học ca dao về tình cảm gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. phần mở đầu.
 I. Lí do chọn đề tài.
 1. Lí do chủ quan.
 Văn học dân gian Việt Nam là một bộ phận văn học vô cùng quí giá. Bởi vì nó không những là khởi nguyên của sức sống văn chương đất Việt mà còn là một dòng chảy vô tận trong đời sống tinh thần của mỗi người dân đất ViệtVới những giá trị trường tồn ấy văn học dân gian đã giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình ngữ văn ở bậc học THCS.
 Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học văn nói chung và văn học dân gian nói riêng ở trường THCS là nhiệm vụ cấp thiết đối với công việc của mỗi người giáo viên hiện nay.
 Đặc biệt, dạy học văn học dân gian, trong đó yêu cầu về những biện pháp dạy học theo thể loại và nhóm bài ca dao là một vấn đề cần quan tâm.
 Nhưng hiện nay, phương pháp dạy học ca dao trong nhà trường cần được nhìn nhận lại. Phần lớn giáo viên dạy ca dao chưa bám sát vào thể loại. Dạy ca dao, học sinh không tích cực hoạt động tư duy, không hứng thú học ca dao vì các em không thấy được phương thức diễn xướng của thể loại ca dao do chưa tìm ra phương pháp học có hiệu quả.
 Nhìn lại chương trình văn học dân gian ở trường THCS chúng ta thấy một số lượng khá lớn những bài ca dao được đưa vào chương trình dạy học. Điều đó chứng tỏ ca dao được coi trọng nhiều ở bậc học THCS. Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu đề ra biện pháp dạy ca dao theo thể loại càng trở nên cần thiết và là một vấn đề hết sức đúng đắn.
 Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về ca dao, đặc biệt dựa theo quan điểm thi pháp thể loại ca dao. Tuy nhiên những công trình này chỉ dừng lại ở việc cung cấp phương pháp nghiên cứu tiếp cận ca dao chứ chưa đề ra phương pháp dạy ca dao theo thể loại và theo nhóm bài ca dao cụ thể.
 Do vậy hầu hết giáo viên dạy Ngữ Văn vẫn chưa tìm ra được một phương pháp tối ưu để dạy ca dao mà vẫn theo lối mòn cũ mất đi bản chất riêng của ca dao.
 Trước thực trạng đó, tôi nghĩ rằng việc dạy ca dao theo thể loại, nhóm bài là một vấn đề mà mỗi giáo viên chúng ta phải suy nghĩ trăn trở để tìm ra một hướng dạy tốt nhất. Đây chính là lí do để tôi chọn đề tài: “ Dạy học ca dao về tình cảm gia đình”.
 2. Lịch sử vấn đề.
 Hiện nay, vấn đề dạy học văn học dân gian nói chung và dạy học ca dao nói riêng theo quan điểm thi pháp thể loại đang được nhiều người quan tâm, không chỉ trong giới nghiên cứu mà cả những giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy. Vì vậy có rất nhiều bài viết về thi pháp thể loại ca dao theo thể loại, theo nhóm bài là một vấn đề cần thiết được nhiều người quan tâm. Những bài viết, công trình nghiên cứu tiêu biểu là:
 + Không gian, thời gian nghệ thuật trong bài ca dao – Vũ Mạnh Tần (Tạp chí văn hóa số 3/1994)
 + Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu văn học dân gian – Hoàng Tiến Tựu (Nhà xuất bản GD 1990)
 + Phương pháp hệ thống nghiên cứu giảng dạy ca dao – Phan Đăng Nhật (1995)
 Trên đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu song vẫn chưa đi sâu vào phương pháp và biện pháp dạy học các nhóm bài ca dao ở bậc THCS.
	Hiện nay, điều đó đã khiến cho người giáo viên khi đứng lớp còn gặp nhiều khó khăn khi dạy đến các nhóm bài ca dao.
 3. Giới hạn của đề tài
	Có nhiều cách tìm hiểu và tiếp cận với ca dao, song thời gian có hạn trong bài viết này, chúng tôi chỉ nghiên cứu về vấn đề dạy học ca dao về tình cảm gia đình ở lớp 7 Trung học cơ sở nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ca dao theo thể loại, nhóm bài.
 II. PHương pháp nghiên cứu
	Khi thực hiện đề tài nghiên cứu, bản thân tôi đã thực hiện và áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 - Phương pháp đọc tài liệu
 - Phương pháp thống kê tài liệu.
 - Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra, dự giờ, khảo sát.
