Đề tài Lựa chọn bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập của học sinh nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức phần: Sự truyền nhiệt ở lớp 8 THCS

Đề tài Lựa chọn bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập của học sinh nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức phần: Sự truyền nhiệt ở lớp 8 THCS

A-MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài

 Cùng với tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ sự nghiệp giáo dục cũng nhanh chóng đổi mới nhằm đào tạo con người có đủ trình độ kiến thức phổ thông cơ bản và hiện đại theo kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới. Chương trình học hết THCS học sinh phải có kiến thức phổ thông cơ bản, tinh giảm thiết thực để có thể chiếm lĩnh những nội dung khác của KHXH và nhân văn, KHTN và công nghệ. Nắm được những kiến thức có ý nghĩa đối với cuộc sống cá nhân và gia đình, cộng đồng có kĩ năng bước đầu vận dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm thu được của bản thân, biết vận dụng có sáng tạo để giảI quyết những vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Như vậy ngay từ những năm học trong nhà trường cùng với việc học những kiến thức khoa học, học sinh còn phải học cả những phương pháp nhận thức và học cách vận dụng chúng trong mỗi trường hợp cụ thể. Chẳng hạn vận dụng ngay vào cuối mỗi bài học để làm bài tập, để giảI thích các hiện tượng trong thực tế

 

doc 20 trang Người đăng vultt Lượt xem 1026Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Lựa chọn bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập của học sinh nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức phần: Sự truyền nhiệt ở lớp 8 THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a-mở đầu
1.lí do chọn đề tài
 Cùng với tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ sự nghiệp giáo dục cũng nhanh chóng đổi mới nhằm đào tạo con người có đủ trình độ kiến thức phổ thông cơ bản và hiện đại theo kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới. Chương trình học hết THCS học sinh phải có kiến thức phổ thông cơ bản, tinh giảm thiết thực để có thể chiếm lĩnh những nội dung khác của khxh và nhân văn, khtn và công nghệ. Nắm được những kiến thức có ý nghĩa đối với cuộc sống cá nhân và gia đình, cộng đồng có kĩ năng bước đầu vận dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm thu được của bản thân, biết vận dụng có sáng tạo để giảI quyết những vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Như vậy ngay từ những năm học trong nhà trường cùng với việc học những kiến thức khoa học, học sinh còn phải học cả những phương pháp nhận thức và học cách vận dụng chúng trong mỗi trường hợp cụ thể. Chẳng hạn vận dụng ngay vào cuối mỗi bài học để làm bài tập, để giảI thích các hiện tượng trong thực tế 
Trong khi đó với học sinh đại trà vùng nông thôn trình độ nhận thức còn hạn chế, khả năng vận dụng kiến thức còn thấp, kĩ năng giảI bài tập chưa tốt dẫn đến việc giảI bài tập của học sinh con thụ động chưa chiếm lĩnh được kiến thức. Vì vậy việc dạy cho học sinh giảI bài tạp vật lí là một công việc khó khăn và ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên vật lí trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh .về mặt hiệu quả của giảng dạy vật lí trường phổ thông đặc biệt là rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã lĩnh hội được thì vai trò của bài tập vật lí hết sức quan trọng có giá trị to lớn. GiảI bài tập vật lí không chỉ giúp cho học sinh củng cố kiến thức luyện tập áp dụng những định luật đã học mà quan trọng hơn là hình thành phong cách nghiên cứu phát triển tư duy của học sinh trong quá trình giảI bài tập cũng như trong mọi hoạt động trí tuệ đòi hỏi phảI áp dụng các hình thức và phương pháp nhận thức khoa học. Bài tập vật lí là một phương tiện rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức liên hệ lí thuyết với thực tế.
Để phát huy hết vai trò và tác dụng của bài tập vật lí trong dạy học thì việc giải bài tập phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình dạy học và tuỳ theo mục đích dạy học mà lựa chọn nội dung và hướng dẫn học sinh giải bài tập thích hợp đồng thời muốn dạy tốt thì trước tiên giáo viên phải giải bài tập đó, tiếp đó phải hướng dẫn học sinh giải bài tập. Chính vì lí do trên tôI chọn đề tài.
