Đề tài Dạy Tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp ( bằng ngôn ngữ )

Đề tài Dạy Tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp ( bằng ngôn ngữ )

 Tiếng Việt là một thứ công cụ vô cùng quan trọng trong xã hội của chúng ta ngày nay. Nó đã trở thành thứ ngôn ngữ chính dùng chung trong giao tiếp giữa các dân tộc trong cộng đồng người Việt.

 Trong nhà trường phổ thông, Môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng . Nó là một thứ công cụ để tiến hành bất cứ một loại hình hoạt động dạy nào trong nhà trường .

 So với môn học khác , Tiếng Việt vừa là đối tượng nhận thức, vừa là công cụ nhận thức. Do vậy, dạy học tiếng Việt trong trường phổ thông được coi là vấn đề khó khăn và phức tạp .

 

doc 11 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Dạy Tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp ( bằng ngôn ngữ )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- Đặt vấn đề :
 Tiếng Việt là một thứ công cụ vô cùng quan trọng trong xã hội của chúng ta ngày nay. Nó đã trở thành thứ ngôn ngữ chính dùng chung trong giao tiếp giữa các dân tộc trong cộng đồng người Việt. 
 Trong nhà trường phổ thông, Môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng . Nó là một thứ công cụ để tiến hành bất cứ một loại hình hoạt động dạy nào trong nhà trường . 
 So với môn học khác , Tiếng Việt vừa là đối tượng nhận thức, vừa là công cụ nhận thức. Do vậy, dạy học tiếng Việt trong trường phổ thông được coi là vấn đề khó khăn và phức tạp . 
 Đối với các em HSTHCS , mục đích của dạy học Tiếng Việt là nhằm hình thành cho các em kĩ năng dùng từ đúng chuẩn mực để vận dụng trong văn nói và văn viết một cách đúng đắn có hiệu quả. Ngược lại nếu sử dụng từ không đúng chuẩn mực sẽ không được xã hội công nhận và đôi khi làm cho người khác hiểu sai nội dung thông tin trao đổi của mình dẫn đến hiệu quả giao tiếp không cao. 
 Trong giao tiếp hàng ngày không ít HS THCS nói chung và HS dân tộc Thái nói riêng vẫn còn bị mắc lỗi đặc biệt là lỗi chính tả. Lỗi mắc suy cho cùng nó có quan hệ đến tư duy thậm chí có quan hệ tới cả ý thức. 
 Ví dụ : Dùng từ sai lỗi chính tả . Một trong những nguyên nhân là do tư duy không rành mạch hoặc thiếu ý thức về nó. . . . Viết bài văn mắc lỗi quá nhiều là thiếu tôn trọng giáo viên. 
 Bởi vậy việc chúng ta tìm cách khắc phục lỗi cho HS có tác dụng cùng với môn học khác việc rèn luyện năng lực tư duy cho HS loại bỏ những ý thức sai , bồi dưỡng nhữn ý thức đúng. 
 Đặc biệt đối với HS huyện Mai Châu , là một huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình , dân số phần lớn là dân tộc Thái. Vì vậy , tỉ lệ HS THCS là người dân tộc Thái chiếm khá lớn song không phải HS nào cũng có khả năng dùng từ một cách chính xác . Ngược lại do ảnh hưởng của tiếng địa phương và một số nguyên nhân khác nữa có ảnh hưởng tới khả năng dùnh từ bị lệch chuẩn . Có thể nói hiện nay việc dùng từ sai lỗi chính tả chưa được quan tâm đúng mức nhưng theo tôi đó là vấn đề rất quan trọng bởi nó phản ánh phần nào trình độ văn hóa của con người trong xã hội. Mặt khác, con đường đến với Tiếng Việt của người dân tộc thiểu số có một số điểm khác cơ bản so với người Kinh như :Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của người Kinh chỉ cần nhắc đến một từ nào đó là các em đã hình dung được nghĩa gốc của nó từ đó hiểu sâu và phát triển vốn từ. Còn với người dân tộc thiểu số cần phải nghe để hiểu nghĩa sau đó nhớ mặt chữ thông thạo mới sử dụng nó . 
 Vậy muốn khắc phục được , chúng ta cần phải chú ý đến : Người giáo viên có ý thức chữa lỗi cho HS hoặc có ý thức nhưng do còn lúng túng trong việc phát hiện và chữa lỗi . 
