Đề tài: Khắc phục học sinh yếu, kém môn Toán ở lớp 7A3

Đề tài: Khắc phục học sinh yếu, kém môn Toán ở lớp 7A3

1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Thực tế chất lượng môn Toán ở lớp 7A3, tại trường THCS Phương Thịnh, hiện tôi đang dạy có số lượng học sinh yếu kém khá cao. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường.

Để khắc phục tình trạng trên, tôi nghiên cứu chọn giải pháp: Khắc phục học sinh yếu, kém môn Toán ở lớp 7A3. Việc làm này có tác dụng giúp cho học sinh củng cố lại các kiến thức đã học và rèn luyện theo kịp chương trình, kiến thức mới được học. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương của lớp 7A3, trường THCS Phương Thịnh (Tổ 1, tổ 3, tổ 5 là nhóm thực nghiệm, các tổ 2, tổ 4, tổ 6 là nhóm đối chứng). Thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế từ tuần thứ 10 đến hết tuần 19, năm học 2010 - 2011.

 

doc 11 trang Người đăng vultt Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài: Khắc phục học sinh yếu, kém môn Toán ở lớp 7A3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHẮC PHỤC HỌC SINH YẾU, KÉM 
MÔN TOÁN Ở LỚP 7A3 
1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Thực tế chất lượng môn Toán ở lớp 7A3, tại trường THCS Phương Thịnh, hiện tôi đang dạy có số lượng học sinh yếu kém khá cao. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường.
Để khắc phục tình trạng trên, tôi nghiên cứu chọn giải pháp: Khắc phục học sinh yếu, kém môn Toán ở lớp 7A3. Việc làm này có tác dụng giúp cho học sinh củng cố lại các kiến thức đã học và rèn luyện theo kịp chương trình, kiến thức mới được học. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương của lớp 7A3, trường THCS Phương Thịnh (Tổ 1, tổ 3, tổ 5 là nhóm thực nghiệm, các tổ 2, tổ 4, tổ 6 là nhóm đối chứng). Thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế từ tuần thứ 10 đến hết tuần 19, năm học 2010 - 2011.
Qua nghiên cứu và thu thập số liệu, kết quả độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả p=0,0109 < 0,05 cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến việc làm giảm số lượng học sinh yếu kém và chất lượng học tập môn Toán của lớp 7A3 đã được nâng lên. 
2. GIỚI THIỆU
2.1. Hiện trạng:
- Chất lượng học tập môn Toán của học sinh lớp 7A3 ở trường THCS Phương Thịnh chưa cao. Qua kết quả khảo sát đầu năm cho thấy đa số học sinh của lớp xếp loại trung bình – yếu. 
- Nhiều học sinh chưa nắm vững kiến thức đã học ở tiểu học, cũng như tiếp thu kiến thức mới được cung cấp còn chậm, chưa vận dụng được kiến thức mới vào việc giải bài tập có liên quan.
- Các chuyên đề khắc phục học sinh yếu, kém của chưa tìm ra được biện pháp hữu hiệu nhằm giảm số lượng và tỉ lệ học sinh yếu kém của môn học. 
- Phần lớn học sinh chưa ham thích học tập môn Toán.
2.2. Giải pháp thay thế: 
- Qua hiện trạng trên, tôi quyết định chọn đề tài “Khắc phục học sinh yếu, kém môn Toán ở lớp 7A3” nhằm tìm ra giải pháp giảm số lượng và tỉ lệ học sinh yếu, kém ở lớp 7A3.
- Giáo viên biên soạn tài liệu ôn tập những kiến thức căn bản, trọng tâm mà học sinh đã được học ở năm trước và kiến thức căn bản được học ở học kì I năm lớp 7. Qua đó đề ra những bài tập vừa sức với trình độ giúp các em rèn luyện và củng cố lại kiến thức bị hỏng, cũng như nhũng ra những bài tập rèn luyện vừa sức với trình độ của nhóm học sinh này, giúp các em theo kịp chương trình kiến thức mới đang được học. Bên cạnh đó, hàng tuần giáo viên còn sắp xếp thời gian phụ đạo riêng cho những đối tượng học sinh yếu, kém và ghi lại kết quả rèn luyện qua hàng tuần của học sinh. Kết hợp chặt chẽ với gia đình phụ huynh có học sinh yếu kém để nhắc nhở việc học tập ở nhà của các em.