Lựa chọn bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập của học sinh nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức phần:sự truyền nhiệt ở lớp 8 THCS.
2.mục đích đề tài
Xác định một hệ thống bài tập và vạch ra tiến trình dạy họcđối với hệ thống bài tập đó nhằm nâng cao hiệu quả của bài tập trong việc giúp học sinh nắm vững kiến thức phần sự truyền nhiệt ở lớp 8 THCS.
3.giả thiết khoa học.
 Nếu lựa chọn được hệ thống bài tập và vạch ra tiến trình hoạt động dạy học đối với hệ thống bài tập đó sao cho phát huy được tính tích cực tự chủ của học sinh thì psẽ phát huy được bài tập vật lý trong dạy học vật lý.
4.nhiệm vụ của đề tài 
Để đạt được mục đích của đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
-nghiên cứu lí luận dạy học về bài tập vật lí để vận dụng và nghiên cứu hoạt động dạy, học về bài tập của phần “ sự truyền nhiệt”
- Nghiên cứu nội dung sự truyền nhiệt trong SGK nhằm xác định mức độ nội dung các kiến thức cơ bản học sinh cần nắm vững, các kĩ năng giảI bài tập cơ bản học sinh cần rèn luyện để xác định nội dung bài tập của chương này.
- Tìm hiểu thực tế dạy học phần” sự truyền nhiệt” ở một số trường thcs thuộc tỉnh Nam Định nhằm thu thập các thông tin:
+ Tình hình dạy học: Đặc biệt quan tâm tới các vấn đề xác thực việc lựa chọn các bài tập ở phần “ sự truyền nhiệt”. Với số lượng 10 bài tập sao cho viẹc sử dụng đạt chất lượng cao nhất.
+ Tình hình học: Quan tâm tới việc giảI bài tập của học sinh nhằm tìm ra những khó khăn, sai lầm phổ biến khi làm bài tập phần này từ đó biết được nguyên nhân sai để có biện pháp giảI quyết.
+ Soạn thảo bài tập sự truyền nhiệt nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức phần này.
Phân tích kĩ năng sử dụng từng bài tập và soạn thảo phương cách hướng dẫn học sinh giảI một số bài tập trong hệ thống bài tập này.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để hoàn thiện nội dung hệ thống bài tập, tiến trình hoạt động dạy đố với từng bài được nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về việc dạy giải bài tập vật lí
- Phương pháp điều tra giáo viên và học sinh.
- Soạn thảo hệ thống bài tập và phương án hướng dẫn học sinh giảI bài tập để đưa vào thực nghiệm, đối chiếu kết quả thực nghiệm với những dự kiến soạn thảo ban đầu để phân tích và chỉnh lí hoàn thiện hệ thống bài tập cũng như phương án hướng dẫn học sinh.
B. Nội dung
Chương I
Cơ sở lí luận của việc lựa chọn bài tập và sử dụng bài tập trong dạy học vật lý ở trường phổ thông.
I.1. Mục đích sử dụng bài tập trong quá trình dạy học
Trong quá trình dạy học vật lí các bài tập có tầm quan trọng đặc biệt, chúng được sử dụng theo những mục đích khác nhau
Bài tập vật lý có thể được sử dụng như là phương tiện nghiên cứu tài liệu mới nhằm đảm bảo cho học sinh lĩnh hội những kiến thức mới một cách sâu sắc và chắc chắn.
Bài tập vật lí là một phương tiện rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức, liên hệ lí thuyết với thực tế, học tập với đời sống.