 Vì vậy, bài viết này sẽ phần nào giúp giáo viên khắc phục những lúng túng chữa lỗi chính tả cho HS THCS nói chung và HS dân tộc Thái bậc THCS nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả dạy- học Tiếng Việt trong nhà trường . Từ đó giúp HS dân tộc Thái huyện Mai Châu có kĩ năng dùng từ đúng chuẩn mực giúp cho sự nhận thức và hoạt động giao tiếp của các em có hiệu quả hơn. 
B- Nội dung :
 Xuất phát từ nguyên tắc daỵ học Tiếng Việt là : Dạy Tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp ( bằng ngôn ngữ ) ; từ đó phát hiện trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh để phát huy ưu thế và khắc phục những hạn chế trong cách dùmg từ của HS. Bản chất của dạy học Tiếng Việt là dạy thực hành, nhưng vẫn dựa trên cơ sở lí luận chung. 
I - Lý thuyết giao tiếp và hoạt động giao tiếp :
 1- Giao tiếp là gì ?
 Giao tiếp là sự tiếp xúc với nhau giữa một cá thể này với một cá thể khác trong một cộng đồng xã hội . Nó là một hoạt động liên cá nhân. Là hình thức thu nhỏ của một xã hội . 
 Hoạt động giao tiếp là hoạt động tương tác bằng lời giữa cá nhân này với một cá nhân khác để truyền tải thông tin, tạo lập quan hệ duy trì quan hệ, bộc lộ ( cá tính , đặc điểm tâm lí . . . . ) -Hoạt động giao tiếp bao giờ cũng thực hiện một mục đích nhất định. 
Hoạt động giao tiếp bao gồm các nhân tố :
- Nhân vật giao tiếp ( vai giao tiếp ). 
-Hiện thực được nói tới . 
 Phương tiện giao tiếp . 
- Hoàn cảnh giao tiếp . 
Hoạt động giao tiếp được cụ thể hóa bằng sơ đồ sau:
 (4)
 Hiện thực được nói tới 
 Phương tiện giao tiếp 
 (3)
 (2)
 Người nói ---------------Ngôn bản --------------------Người nghe 
 (1)
 Hoàn cảnh giao tiếp 
Như vậy , bất kì một hoạt động giao tiếp nào cũng được thực hiện bằng một thời gian, không gian nhất định. Trong đó 3 nhân tố đầu tọa ra ngôn bản, yếu tố thứ 4 không tham gia trực tiếp mà nó chỉ ảnh đến ngôn bản. 
 Bốn yếu tố trên còn gọi là ngữ cảnh . Ngữ cảnh là toàn bộ những hiểu biết của người ta về các nhân tố trong giao tiếp. 
2- Hoạt động giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt :
 Một trong những phương pháp dạy học Tiếng Việt là sử dụng giao tiếp ngôn ngữ . Đây là phương pháp rất quan trọng và đặc trưng trong dạy học Tiếng Việt nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh để đạt đến mục tiêu là hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ cho học sinh . Nói cách khác chỉ có trực tiếp sử dụng ngôn ngữ vào giao tiếp , các em mới có dịp quan sát , phát hiện , chiếm lĩnh được tri thức và hình thành kĩ năng sử dụng Tiếng Việt . Người giáo viên cần phải tổ chức sao cho các em được nói nhiều , làm việc nhiều để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Vì thế người giáo viên cần biết đặt các em vào những tình huống , hoàn cảnh giao tiếp cụ thể để từ đó các em được tham gia hoạt động giao tiếp phát triển năng lực tư duy , rèn luyện kĩ năng nghe, nói và dần biết đọc , viết một cách có hiệu quả. 
 Tiếng việt là công cụ đắc lực để học các môn học khác, nếu các em học tốt Tiếng Việt sẽ giúp các em tiếp thu những môn học khác một cách có hiệu quả. Muốn vậy , các em cần phải nói đúng , viết đúng thì trong hoạt động giao tiếp mới có hiệu quả. 