2.3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài:
- Nâng chất học sinh yếu, kém môn Toán 7 năm học 2009 – 2010 trường THCS Hòa Hưng – Quảng Ninh.
- Khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém môn Toán năm học 2009 -2010, Trường THCS Trần Văn Côn – Quận Tân Phú – TP.HCM.
- Khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém môn Toán – Trường THCS Nguyễn Văn Linh, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng. 
- Bồi dưỡng học sinh yếu kém, khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp năm học 2009 – 2010, Trường THCS Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu môn Toán – Trường THCS Nguyễn Văn Thêm.
2.4. Vấn đề nghiên cứu: 
Khắc phục học sinh yếu kém môn Toán ở lớp 7A3 thông qua tổ chức ôn tập kiến thức cũ và giúp học sinh nắm vững kiến thức mới, kết hợp với việc theo dõi học tập ở gia đình học sinh có làm giảm số lượng học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng học tập bộ môn toán ở lớp 7A3 hay không?
2.5. Giả thuyết nghiên cứu: 
Việc tổ chức ôn tập kiến thức cũ và giúp học sinh nắm vững kiến thức mới, kết hợp với việc theo dõi học tập ở gia đình học sinh đã giảm số lượng học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng học tập bộ môn toán ở lớp 7A3.
3. PHƯƠNG PHÁP: 
3.1. Khách thể nghiên cứu:
*Giáo viên: Nguyễn Hữu Đức – giáo viên toán dạy lớp 7A3 trường THCS Phương Thịnh trực tiếp thực hiện việc nghiên cứu.
*Học sinh: 8 học sinh yếu, kém thuộc các tổ 1, 3, 5 của lớp 7A3 (Nhóm thực nghiệm) và 8 học sinh yếu, kém thuộc các tổ 2, 4, 6 của lớp 7A3 (Nhóm đối chứng).
3.2. Thiết kế:
Tôi dùng Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên của lớp 7A3, trường THCS Phương Thịnh. 
Tôi căn cứ vào kết quả khảo sát môn Toán đầu năm học của lớp 7A3 do hội đồng bộ môn Toán nhà trường ra đề và chọn ra các nhóm ngẫu nhiên là các học sinh yếu kém thuộc các tổ 1, tổ 3, tổ 5 (nhóm thực nghiệm) và các học sinh yếu kém thuộc các tổ 2, tổ 4, tổ 6 (nhóm đối chứng) là ngang nhau. Tôi thực hiện tác động bằng cách tổ chức ôn tập kiến thức cũ và giúp học sinh nắm vững kiến thức mới, kết hợp với việc theo dõi học tập ở gia đình học sinh của nhóm thực nghiệm. Qua tác động giải pháp thay thế 10 tuần, tôi tiến hành kiểm tra sau tác động đối với các học sinh yếu kém của nhóm thực nghiệm bằng kết quả điểm trung bình môn Toán học kì I của lớp 7A3 năm học 2010 - 2011. Sau đó, tôi dùng phép kiểm chứng T-test để phân tích dữ liệu.
Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
 Đối chứng
Thực nghiệm 
TBC
1.54
1.55 
p =
0.98
p = 0,98 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. 
Bảng thiết kế nghiên cứu:
Nhóm
Kiểm tra trước tác động
Tác động
Kiểm tra sau tác động
N1
O1
X
O3
N2
O2
---
O4
N1: Nhóm thực nghiệm (học sinh yếu, kém tổ 1, 3, 5)
N2: Nhóm đối chứng (học sinh yếu, kém tổ 2, 4, 6)
3.3. Quy trình nghiên cứu:
Tôi biên soạn đề cương ôn tập lại kiến thức đã học và kiến thức sẽ được học tiếp theo cho học sinh tự ôn tập với sự hướng dẫn của tôi qua các buổi học phụ đạo và có sự giám sát, theo dõi của gia đình học sinh trong thời gian học tập ở nhà. Hàng tháng, tôi tổ chức họp PHHS của nhóm nghiên cứu để nắm tình hình học tập ở nhà của các em, sau đó rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp giáo dục học sinh tháng tiếp theo.