 III. Mục đích nghiên cứu:
	Như trên đã đề cập, việc dạy học ca dao vẫn còn nhiều lúng túng trong chương trình ở bậc Trung học cơ sở, với mục đích cuối cùng là rút ra được phương pháp giảng dạy có hiệu quả cao nhất. Tôi đã mạnh dạn xây dựng một số luận điểm về phương pháp , biện pháp dạy học cho nhóm bài ca dao về tình cảm gia đình.
 IV. Nhiệm vụ của đề tài:
	Đề tài có nhiệm vụ đề ra giải pháp và kết quả của việc đổi mới dạy học ca dao ở Trung học cơ sở. Cụ thể là phương pháp dạy học nhóm bài ca dao về tình cảm gia đình, thông qua thực nghiệm cụ thể, qua các khảo sát thực tiễn và kết quả nhận biết của học sinh.
 * Đề tài nghiên cứu trên ba phương diện:
 1. Khảo sát thực tiễn sư phạm.
 2. Đề ra phương pháp, biện pháp dạy học.
 3. Thể nghiệm qua thực tiễn dạy học.
b: nội dung đề tài
Chương I: Vị trí của ca dao
 I . Ca dao trong đời sống của nhân dân
Ca dao là một thể loại thơ trữ tình của văn học dân gian, được tập thể nhân dân lao động sáng tác, nuôi dưỡng và lưu truyền. Những tác phẩm thuộc thể loại này đều phản ánh mối quan hệ giữa con người trong lao động, trong sinh hoạt, gia đình, xã hội hoặc nói lên những kinh nghiệm sống và hành động bộc lộ thái độ chủ quan của con người đối với những hiện tượng khách quan. Ca dao phản ánh lịch sử, miêu tả khá chi tiết, phong tục tập quán sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân lao động.
	Từ cuộc sống lao động vất vả của nhân dân đã nảy sinh ra nhiều bài ca dao thể hiện các hình thức lao động và nghề nghiệp khác nhau. Ca dao bộc lộ tâm hồn dân tộc, biểu tượng, tình cảm và cảm xúc của nhân dân. Rabisep nhận thấy trong các bài hát trữ tình dân gian “Sự tạo thành tâm hồn dân tộc chúng ta” “nỗi đau tâm hồn” . Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã từng đánh giá nhiều mặt của thơ ca dân gian: “Là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng”. Mọi cảm xúc nỗi niềm, bắt nguồn từ hiện thực thông qua lăng kính tâm trạng, tình cảm của tác giả dân gian để bộc lộ giãi bày.
 II. Vị trí của ca dao trong nhà trường:
	Trước những yêu cầu đổi mới, việc đưa ca dao vào trong chương trình để dạy cho học sinh là cần thiết, cần bảo tồn giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc.
	Thông qua các bài ca dao sẽ giúp các em hình thành nhân cách bồi dưỡng cho các em lòng yêu mến quê hương, đất nước, trân trọng tình cảm, biết giữ gìn và phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc mình.
	Ngoài ra ca dao còn cung cấp cho các em những ngôn từ bình dị trong sáng, cách ứng xử tế nhị, dí dỏm nhưng sâu sắc để từ đó các em ứng dụng vào trong giao tiếp hàng ngày, tu dưỡng và rèn luyện cho mình nếp sống văn minh lịch sự. 
	Chính vì ca dao có một vị trí quan trọng như vậy cho nên việc dạy ca dao trong nhà trường đòi hỏi người giáo viên phải khai thác được hết cái hay, cái đẹp và nội dung của từng bài ca dao, bút pháp nghệ thuật của tác giả dân gian. Có như vậy mới nâng cao được vốn hiểu biết của học sinh về thơ ca dân gian, vận dụng về việc làm thơ, viết văn sáng tác ca dao mới. Cần khắc phục dạy ca dao như dạy thơ mà bỏ qua đặc trưng của thể loại.
Chương II . Thực trạng của việc dạy ca dao.
 I . Mục đích xác định thực trạng.
	Đề đề xuất một phương hướng giảng dạy đúng đắn thì cần phải có một cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Việc tìm hiểu thực trạng của việc dạy học ca dao chính là nền tảng để từ đó tôi đề xuất phương hướng dạy học có tính khả thi nhất ở chương này. Tôi sẽ tiến hành khảo sát thực trạng việc dạy học ca dao trong nhà trường Trung học cơ sở.