 Trong dạy học Tiếng Việt hiện nay vẫn còn một số giáo viên chưa quan tâm thích đáng đến việc rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh mà trước hết là ở khâu rèn luyện kĩ năng có trong giao tiếp . 
ví dụ : Kĩ năng phát âm trong cách dùng từ đặt câu , dựng đoạn , tổ chức văn bản sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và phong cách giao tiếp . Đặc biệt là đối với học sinh là người dân tộc , do nhiều nguyên nhân khác em thường mắc phải lỗi chính tả khi nói và khi viết dùng từ để đặt câu thiếu chính xác . Bởi lẽ con đường đến với Tiếng Việt khó khăn hơn so với học sinh là người Kinh. Vì thế người giáo viên cần chú ý hơn về rèn luyện kĩ năng trong nói , viết cho học sinh là người dân tộc . 
Ví dụ : Nếu một học sinh dân tộc Thái học đọc , viết chữ "C" trong từ "cá" của Tiếng Việt thì em đó phải biết nghĩa của từ này là gì. Tức là phải dịch được trong óc ra thành từ "pa" cả tiếng Thái ( có nghĩa là "cá"). Các em phải làm hai việc : Vừa phải ghi nhớ phát âm , vừa phải thông hiểu ý nghĩa của từ tiếng Việt. Nhưng với học sinh người kinh học tiếng Việt thì khác . trước khi đến trường các em đã biết từ "cá "và đã từng sử dụng từ này khi ăn cơm thấy cá là món ăn hoặc khi xem phim nhìn thấy cá đang bơi dưới biển chẳng hạn , đến lớp các em chỉ làm một việc từ âm thanh đã có trong đầu các em chỉ cần phiên chuyển ra chữ viết ddngs chính tả tiếng Việt (C+á) không được viết sai thành (K=á) hoặc(C+ã) . Trước khi các em đến trường Tiểu học các em chỉ có vốn ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ (tiếng Thái) . Chính vì đặc điểm trên mà học sinh người Thái thường mắc phải lỗi dùng từ sai trong khi nói và viết . 
 Nhưng thứ tiếng dùng chung để giao tếp trong cộng đồng người Việt là tiếng Việt . Vì thế, dạy Tiếng Việt trong trường phổ thông là cần phải rèn cho học sinh kĩ năng nghe, nói, độc , viết đúng chuẩn mực . Như vậy chỉ thông qua hoạt động giao tiếp trong quá trình dạy học, đứng trước những tình huống , hoàn cảnh cụ thể các em mới có dịp bộc lộ vốn ngôn ngữ của mình để từ đó giáo viên chú ý phát hiện và rèn luyện cho các em có ý thức tự sửa lỗi của mình để rồi tạo thói quen nói, viết đúng chuẩn mực nhằm đạt hiệu qủa cao trong giao tiếp. 
Từ lí luận trên, ta thấy rằng dạy học Tiếng Việt cho học sinh THCS là dạy cho học sinh cách thủ đắc kiến thức và thủ đắc các kién thức, kĩ xảo thực hành. 
3- Chính tả và chuẩn mực chính tả. 
Chính tả là sự chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngôn ngữ đó là một hệ thống các quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết , cách dùng các dấu câu, lối viết hoa. 
* Chuẩn chính tả là vấn đề có tính bắt buộc phải viết đúng nói đúng trong giao tiếp. Những chư viết có thể chưa hợp lí nhưng đả được thừa nhận. Bởi vậy nó có tính ổn định hàng thế kỷ thành ấn tượng, tạo nên một cái gì đó bất di bất dịch không có sự thay đổi. Tuy nhiên do sự phát triển của ngữ âm chính tả có sự biến động nhất định. Ví dụ : Nhân dân -> nhân zân ; kỹ thuật -> kĩ thuật . . . 
nhưng về cơ bản là ổn định. 
Quy định chuẩn chính tả : 
- Chuẩn về âm : + Thống nhất về nguyên âm . 
 + Thống nhất về phụ âm
- Cách viết hoa : + Tên riêng Tiếng Việt : Viết hoa tất cả khi không có gạch nối ví dụ : Trần Quốc Toản, Võ Thị Sáu ... 
+ Tên tổ chức cơ quan chỉ viết hoa âm tiết đầu. Ví dụ : Phòng giáo dục Mai Châu, Bưu điện . . . 
- Cách viết tên riêng không phải tiếng Việt : Nếu chữ nguyên ngữ là chữ cái La tinh thì giữ nguyên . Ví vụ : Paris . . . Những tên riêng có hình thức quen thuộc không phải thay đổi . Ví dụ : Pháp, Anh, Nga ...