Bài tập vật lý là một phương tiện có tầm quan trọng đặc biệt trong việc luyện tư duy, bồi dưỡng phươnbg pháp nghiên cứu khoa học cho học sinh
Bài tập vật lý là phương tiện ôn tập củng cố kiến thức đã học một cách sinh động và có hiệu quả
I.2. Phân loại bài tập vật lí
 Người ta phân loại bài tập vật lí theo từng đặc diểm
I.2.1 Theo nội dung:
Trước hết chia các bài tập vật lí theo đề tài của tài liệu
Phân biệt các bài tập có nội dung trừu tuợng và bài tập có nội dung cụ thể
Bài tập có nội dung kĩ thuật tổng hợp 
Bài tập có nội dung lịch sử, bài tập vui.
I.2.2 Theo phương thức cho điều kiện hoặc phương thức giải:
Theo bài tập định tính
Theo bài tập định lượng
Các bài tập thực nghiệm
Bài tập đồ thị
I.2.3 Theo yêu cầu rèn luyện kĩ năng phát triển tư duy học trong quá trình dạy học cần phân biệt các bài tập luyện tập và bài tập sáng tạo
I.3 Phương pháp giảI bài tập vật lí
Để có thể nêu ra được những nét chung của phương pháp giảI bài tập vật lí cần hiểu rõ quá trình tư duy trong việc xác lập đuờng lố giảI một bài tập vật lí.
Quá trình giải bài tập vật lí thực chất là quá trình tìm hiểu điều kiện của bài tập, xem xét hiện tượng vật lí được đề cập và dựa trên kiến thức vật lí- Toán để nghĩ tới những mối liên hệ có thể có của cáI đã cho và cái phải tìm, từ đó chỉ rõ được mối liên hệ tường minh trực tiếp của cái phải tìm với những cái đã biết tức là tìm được lời giảI đáp.
Tóm lại để định hướng đúng đắn phương pháp giải bài tập vật lí giáo viên có thể kiểm tra hoạt động giảI bài tập của học sinh và có thể hướng dẫn, giúp đỡ học sinh giải bài tập có hiệu quả, nói chung tiến trình giảI bài tập trải qua 4 bước:
+ Tìm hiểu đề bài
+ Xác lập mối liên hệ qua các dữ kiện
+ Xuất phát với cái phải tìm rút ra kết quả
+ Kiểm tra xác nhận kết quả
I.4 hướng dẫn học sinh giảI bài tập vật lí
Muốn hướng dẫn học sinh giảI bài tập vật lí cụ thể nào đó thì dĩ nhiên giáo viên phảI giảI được bài tập đó nhưng như vậy chưa đủ muốn cho việc hướng dẫn giảI bài tập được định hướng một cách đúng đắn giáo viên phảI phân tích được phương pháp giảI bài tập cụ thể bằng cách vận dụng những hiểu biết về tư duy giảI bài tập vật lí để xem xét việc giảI bài tập cụ thể này, mặt khác phảI xuất phát từ mục đích sư phạm cụ thể của việc giảI bài tập để xác định kiểu hướng dẫn cụ thể:
+ hướng dẫn tìm tòi:
Kiểu hướng dẫn này đòi hỏi giáo viên phảI phân tích một cách khoa học việc giảI bài tập để xác định được một trình tự chính xác chặt chẽ của các hành động cần thực hiện và phảI đảm bảo những hành động đó là sơ cấp đối với học sinh, sự hướng dẫn hành động theo một mẫu đã có gọi là hướng dẫn Angôrit.
+ hướng dẫn tìm tòi:
Là kiểu hướng dẫn mang tính chất gợi ý cho học sinh suy nghĩ tìm tòi phát hiện cách giảI quyết không phảI là giáo viên chỉ hướng dẫn cho học sinh mà là giáo viên gợi mở để học sinh tự tìm cách giảI quyết xác định các hành động để đạt kết quả
I.5Mối quan hệ giữa nắm vững kiến thức và giảI bài tập vật lí.
Sự nắm vững lời giảI một bài tập vật lí phảI thể hiện ở tài năng trả lời câu hỏi, việc giảI bài tập này cần xác lập những mối quan hệ cơ bản nào?Sự xác lập các mối liên hệ cơ bản này trên sự vận dụng kiến thức vật lí gì vào điều kiện cụ thể của bài tập.