 II - Đối tượng khảo sát
 - Giáo viên trực tiếp dạy Ngữ văn 7
 - Học sinh lớp 7
 III . Tư liệu khảo sát
 - Giáo án của giáo viên
 - Vở ghi của học sinh
 - Sách giáo khoa 
 - Sách giáo viên và sách tham khảo 
 - Phiếu điều tra
 IV . Quá trình khảo sát 
 1. Địa điểm: Trường Phổ thông cơ sở Thạch Sơn ( Trực tiếp ở bậc học THCS), huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. 
 2. Phạm vi khảo sát:
 a. Giao án của giáo viên:
 - Xác định rõ mục đích yêu cầu.
 - Phần chuẩn bị chưa cụ thể, còn chung chung.
 - Hệ thống câu hỏi: Đã có câu hỏi hình dung tưởng tượng, câu hỏi phân tích và chi tiết nghệ thuật song rất ít, còn nặng về câu hỏi tìm ý.
 b. Vở ghi của học sinh:
	Vở của học sinh ghi quá ngắn gọn, chủ yếu là ý của bài ca dao dẫn đến bài làm của một số em học sinh còn sơ sài, hời hợt chưa sâu sắc, học sinh còn lười suy nghĩ và việc chuẩn bị bài ở nhà cũng chưa chu đáo, còn nặng về hình thức.
 c. Nội dung chương trình sách giáo khoa:
	Nội dung, chương trình, sách giáo khoa mới tiếp tục coi trọng việc sắp xếp các tác phẩm theo từng chùm nhằm hình thành cho học sinh tri thức về thể loại và hiểu văn bản, có sự tổng hợp so sánh phân biệt các loại bài ca dao. Không chỉ giúp các em nắm được nội dung và nghệ thuật đặc sắc của ca dao mà còn hình thành những tri thức về thể loại, có thể tự mình đọc hiểu được các văn bản cùng loại khác, đồng thời biết tạo lập các kiểu văn bản cần thiết theo quy định của chương trình Ngữ văn. Cách sắp xếp này còn làm cho người dạy, người học thấy được tài năng sáng tạo của thơ ca của nhân dân lao động, thấy đựơc sự phong phú đa dạng của ca dao.
	Sách giáo khoa đã được trình bày theo một trình tự hợp lý: Đưa văn bản phần chú thích, phần hướng dẫn đọc, câu hỏi tìm hiểu bài, phần ghi nhớ, phần luyện tập, đọc thêm làm cho việc tìm hiểu, phân tích, được cụ thể rõ dàng hơn.
	Sách giáo khoa mới vẫn tiếp tục coi trọng việc hướng dẫn đọc hiểu văn bản theo yêu cầu tích hợp và nắm bắt được các tác phẩm ở cấp độ chỉnh thể cơ bản, tránh được tình trạng xã hội dung tục đơn giản. Các mục này không có trong chương trình sách giáo khoa cũ.
Phần câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu được xây dựng trên cơ sở hướng dẫn học sinh, phân tích các yếu tố thi pháp để khám phá nội dung tư tưởng của tác giả dân gian gửi gắm trong bài ca dao.
Với nội dung chương trình sách giáo khoa mới, phần ca dao được chia thành nhóm và dạy trong 4 tiết.
+ Những bài hát về tình cảm gia đình.
+ Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người.
+ Những câu hát than thân.
+ Những câu hát châm biếm.
Với nội dung cấu trúc chương trình sách giáo khoa cũ thời lượng thay đổi 10 tiết (chưa kể các bài đọc thêm). Như vậy là chương trình dạy ca dao mới với thời lượng ngắn hơn.
 d. Sách giáo viên và tham khảo:
	Qua tìm hiểu sách giáo viên, sách thiết kết bài dạy, sách tham khảo như: “Văn học dân gian Việt Nam”, “ Ca dao dân ca Việt Nam” , “Phương pháp dạy học văn” của các nhà nghiên cứu đều có giá trị định hướng được cho giáo viên nhưng chưa thể hiện được cụ thể từng đối tượng học sinh.
 đ. Khảo sát về việc dạy học và học ca dao:
	Để tiến hành khảo sát tôi đã dùng phiếu điều tra có ghi sẵn câu hỏi.
 * Với giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ Văn 7:
	Câu hỏi: Đồng chí có thích dạy ca dao về tình cảm gia đình không? Vì sao?
	- Khi giảng những bài ca dao này, đồng chí đã giảng bằng phương pháp nào?