 Có khi họ dùng hai trường hợp như : Pháp hoặc France , ý hoặc I-ta-li-a... 
- Ngoài ra còn thừa chữ cái đầu tiên sau dấu chấm (.) và khi xuống dòng lùi vào một chữ , viết hoa chữ cái đầu tiên
 -Dùng dấu nối trong các trường hợp :
 +Trong các liên danh. Ví dụ : Khoa học- Kĩ thuật , Giáo dục - Đào tạo . 
 +Khi phân biệt ngày tháng năm sinh. Ví dụ : 26-3-1990. 
 +Khi viết tên nước ngoài . Ví dụ: Lê- nin , Ma- ri-a. 
 +Dùng nó chỉ giới hạn không gian thời gian . Ví dụ:Giai đoạn 1930 - 1945. . . . . 
 Khi nói , viết chúng ta cần phải sử dụng từ đúng chuẩn mực chính tả vì đó là chuẩn mực được xã hội thừa nhận. 
Tóm lại dùng đúng chính tả thể hiện sự tôn trọng người dạy , thể hiện phần nào trình độ học vấn của người nói và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giao tiếp của người tham gia giao tiếp. 
Chương II-Các lỗi về chính tả của sinh khi dùng từ:
 Trong quá trình dạy -học môn Ngữ Văn, thông qua các giờ dạy -học văn , các bài tập làm văn, qua phương pháp phát vấn đàm thoại, trên lớp , giờ học ngoại khóa tôi nhận thấy rằng : Do ảnh hưởng cách nói của địa phương , đặc điểm của tiếng mẹ đẻ (tiếng Thái) ngay từ khi sinh ra không phải người bố mẹ nào cũng nói tiếng Việt đúng chuẩn mực . Vì thế, nó phần nào ảnh hưởng đến nhận thức , cách phát âm của học sinh trong nói và viết. Mặc dù khi đến trường các em  ...  / nặng) , dấu ( ngã / sắc) . 
Ví dụ : Khi giáo viên hỏi : em chuẩn bị bài tập chưa ? 
 Học sinh trả lời : Em chuận bị rồi ạ. Các lỗi nêu trên là lỗi chung của phần lớn người dân tộc Thái thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là học sinh ở vùng Mai Hịch, Bao La . 
 Theo tôi, việc học sinh mắc lỗi nguyên nhân là do : 
 _ ảnh hưởng quá nhiều của tiếng mẹ đẻ (tiếng Thái). 
 _ Giáo viên không chú ý đến rèn luyện kĩ âm nói , viết cho học sinh , không hướng dẫn cách phát âm (sự hoạt động của cơ quan phát âm, chưa dành lượng thời gian thích đáng cho việc sửa lỗi . . . )
_ Học sinh chưa có ý thức tự giác về việc tự rèn luyện cách dùng từ cho bản thân. 
 Như vậy, với tầm quan trọng của lỗi chính tả như trên nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nhận thức , hiệu quả của giao tiếp . Người giáo viên cần phải nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề để vạch ra cách thức sửa lỗi chính tả cho học sinh một cách có hiệu quả nhất , nâng cao kĩ năng phát âm, viết đúng chính tả cho học sinh nói chung và học sinh dân tộc Thái nói riêng. 
Chương III :Tổ chức hoạt động chữa lỗi chính tả cho học sinh 
 Người giáo viên cần chú ý các hoạt động cơ bản sau :
 1) Xác định phương hướng chữa lỗi :
- thống kê những lỗi có thật của học sinh diễn ra hằng ngày : Qua giao tiếp ngoài giờ học , trong giờ học chính khóa bằng phương pháp phát vấn đàm thoại, qua các bài tập làm văn... Giáo viên theo dõi phát hiện khả năng phát âm cũng như kĩ năng dùng từ khi viết của học sinh, ghi vào sổ tay ghi chép cá nhân , dành thời gian chữa lỗi . 
 - Chữa lỗi kết hợp với rèn luyện khâu chuẩn. 