Đối với những bài tập đơn giản khi vận dụng kiến thức vật lí vào điều kiện cụ thể của bài tập ta có thể thấy ngay được mối liên hệ trực tiếp của cáI phảI tìm với cací đã cho chẳng hạn có thể dẫn ra ngay một công thức vật lí mà trong đó chứa yếu tố phảI tìm. Trong sự vận hành các mối liên hệ cơ bản đI đến xác định được cáI phảI tìm ta thấy có vai trò quan trọng của các kiến thức, kỹ năng toán học với những kiến thức vật lí. Việc nắm lời giảI một bài tập vật lí phức tạp thể hiện ở khả năng trả lời câu hỏi.
Chương II
Nội dung kiến thức cơ bản và tình hình dạy học về bài tập phần sự truyền nhiệt
II.1 Nội dung kiến thức cơ bản của phần sự truyền nhiệt
 II.1.1 Vị trí của phần” Sự truyền nhiệt” vật lí 8- THCS
Chương này bao gồm 16 tiết từ T23 – T39
*Những kiến thức học sinh đã có thể áp dụng cho phần này:
- Thuyết cấu tạo nguyên tử.
- KháI niệm nội năng
- Các cách làm biến đổi nội năng của vật
* Kiến thức về sự truyền nhiệt được áp dụng cho việ xây dựng kiến thức ở chương III” Sự chuyển thể của các chất khác”
II.1.2. Mức độ nội dung các kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm vững.
* Ba hình thức truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt
+ Dẫn nhiệt: Sự truyền động năng từ các hạt này sang các hạt khác trong khối chất, chất dẫn điện tốt: Kim loại, dầu. Thuỷ ngân
+ Đối lưu: Do lớp chất lỏng( hay khí) nóng nhẹ hơn nổi lên còn các lớp lỏng( hay khí) lạnh nặng hơn chìm xuống dưới.
+Bức xạ nhiệt: Truyền nhiệt bằng các tia nhiệt không có sự tham gia của vật, vật sẫm bức xạ nhiệt nhanh hơn và hấp thụ nhiệt nhiều hơn vật màu sáng.
* Phần nội năng mà vật nhận được hay mất đI khi truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng
 Đơn vị nhiệt lượng Jun(J) calo; 1calo= 4,25
CT:Q= cm(t2 – t1)
Q: Nhiệt lượng thu vào( toả ra) đơn vị J(cal)
t1: Nhiệt độ ban đầu(0C)
t2: Nhiệt lượng cuối(0C)
m: khối lượng của vật(kg)
C: Nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật(J/kg độ)
* Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kh chất đó để nó tăng thêm 10C:J/kg độ
* Phương trình cân bằng nhiệt: Trong qu ... nội dung các bài tập giúp học sinh khắc phục những sai lầm phổ biến khi học phần sự truyền nhiệt.
-các bài tập sắp xếp theo hệ thống,theo nhóm kiến thứcvới mức độ phức tạp tăng dần.
-số lượng bài tập:dựa vào phân phối chương trình kiến thức phần sự truyền nhiệt sao cho số lượng bao hết kiến thức và phù hợp với thời gian.
1.2.xuất phát từ những yêu cầu trên bài tập do chúng tôi đề xuất gồm:
Bài 1:
Tại sao khi bị rót nươc sôi đột ngột thì các loại cốc thành dày dễ vơ nứt hơn cốc thành mỏng.muốn cốc chứa khongbị vỡ nứt khi rót nước sôI ta làm thế nào?
Bài 2:
Vào những ngày mùa đông lạnh giá chim thường đứng xù lông ra tại sao?
Tại sao làm như vậy chim chịu lạnh tốt hơn?
Bài 3:
Một con cá nhỏ bơI dưới đáy ống nghiệm dài bằng thuỷ tinh đựng nước.dùng đèn cồn đun phần nước phía trên ống nghiệm tới khi phần nước phía trên sôI nhưng con cá vẫn bơI lội được ở phần nước phía dưới ống nghiệm.giảI thích tại sao? 
Bài 4:
Một chiếc thìa bằng nhôm và một chiếc thìa bằng đồng cùng nhúng vào một cốc nước nóng. Nhiệt độ cuối cùng của chúng có bằng nhau không? Tai sao?