 * Với học sinh:
Câu hỏi: Em có thích học những bài ca dao về tình cảm gia đình không? Vì sao?
 4. Kết quả khảo sát:
 * Giáo viên:
 + 66% giáo viên thích dạy ca dao về tình ... ủ yếu được thể hiện qua biện pháp ẩn dụ:
	Chẳng hạn trong bài ca dao:
“Cây khô chưa rễ mọc chồi
Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta
Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu”
	Hình ảnh ẩn dụ “non xanh”, “sương tuyết” để nói lên sự già nua, lão hóa của cha mẹ. Đó là lời khuyên của bài ca dao.
 c. Nhân cách hóa trong ca dao:
	Biện pháp nhân cách hóa góp phần tạo nên vẻ đẹp của một số bài ca dao thường được coi là hay vào bậc nhất trong kho tàng ca dao trữ tình: 
 Ví dụ: Bài ca dao:
“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt ”
	Chính vì ca dao cây dựng hình tượng bằng các phép tu từ nên khi dạy ca dao, người giáo viên cần giúp học sinh khai thác các biện pháp tu từ này, tìm ra tác dụng của nó để từ đó các em hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa tiềm ẩn của bài ca dao.
 Ví dụ: Khi dạy bài ca dao:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nứơc ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
	Giáo viên có thể khai thác bằng cách đặt câu hỏi:
- Biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng ở hai câu ca dao đầu là gì?
- Tại sao tác giả lại so sánh:
“Công cha như núi 
Nghĩa mẹ như nước ”?
 - So sánh như vậy theo em nhằm mục đích gì?
 d. Dạy ca dao về tình cảm gia đình gắn với những biểu tượng:
	Một số hình ảnh ẩn dụ trong ca dao được sử dụng lặp đi lặp lại hai hay nhiều lần mang ý nghĩa khái quát cao, mang tính ký hiệu vững bền, trở thành những biểu tượng, những hình ảnh ước lệ bao gồm:
- Biểu tượng kép: Trúc – mai, thuyền – bến, mận - đào, 
- Biểu tượng đơn: Con đò, con bống, con rùa, 
	Việc sử dụng những biểu tượng trong ca dao sẽ giúp cho sự biểu đạt tình cảm trở nên hàm súc sắc sảo, vừa mang tính ước lệ, trang trọng vừa gần gũi thân thuộc với tâm hồn nhân dân lao động.
	Khi dạy những bài ca dao cần gắn với những biểu tượng nghệ thuật. 
Cụ thể: Giáo viên cùng học sinh phải đọc kỹ văn bản, tìm ra những biểu tượng trong bài va sưu tầm thêm một số bài ca dao có biểu tượng tương đồng.
 Ví dụ: Khi dạy bài ca dao:
“ Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông ”
 Có thể sưu tầm thêm bài ca dao:
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
	Giáo viên, học sinh, cần khai thác hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng. Đó là “núi” và “biển”. Văn hóa phương Đông thường so sánh người cha với “trời” hoặc “núi”, người mẹ với “đất” hoặc “biển”. Từ đó giup học sinh thấy được công lao sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ như thế nào. Với những hình ảnh vĩnh hằng ấy, bài ca trở nên cụ thể sinh động.
 đ. Dạy ca dao về tình cảm gia đình gắn với không gian và thời gian nghệ thuật.
	Thời gian nghệ thuật là một phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai thế giới nghệ thuật.
	Viện sĩ D. X li khai rốp nhận xét: “ Thời gian với tư cách là sự kiện nghệ thuật. Chính việc nghiên cứu thời gian nghệ thuật có ý nghĩa lớn để hiểu bản chất thẩm mỹ của nghệ thuật ngôn từ”. Thời gian trong bài ca dao còn được gọi là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng.
 Ví dụ: 
“Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ”
	Không gian nghệ thuật của ca dao là không gian phản ánh hiện thực khách quan và không gian tưởng tượng hư cấu của tác giả dân gian góp phần tạo nên hoàn cảnh để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của tác giả dân gian.