 Người giáo viên phải có trách nhiệm cao trong việc chữa lỗi và rèn luyện cho học sinh dùng từ chuẩn mực . Không nên xem tiết chữa lỗi chính tả cho học sinh là đơn giản mà thực hiện lướt qua . Cần phát hiện những lỗi cơ bản nhất , tạo cơ hội cho học sinh viết nhiều, nói nhiều thông qua các bài tập . Thậm chí nếu học sinh không thể phát âm chuẩn hoặc không thể viết đúng , giáo viên có thể phát âm mẫu , phân tích cấu trúc của âm tiết để cho học sinh nhớ về cấu tạo , sau đó ghi nhớ về nghĩa , thậm chí vẫn còn một số học sinh bậc THCS là người dân tộc còn chưa hiểu hết được nghĩa của một số từ trong tiếng Việt , người giáo viên phải có nhiệm vụ cung cấp vốn từ cho học sinh. Muốn vậy người giáo viên cần biết chọn các dạng bài tập liên quan đến lỗi của học sinh từ đó giúp các em ý thức tự sửa lỗi cho mình . 
 Chữa lỗi cần phải kiên trì , chữa ở mọi lúc mọi nơi trong một thời gian lâu dài. Công việc này đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình . 
 2) Quy trình chữa lỗi . 
 Cho học sinh phát hiện lỗi bằng các hình thức khác nhau: 
Khi viết :
 +Giáo viên dùng một loạt từ giống nhau hoặc gần giống nhau để điền vào chỗ trống thích hợp . 
 + Điền các phụ âm thích hợp để tạo từ đúng nghĩa. 
 + Điền các dấu phù hợp vào các tiếng để tạo từ có nghĩa và đúng nghĩa. 
 + Cho học sinh phát triển câu , đoạn , đặc biệt là tận dụng triệt để các giờ trả bài . Khi nói :
 Chú ý phát hiện khi học sinh đọc bài, trả lời các câu hỏi trên lớp, hoặc khi tham gia thảo luận , trong các giờ học ngoại khóa . . . 
 3) Hình thức chữa lỗi :
 Kết hợp với các giờ Tiếng Việt, Tập làm văn, dạy- học văn, ngoại khóa (Viết báo tường , Hoạt động ngoài giờ lên lớp , Píc níc. . . . ) chữa ở bất kì chỗ nào , lúc nào , mọi lúc , mọi nơi. 
 Tóm lại muốn tổ chức hoạt động chữa lỗi có hiệu quả cho học sinh , đòi hỏi người giáo viên cần phải chịu khó tìm tòi, phát hiện lỗi . Cần có phương pháp và biện pháp cụ thể, có tinh thần trách nhiệm cao thì dần dần sẽ nâng cao kĩ năng dùng từ đúng chuẩn mực cho học sinh THCS nói chung và học sinh dân tộc Thái nói riêng.
 Chương IV: Vận dụng cụ thể cho tiết dạy :
 Tiết 137- 138 :Chương trìng địa phương - Rèn chính tả . Ngữ văn - 7. 
 Định hướng về phương pháp : Chủ yếu chữa lỗi bằng cách làm các bài tập thực hành , chia nhóm và thảo luận nhóm. (Chia nhóm theo đặc điểm tiếng nói nhóm gồm các em học sinh là dân tộc Thái vào cùng nhóm) để lựa chọn các dạng bài tập . 
 Về nội dung :Chủ yếu chữa lỗi thường hay mắc phải như: 
 A- Mục tiêu: Khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương . 
 B- Chuẩn bị : Giáo viên chọn các dạng bài tập cần chữa lỗi cho từng nhóm . 
 - Giáo viên phô tô các bài tập ra phiếu học tập . 
 - Học sinh học thuộc lòng một số bài thơ hoặc một đoạn văn ngắn(khoảng 100 chữ) mà em thích nhất. 
 C- Bài mới
 -ổn định lớp:
 - Vào bài :
- Bài mới
Phương pháp
Giáo viên nêu một số lỗi các em thường hay mắc. 
Cách 1:Giáo viên đọc bài Qua đèo Ngang”-Bà Huyện Thanh Quan. Học sinh nghe đọc rồi viết. 
Cách 2:Học sinh nhớ và ghi lại một đoạn văn, bài thơ ngắn (khoảng 100 chữ ) . Sau đó , cho 2 em ngồi gần nhau tự soát lỗi cho nhau bằng cách dùng bút chì gạch chân những âm và dấu dùng sai rồi đưa cho HS tự sửa lỗi của mình sao cho đúng với văn bản có sẵn. . 