Bài 5:
Vì sai về mùa lạnh khi đặt tay lên một vật bằngdồng ta thấytay buốt hơn khi dặt tay vào một phần bằng gỗ có phải nhiệt độ của đồng lúc ấy thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh không?
|Bài 6:
Thành phía ngoài của xi lanh các động cơ nổ(động cơ mô tô, máy nổ nhỏ) có gắn thêm các cánh bằng kim loại để làm gì?
Bài 7:
Tại săo mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn một cáI áo dầy (dày bằng bấy nhiêu áo mỏng)
Bài 8:
Muốn giữ nước đá lâu tan người ta thường bỏ vào thùng làm loại nhựa xốp hay vùi trong mạt cưa ?Hãy giải thích?
Bài 9:
Hãy giải thích tại sao ở nông thôn người ta hay ủ ấm nước chè bằng trấu hay tro hay rơm rạ.
Bài 10:
Tại sao khăn quàng voan của phụ nữ tuy rất mỏng và thưa mà phần nào cũng bẫn giữ được ấm?
Bài 11:
Tại sao động vật sống ở xứ lạnh thường có bộ lông dày hơn động vật sống ở xứ nóng.
Bài 12: 
Vào lúc thời tiết lạnh lẽo tại sao có nhiều động vật khi đã cuộn tròn mình lại.
Bài 13:
Cốc nước chanh sẽ lạnh khi thả vào dó vài mẩu nước đá.Một học sinh đã giải thích hiện tượng đó như sau:“Nước đá truyền lạnh sang nước chanh khiến nhiệt độ của nước chanh hạ xuống ”. Giải thích như trên đúng hay sai?
Bài 14:
Tại sao về mùa hè ban ngày thường có gió biển thổi vào lục địa còn ban đêm thì có gió từ lục địa thổi ra biển	
Bài 15:
Tại sao khói thuốc lá ở đầu điếu thuốc thù bốc cao lên còn khói thuốc ra ở phần cuối điếu thì lại là ở ặt bàn?
Bai 16:
Nhiệt truyền từ nặt trời tới tráI đất bằng cách nào?
Bài 17:
Người ta nung nóng hai quả cầu có thể tích như nhau 1 bằng đồng , 1 băng kẽm lên cùng một nhiệt độ cuối. Nhúng quả cầu vào một cốc nước lạnh khiến nhiệt độ nước lạnh tăng lên nhiều hơn ?Nhiệt dung riêng của đồng là 3905/kg độ, Kẽm là 2105/kg độ.
Bài 18:
Tại sao các bể chưá xăng lại quét một lớp kim nhũ màu trắng bạc?
Bài 19:
Tại sao về mùa hè ta hay mặc quần áo trắng hoặc mầu nhạt?
Bài 21:
Hai quả cầu cùng kích thước và đồng chất được nung nóng lên đến cùng một nhiệt độ. Người ta thả một quả vào nước , và quả cầu kia vào dầu lửa. Lượng dầu bằng lượng nước. Nhiệt độ của chất lỏng nào sẽ tăng lên cao hơn?
Bài 22:
Tính nhiệt lượng mà cơ thể ta hấp thụ được khi uống 1 cốc 200g nước ở nhiệt độ của thân thể là 37oC
Bài 23:
Một cốc nước chứa 250g nước 90oC. Tính nhiệt lượng toả ra từ nước khi nguội đến 400C.
Bài 24:
Một thỏi sắt có khối lượng 2kg được nung nóng tới 800oC nếu nguội đi tới 300C thì nó toả ra một nhiệt lượng là bao nhiêu?
Bài 25:
Tính nhiệt dung của một kim loại biết rằng phải cung cấp cho nó 59 kJ mới làm cho 5 kg kim loại đó ở 200C nóng lên đến 500C loại đó là chất gì?
Bài 26:
Người ta muốn có 100kg nước ở nhiệt độ 350C phải đổ bao nhiêu nước có nhiệt độ 15oC vào bao nhiêu nước đang sôi.