Quy trình chuẩn bị đề cương có kèm theo bài tập củng cố và rèn luyện cho học sinh. Tôi thường xuyên phối hợp với gia đình của các học sinh yếu kém của lớp học để dễ dàng ghi lại sự tiến bộ của các em.
Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm theo thời khoá biểu, lịch báo giảng, kế hoạch năm học và kế hoạch khắc phục học sinh yếu kém của bộ môn.
3.4. Đo lường:
Sau khi tiến hành kiểm tra sau tác động kết quả học tập của nhóm thực nghiệm qua đề kiểm tra học kì I và tính kết quả điểm trung bình môn toán học kì I của lớp 7A3. Đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh được tổ tự nhiên tổ chức ngân hàng đề và kiểm tra khách quan với tác động thực nghiệm của tôi. Đề kiểm tra học kì do sở giáo dục ra.
Sau khi có kết quả kiểm tra chương và học kì ở môn Toán lớp 7A3 tổ tự nhiên tiến hành chấm bài theo đáp án đã cho sẵn của tổ và thống kê kết quả sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
4. Phân tích dữ liệu và kết quả:
4.1. Trình bài kết quả:
Bảng so sánh điểm trung bình sau khi tác động:
Đối chứng
Thực nghiệm
Điểm trung bình
1,55
5,48
Độ lệch chuẩn
1,35
0,94
Giá trị p của T-test
0,0109
Chênh lệch giá trị 
trung bình chuẩn SMD
0.87
4.2. Phân tích dữ liệu:
- Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 5,48 cao hơn nhiều so với điểm trung bình kiểm tra trước tác động là 1,55. Điều này chứng tỏ rằng chất lượng học tập môn Toán của học sinh lớp 7A3 đã được nâng lên đáng kể.
- Độ chênh lệch chuẩn của kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 0,9377 < 1 điều này cho thấy mức độ chênh lệch có ý nghĩa.
- Độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả p=0,0109 < 0,05 cho thấy sự chênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa trước và sau tác động là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình khảo sát trước và sau tác động là không xảy ra ngẫu nhiên mà là do tác động của giải pháp thay thế đã mang lại hiệu quả.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = sánh với bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của giải pháp khắc phục học sinh yếu, kém môn Toán ở lớp 7A3 của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Khắc phục học sinh yếu kém qua việc tổ chức ôn tập kiến thức cũ và giúp học sinh nắm vững kiến thức mới môn Toán ở lớp 7A3”
 đã được kiểm chứng. 
Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
4.3. Bàn luận:
+ Ưu điểm:
- Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 5.48, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 4.3. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,87; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,87. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. 
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là p = 0,0109 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. 
+ Hạn chế:
Nghiên cứu này giúp khắc phục học sinh yếu kém qua việc tổ chức ôn tập kiến thức cũ và giúp học sinh nắm vững kiến thức mới môn Toán ở lớp 7A3 thuộc trường THCS Phương Thịnh, nhưng do thời gian nghiên cứu ngắn nên chưa đánh giá được một cách hoàn toàn chính xác sự tiến bộ của học sinh, có thể dẫn đến sự tiến bộ rồi sau đó lại thụt lùi như tình trạng ban đầu nếu như không kiểm soát được thời gian ôn tập và rèn luyện của học sinh. Hơn nữa giáo viên cần phải biên soạn kiến thức củng cố và rèn luyện phù hợp với sự tiến bộ của học sinh và biết cách kết hợp với gian đình học sinh một cách phù hợp.
5. Kết luận và khuyến nghị:
5.1. Kết luận : 
Việc khắc phục học sinh yếu kém qua việc tổ chức ôn tập kiến thức cũ và giúp học sinh nắm vững kiến thức mới môn Toán ở lớp 7A3 của trường THCS Phương Thịnh đã làm cho kết quả học tập môn toán được nâng lên, số lượng học sinh yếu kém được giảm đáng kể. Học sinh tự tin hơn trong học tập, thêm yêu thích môn học và ngày càng thân thiện với trường, lớp hơn. 