- Giáo viên phát phiếu học tập in sẵn các bài tập cho học sinh thảo luận theo nhóm và hoàn thành bài tập. Sau đó nhóm trưởng nêu đáp án, nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung. Giáo viên kết luận đáp án, học sinh tự sửa lỗi. 
- 
Giáo viên tổ chức thi nhóm nhỏ. 
Trong vòng 3 phút nhóm nào tìm được nhiều từ đúng theo yêu cầu bài tập thì nhóm đó thắng và được thưởng một tràng pháo tay. 
- Giáo viên sửa lỗi cho học sinh ( Nếu có ). 
-
- Làm việc cá nhân : có thể yêu cầu học sinh viết một đoạn văn chủ đề tự chọn có chứa một số từ dễ nhầm lẫn theo yêu cầu của bài tập. 
Đối với học sinh yếu : Cho các em đặt câu riêng với những từ đó để phân biệt được nghĩa sau đó mới viết đoạn văn. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà thực hiện. 
*) Củng cố :
- Giáo viên hệ thống lại nội dung ôn tập. 
- Nhận xét về nhận thức, thái độ học tập trong giờ học. 
*) Dặn dò :
- Khuyến khích học sinh đọc nhiều sách tham khảo, truyện, sưu tầm từ điển chính tả và từ điển Tiếng Việt để trau dồi thêm vốn ngôn ngữ. 
- Có ý thức tự giác rèn luyện khả năng phát âm cũng như kĩ năng viết đúng một số tiếng, từ có những âm dễ mắc lỗi. 
- Tự rèn luyện thói quen lập sổ tay chính tả. 
Nội dung
I- Rèn chính tả . 
 Viết đúng tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi ở miền Bắc và học sinh dân tộc Thái nói riêng. 
 ví dụ: âm: ch / tr , x/s, r/d/gi, l/n; l/đ;v/b. 
 Dấu :hỏi -nặng , sắc-ngã. . . . . 
II- Luyện tập. 
*) Bài tập 1:Viết những đoạn bài có những âm , dấu dễ mắc lỗi. 
a) Nghe-viết:Bài“QuaĐèo Ngang”. 
b) Nhớ -viết: Một bài thơ hoặc một đoạn văn khoảng 100 chữ. 
*) Bài tập 2 :Điền vào chỗ trống 
 (Dành cho nhóm học sinh dân tộc)
 a - Điền một chữ cái hoặc một dấu thanh vào chỗ trống: 
 - Điền l/đ cho phù hợp :
. . . . . . i học, lao . . . . . . . . ộng , . . . . ao công, . . . . àm lụng, . . . . . . . ến trường, . . . . . . 
- Điền b/v vào chỗ trống :
. . . . . . . . . . bảo . . . . . ệ, vất ... ả, . . ào lớp, ... ao bì, ...ật . ...ạ. 
- điền dấu ( hỏi / nặng), (ngã /sắc):
xư lí, nga ba, gia sử, xét xư, tiêu thuyết, cái châu. . . 
b - Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống :
+ Chọn ( trung, chung ) vào : . . 
sức, ... thành, . . . thủy, 
. . .. đại, . . . 
+ Điền ( mãnh, mảnh) vào : dũng . . . . . , 
. . trăng, ...... liệt, . . . 
* - Điền vào chỗ trống:(Dành cho học sinh dân tộc Kinh). 
a- Điền một chữ cái , một dấu thanh, một vần vào chỗ trống:
* điền TR/ CH vào:
. . . . . ân lí, . . . ân châu, . . . . ân trọng , . . . . . . ân thành, cá . . . . . . . . . ê, con . . ỏ, kể . . uyện, câu . . . . uyện, tập . . uyện, . . oáng mặt. 
*- Điền X/S vào :
 - Xó .... ỉnh, Xinh.... ẻo, Xỏ. iên, xinh .... ắn, . ...ốt vang ... ốt, . ..ôi ăn
 -. . ung túc , sùng.... ục, súc . inh, su .... u. 
*- Điền D/ R / GI vào :
 - . . i dân, giữ . ìn, . . . . . . . . . . . . ậm chân, . ập đầu , . . . í dỏm, dở . . ang , . ông dài, dửng . . ưng, dồn . . ập, răm . . . ắp, rách . ưới, rác . . . ưởi, . . ung rinh. 