Bài 27:
PhảI pha bao nhiêu nước ở 80oC vap 10kg nước ở 1200C để được nước pha có nhiêt độ 370C?
Bài 28:
Một miếng chí nặng 50g và một miếng đồng nặng 100g cùng được đun nóng tới 1000C rồi thả vào một bình nước. Nhiệt độ cuối cùng của nước là 600C. Hỏi nhiệt lượng nước thu vào? biết nhiệt dung riêng của chì là 1305/kg độ, nhiẹt dung riêng của đồng là 380J/kg độ.
Bài 29:
Tính nhiệt lượng mà cơ thể ta hấp thụ được khi uống 1 cốc nước 200g ở nhiệt độ 600C nhiệt độ của thân thể người là 370C
Bài 30:
Năng xuất toả nhiệt của củi khô khoảng 13.106 J/kg. Con số đó coys nghĩa như thế nào ? Tính nhẩm xem 1 tạ củi khô cháy hết thì tạo ra một nhiệt lượng là bao nhiêu?
Bài 31:
Khi dùng bếp kiềng để đun sôI 5l nước từ 200C người ta đã đốt hết 1,2kg củi khô.Tính hiệu xuất của bếp?
Bài 32:
PhảI đốt hết bao nhiêu củi khô để được một nhiệt lượng là 150000KJ?
Bài 33:
Dùng 8,4kg củi khô để đun 50l nước ở 200C bằng một là có hiệu suất 15%thì nước sôi được không?
Bài 34:
Để xử lý hạt giống một đội sản xuất đã dùng loại chảo gang có khối lượng 20kgđể đun sôI 120 l nước ở 250C .Hiệu xuất của bếp là 15%.Hãy tính xem muốn đun sôI 30 chảo nước như thế thì phải dự trù một lượng than bùn tối thiểu bằng bao nhiêu ?Biết năng xuát toả nhiệt của than bùn là 1,4. 107J/kg. Gang=460J/kg độ.
III.2. Dự kiến về việc sử dụng hệ thống bài tập phù hợp với thời gian trong quá trình dạy học phần sự truyền nhiệt , phân tích tiên nghiêm tiến trình hướng dẫn hoc sinh giảI một số bài tập .
 III.2.1. Các bài tập trong hệ thống đã đề cập được phân bố thep các chi tiết học để giao cho hoc sinh giải ngay ở lớp, ra về nhà và giảI sau đó tại lớp sao cho:
Học sinh có đủ thời gian để hoành thành các bài tập ở lớp và ở nhà .
Nội dung các bài tập chỉ liên quan đến những kiến thức mà học sinh đã đươc hoc.
Số tiết theo học trình
GiảI bài tập tại lớp
GiảI bài tập về nhà
Xây dựng kiến thức bài mới
Ôn tập củng cố
Đầu giờ
Trong giờ
T27 Dẫn nhiệt
B1,2,4
T28 Đối lưu
Bài 3
B14,15
6,7,10
8,10
Tiết 29 Bức xạ nhiệt
Bài 16
B17,18
13
T30 Nhiệt lượng dung riêng
B20,21
19
T31 Công thức tính nhiệt lượng
B23
22
T32 Bài tập
24,25,26
T35 Phương trình cân bằng nhiệt
B28
27
T36 Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu
B30
29
T38 Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
B32
31
T37 Bài tập
T39 Tổng kết chương
33,34
III.2.2.Tiến trình hướng dẫn hoc sinh giải 2 bài tập
Bài 3:
Một con cá nhỏ bơi dưới đáy ống nghiệm dài, bằng thuỷ tinh đựng nước.Dùng đèn cồn đun nước phía trên của ống nghiệm, tới khi phần nước phía trên sôi nhưng con cá vãn bơi lội ở phía dưới ống nghiệm. GiảI thích tại sao?
-ống nghiệm dài bằng thuỷ tinh đượng nước 
-Dun nước ở phía trên ống nghiệm cho tới sôi
Hỏi
-Tại sao con cá vẫn bơI lội được khi nươc ở phía trên miệng đã sôi?