	Khi dạy ca dao đặc biệt là những bài ca dao về tình cảm gia đình, giáo viên cần khai thác được thời gian và không gian nghệ thuật của ca dao. Bởi vì thời gian và không gian là điểm mốc gợi lên tâm trạng của nhân vật trữ tình. Chẳng hạn như khi dạy bài ca dao:
“ Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
	Giáo viên cần giúp học sinh hiểu được đây là bài ca dao nói lên tâm trạng, nỗi lòng người con gái lấy chồng xa quê nhớ mẹ nơi quê nhà. Đó là nỗi buồn xót xa, sâu lắng, âm thầm không biết chia se cùng ai. Tâm trạng đó được gợi lên bởi một từ láy “chiều chiều” chỉ thời gian. Thời gian cứ đựơc lặp laị không phải chỉ một buổi chiều. Đây là thời điểm gợi buồn, gợi nhớ, là thời điểm của sự trở về, đoàn tụ. Vậy mà người con gái “lấy chồng thiên hạ” vẫn bơ vơ nơi đất khách quê người.
	Thời gian thì vào buổi “chiều chiều” còn không gian thì lại là “ngõ sau” một nơi vắng vẻ, heo hút. Không gian và thời gian ấy đã gọi lên một nỗi cô đơn của người phụ nữ. Càng cô đơn, cô càn nhớ thương những người thân yêu ở quê nhà.
	Việc khai thác không gian nghệ thuật trong ca dao cần chú ý tới hai mặt: Không gian thực tại khách quan và không gian tưởng tượng hư cấu. Khi không gian miêu tả hiện thực khách quan thì không gian ấy chính là địa danh của các địa phương.
 6. Dạy ca dao về tình cảm gia đình gắn với thể thơ trong ca dao:
	Các thể thơ trong ca dao đều là những thể thơ dân tộc được chia thành bốn loại chính:
+ Thể lục bát
+ Thể song thất và song thất lục bát
+ Thể vãn
+ Thể hỗn hợp
 * Trước hết nói về thể lục bát
	Đây là thể thơ thuần túy của dân tộc: Có thể nói nó ăn sâu vào tâm trí nhân dân lao động. ở thể thơ này số âm tiết cố định 6/8, hay vần ở âm tiết thứ 6 của vế đầu với âm tiết thứ 6 của vế thứ 2 và âm tiết thứ 8 lại vần với âm tiết cuối của câu 6 tiếp theo.
	Nhịp lục bát đa dạnh nhưng thông thường là nhịp đôi được dùng rất phổ biến: Câu 6 2/2/2, câu tám 2/2/2/2.
 Ví dụ: 
“Ai về tôi gửi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy
Ai về tôi gửi đôi giày
Phòng khi mưa gió, để thầy mẹ đi”.
	* Thể song thất: Có cấu tạo 2 vế, mỗi vế 7 âm tiết , ngắt nhịp ở âm tiết thứ 3 (3/4), gieo vần ở âm tiết thứ 7 với âm tiết thứ 5 ở vế dưới đều là vần trắc.
 Ví dụ: 
“Thiếp xa chàng/ quên ăn, quên ngủ
Chàng xa thiếp/ thức đủ năm canh”
	* Thể song thất lục bát: Là sự kết hợp 2 vế 7 âm tiết (song thất, với thể lục bát (6/8), vần với nhau ở 2 âm tiết cuối (vần bằng) hoặc đảo lại lục bát trước, song thất sau.
 Ví dụ: 
“Bây giờ/ em đã/ có chồng
Như chim/ vào lồng/ như cá/ cắn câu
Cá cắn câu/ biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng/ biết thuở nào ra”.
	* Thể vãn: gồm vãn hai, vãn ba, vãn bốn, vãn năm, là các thể thơ đơn giản thường dùng trong đồng dao cho trẻ em và những bài hát khẩn nguyện phù chú.
 Ví dụ: 
“Chi chi chành chành 
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa mất cương
Ba vương ngũ đế
Cấp kế đi tìm ”
	* Thể hỗn hợp tự do: Là sự kết hợp tự do các thể vốn có trong ca dao. Khi dạy ca dao, giáo viên cần khai thác các thể thơ theo từng bài, khai thác nhạc tính của từng thể thơ như âm, thanh, vần, nhịp để gây cảm giác bay bổng thanh thoát hoặc sâu lắng cho học sinh.
	Khi khai thác nhạc tính bằng cách đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp để bộc lộ cảm xúc của từng bài ca dao. Ngoài ra dạy ca dao, người giáo viên cần phải đối chiếu so sánh các thể thơ ca dao các đặc trưng của nó mà trong văn học viết không có được.
 7- Dạy học ca dao về tình cảm gia đình theo phương pháp liên môn:
	Phương pháp liên môn là một phương pháp không thể thiếu được khi giảng dạy ca dao. Đây là phương pháp mở rộng những hiểu biết về nội dung được diễn đạt trong bài ca dao bằng những nội dung kiến thức khác có liên quan như lịch sử, tranh ảnh, truyện kể, các bài văn thơ.