*- Điền L /Đ vào :
 -Cầm . . ấy , đất . . ai, đi . . ứng, . . . . . àng hoàng, từ . . . áy,...... 
* -Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm , vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống:
- Chọn (dành / giành) vào chỗ trống :
 . . . . . . . . ành dụm , để . . . . . ành, tranh . . . . . . ành, . . . . . . . ành độc lậ - Chọn ( sĩ, xỉ, Xỉ) vào :
 Liêm . . ỉ, dũng . . ĩ, . . ĩ khí , . . . . . . ỉ vả. 
*) Bài 3 :Tìm từ theo yêu cầu :
a - Tìm các từ chỉ tên sự vật hoạt động, trạng thái, tính chất . . . bắt đầu bằng chữ cái ( l/đ ) hoặc ( b/v )
- Các từ chỉ hoạt động trạng thái chứa các tiếng có thanh (hỏi ngã, sắc, nặng)
b - Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo đặc điểm ngữ âm cho sẵn : Những tiếng bắt đầu bằng ( b/v , l/đ, r/gi/d ) 
. Không thật, vì được tạo một cách không tự nhiên, ví dụ : giả dối, . . . 
+ Tàn ác, vô nhân đạo :
+ Dùng cử chỉ, ánh mắt làm dấu hiệu để người khác biết. 
*) Bài 4 : Đặt câu phân biệt những từ, tiếng dễ lẫn : 
- Đặt câu với bất kì nội dung nào có chứa tiếng, từ bắt đầu bằng : b/v, l/đ, s/x, ch/ tr , . . . 
- Đặt câu phân biệt từ : giành/ dành
- Đặt câu phân biệt từ : tắc/ tắt. 
*) Bài 5 : Hướng dẫn lập sổ tay chính tả 
Lập theo nhóm phụ âm hay mắc lỗi 
Ví dụ : b/v, l/đ, r/gi/d, s/x, c/k/qu, . . . 
 Với năm loại bài tập chính tả trên, nếu giáo viên biết tổ chức hướng dẫn các em làm bài tập thì chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả, lỗi chính tả sẽ giảm nhiều. Vậy làm thế nào để giải quyết tốt những bài tập đó có hệu quả :Tôi xin trình bày sáng kiến của tôi đã vận dụng trong năm học qua như sau:
- Yêu cầu học sinh viết vào phiếu học tập đúng âm theo yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu học sinh phát âm, đúng âm và dấu đã viết. 
 Nếu viết không chính xác , nói không chuẩn cần phải tìm hiểu nguyên nhân. 
 Có thể xảy -ra:
 1- Do không ý thức khi nói hoặc không thể phát âm được do thói quen của tiếng địa phương . 
 2- Do không hiểu nghĩa của từ . 
 Biện pháp khắc phục:
 Đối với lỗi 1: Giáo viên luyện cho học sinh nói, hướng dẫn từng cách phát âm của từng phụ âm. Sau đó, cho học sinh tự phát âm nhiều lần cho đến khi phát âm chuẩn. 
Ví dụ : Khi phát âm sai âm ( b/v , l/đ) ta cần chú ý đến sự uốn lưỡi ( đầu lưỡi chạm vào ngạc trên và giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện động tác . )
Đói với lỗi 2 : Do viết không ý thức được và dẫn đến sai âm đầu, giáo viên cần phải phân tích cắt nghĩa cụ thẻ cho từng từ. Để từ đó học sinh hiẻu được nghĩa nhớ được âm, dùng từ chính xác. 
Ví dụ : Khi nói “ vào nhà ” -> “ bào nhà ” càn phân biệt “ vào “” là chỉ hướng hoạt động vào một sự vật còn “ bào “” là một sự vật và với từ trên là sai. 
Tóm lại : Dùng từ saichính tả dẫn đến sai nghĩa hoặc không có nghĩa trong ngữ cảnh ấy vì thế người giáo viên cần phải khắc phục tình trạng trên bằng nhiều biện pháp khác nhau. Chữa ở mọi lúc mọi nơi. 

Tài liệu đính kèm:

  • docHien - De tai TV dung tu dung chuan muc 2006.doc