5.2. Khuyến nghị:
5.2.1. Đối với các cấp lãnh đạo: Cần khuyến khích giáo viên nghiên cứu chọn ra giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục học sinh yếu kém của từng môn học. Động viên, giúp đỡ và khen thưởng những giáo viên có thành tích trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường.
5.2.2. Đối với giáo viên: Phải không ngừng đầu tư nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân, biết cách áp dụng hợp lí với lớp mình giảng dạy.
Với kết quả của đề tài nghiên cứu, tôi rất mong muốn được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo giáo dục. Những ý kiến đóng góp quý báu, chân thành của quý đồng nghiệp giúp cho tôi hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu này.
6. Tài liệu tham khảo
- Mạng Internet, giaoandientu.com.vn
- Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT.
- Sách giáo khoa lớp 6 và lớp 7 – Nhà xuất bản giáo dục – Bộ GD&ĐT. 
7. Minh chứng – phụ lục cho đề tài nghiên cứu
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
Nhóm thực nghiệm (tổ 1, tổ 3, tổ 5)
Stt
Họ và tên học sinh
KT trước tác động
KT sau tác động
1
Nguyễn Thị Bích Mai
2.3
6
2
Mai Quang Hoài
0
4.3
3
Võ Anh Hào
1.5
6
4
Nguyễn Minh Chí
0
4.9
5
Trương Thị Hồng Gấm
2.5
6.1
6
Phan Thị Thúy Hằng
2.8
5
7
Trần Thị Mỹ Liên
3.3
7
8
Huỳnh Phú Lâm
0
4.5
Nhóm đối chứng (tổ 2, tổ 4, tổ 6)
Stt
Họ và tên học sinh
KT trước tác động
KT sau tác động
1
Nguyễn Thị Cẩm Hằng
1
4.4
2
Lê Văn Hữu
1
3.7
3
Nguyễn Trọng Hữu
1
4.2
4
Nguyễn Nhựt Huy
3.5
5.3
5
Đinh Văn Nhị
0
3.9
6
Võ Văn Hiểu
3.8
5
7
Trương Thanh Tùng
1
3.9
8
Huỳnh Thị Cẩm Diện
1
4
MỤC LỤC
Stt
Nội dung
Trang
1
1.Tóm tắt
1
2
2.Giới thiệu
1
3
2.1. Hiện trạng
1
4
2.2. Giải pháp thay thế
2
5
2.3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đè tài
2
6
2.4. Vấn đề nghiên cứu
3
7
2.5. Giả thuyết nghiên cứu
3
8
3. Phương pháp
3
9
3.1. Khách thể nghiên cứu
3
10
3.2. Thiết kế nghiên cứu
3
11
3.3. Quy trình nghiên cứu
4
12
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu
5
13
4. Phân tích dữ liệu và kết quả
5
14
4.1. Trình bày kết quả
5
15
4.2. Phân tích dữ liệu
5
16
4.3. Bàn luận
6
17
5. Kết luận và khuyến nghị
7
18
5.1. Kết luận
7
19
5.2. Khuyến nghị
7
20
6. Tài liệu tham khảo
8
21
7. Minh chứng - phụ lục của đề tài nghiên cứu
8
PHẦN ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG
-------------------
1. Tên đề tài: 
2. Người tham gia thực hiện:
Họ và tên
Cơ quan công tác
Trình độ 
chuyên môn
Môn học phụ trách
THCS Phương Thịnh
Đại học
3. Họ tên người đánh giá: 
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6. 
4. Đơn vị công tác: ...
5. Ngày họp: ........................................................................................................
6. Địa điểm họp: ................................................................................................... 
7. Ý kiến đánh giá : 
8. Kết luận:
o Tốt (Từ 86–100 điểm) 
o Khá (Từ 70-85 điểm) 
o Đạt (50-69 điểm) 
o Không đạt (< 50 điểm)
................................
Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docDe tai NCKHSPUDKhac phuc HS yeu kem mon toan 7.doc