	Chẳng hạn như khi dạy bài ca dao:
 “Những câu hát về tình cảm gia đình”: Sách ngữ văn 7 – tập 1:
- Công cha như núi ngất trời 
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau 
- Ngó lên nuột lạt mái nhà 
- Anh em nào phải người xa 	
	Ngay phần giới thiệu bài, giáo viên có thể cho một học sinh có khả năng hát dân ca hát một bài có lời một câu ca dao, cũng có thể bằng cách để cho học sinh kể về gia đình mình, tình cảm của gia đình mình hoặc từ thực tế các lỗi của học sinh đối với gia đình như không vâng lời cha mẹ, không kính trọng ông bà, không thương yêu anh em.
	Trong tiết học giáo viên cũng có thể cho học sinh quan sát một số hình ảnh về gia đình: Cảnh người mẹ ru con, hình ảnh ngôi nhà truyền thống để các em liên tưởng hay là dùng băng hình về các nội dung liên quan đến tiết học.
	Nhìn chung, giáo viên có thể linh hoạt vận dụng phương pháp này sao cho phù hợp với điều kiện, thích hợp với nội dung của bài giảng nhằm gây được hứng thú cho học sinh.
 	Nhìn chung, giáo viên có thể linh hoạt vận dụng phương pháp này sao cho phù hợp với điều kiện, thích hợp với nội dung của bài giảng, nhằm gây được hứng thú cho học sinh.
Tóm lại: Nói về hướng dạy học các bài ca dao nói chung, những bài ca dao về tình cảm gia đình nói riêng rất đa dạng. Người giáo viên không sử dụng các hướng dạy được trình bày ở trên mà còn có thể sử dụng nhiều hướng dạy học khác. Tuy nhiên tùy theo từng bài cụ thể, người giảng dạy, không nên cứng nhắc dập khuôn mấy móc. Có như vậy mới phát huy được tối đa trí lực của học sinh, giờ dạy mới hâp dẫn học sinh và đạt được kết quả cao.
C: phần kết luận.
 Hiện nay, Đảng và nhà nước ta nói chung, và ngành Giáo dục - Đào tạo nói riêng đã và đang quan tâm đầu tư đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo nội dung chương trình sách giáo khoa mới. 
 Vấn đề đặt ra là phải có một phương pháp và biện pháp mới phù hợp với sự đổi mới. Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát về việc dạy học ca dao theo đặc trưng thi pháp thể loại và theo nhóm bài, bản thân tôi đã thu được những kết quả giờ dạy thực sự có chất lượng hiệu quả. Bởi vậy trong giới hạn đề tài này, tôi mạnh dạn đưa ra hướng dạy ca dao thông qua một số phương pháp và biện pháp cho những bài ca dao về tình cảm gia đình.
 Để dạy học ca dao thành công, nhất thiết phải khám phá được cái hay, cái đẹp, chiều sâu và những nét đặc sắc của ca dao. Với mục đích đó, tôi mong rằng đề tài này sẽ góp phần vào việc đổi mới cách dạy học ca dao phù hợp với nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
 Với tinh thần thực sự cải tiến, tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và có tính khả thi cao hơn. 
Mục lục
PHần A – Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
1. Lí do chủ quan
2. Lịch sử vấn đề 
3. Giới hạn đề tài
II. Phương pháp nghiên cứu
III. Mục đích nghiên cứu 
IV. Nhiệm vụ đề tài
Trang
1
1
2
2
2
3
3
Phần b – phần nội dung
Chương I: Vị trí của ca dao
I. Ca dao trong đời sống của nhân dân 
II. Vị trí của ca dao trong nhà trường
Chương II: Thực trạng của việc dạy ca dao 
I. Mục đích xác định thực trạng 
II. Đối tượng khảo sát
III. Tư liệu khảo sát 
IV. Quá trình khảo sát 
ChươngIII: hướng dạy những bài ca dao tình cảm gia đình ở lớp 7 – THCS.
I. những yêu cầu có tính nguyên tắc khi dạy ca dao về tình cảm gia đình
1. Đặc trưng thể loại ca dao
2. Những công việc phân tích ca dao
II. Những biện pháp dạy ca dao về tình cảm gia đình.
 Phần B - Kết luận
3
3
4
4
4
4
4
5
7
7
8
9
11
24

Tài liệu đính kèm:

  • docDE TAI THUAN 07.doc