2.Hướng dẫn hoc sinh
-Cá vẫn bơi lội ở phía dưới chứng tỏ gì?(nước không nóng)
-Tại sao đã đun nước ở phía trên mà nước ở pía dưới vẫn không nóng?(Vì thuy tinh và nước dẫn nhiêt kém)
-Sự truyền nhiệt ở nước chủ yếu bằng hình thức nào?
Từ đó giảI thích tại sao lại đun nước phía trên?
GV:lưu ý quá trình làm thí nghiệm không được diễn ra quá lâu vì nước tuy dẫn nhiệt kém nhưng vẫn có dẫn nhiệt nếu làm thí nghiệm lâu quá thì phần nước phía dưới ống nghiệm vẫn bị đốt nóng lên(do dẫn nhiệt).
3.Kết quả.
-Thuỷ tinh dẫn nhiệt kém nên khi đun phía trên ống nghiệm thì phần dưới của ống nghiệm chưa nóng lên ngay
-Nước dẫn nhiệt kém do đó khi đun ở phân trên cho tới sôI nhưng nhiệt lượng vẫn chưa truyền xuống phía dưới ống nghiệm được ngay cho nên nước nóng lên rất chậm
-Sự truyền nhiệt ở nước chủ yếu đối lưu.Khi đun nước ở phía trên không xảy ra hiện tượng đối lưu với các lớp nước ở phía dưới ống nghiệm được vì thế nước ở phía trên sôi nhưng ở dưới vẫn chưa nóng.
Do những điều như vậy nên khi đun ở phần trên sôi song ở phía dưới nước vẫn còn chưa nóng nên cá vẫn sống và bơi lội được.
Bài 28.(bài tập định lượng)
Một miếng chì nặng 50g và một miếng đồng nặng 100g cùng đun nóng đến 1000C rồi thả vào một bình nước. Nhiệt độ cuối cùng của nước là 600C.hỏi nhiệt lượng nước thu vào ? Biết nhiệt dung riêng của chì là 130J/kg độ, của đồng là 380J/kg độ.
Tóm tắt:
 m=50g=0,05kg m=100g=0,1 kg
C=1305J/kg độ	C=3805J/kg độ	
t =1000C	 t =1000C
2.Các mối liên hệ cần xác lập
Công thức:
-tính nhiệt lượng Q=Cm(t
-phương trình cân bằng nhiệt 
4.Kết quả tính:
Q
*Định hướng tư duy của hoc sinh 
-Theo điều kiện đầu bài trong 3 vật đồng, chì,nước vật nào toả nhiệt, vật nào thu nhiệt?
-Lượng nhiẹt mà một vật toả ra hay thu vào được tính theo công thức nào ?
-Phương trình cân bằng nhiệt được tính như thế nào?
III.2.3.phân tích thiên nghiệm về hệ thống bài tập và hướng dẫn học sinh giảI bài tập “Sự truyền nhiệt- vật lý8”
-qua hệ thống bài tập đã đươc soạn ravà những hướng dẫn ở hai bài mẫu tôI nhận thấy rằng :Hệ thống bài tập này đã phần nào góp phần khắc phục những sai lầm phổ biến của các em từ đó giúp cac em:
+Phân biệt được rõ 3 hình thức truyền nhiệt từ đó áp dụng để giải thích các hiện tượng trong thực tế.
+Nắm vững khái niệm nhiệt lượng từ đó áp dụng công thức để giải bài tập một cách hệ thống và đúng bản chất.
+Hiểu đươc khái niệm nhiệt dung riêng biết giải thích ý nghĩa về nhiệt dung riêng của một chất.
+Phân biệt được vật nào toả nhiệt vật nào thu nhiệt để từ đó vận dụng giảI bài tập một cách linh hoạt.
+Nắm được các bước chung cho việc giải bài tập Cơ-Nhiệt
C. Kết luận
Trên đây tôi đã trình bày đề tài về “ Lựa chọn bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập của học sinh nhằm giúp cho học sinh nắm vững kiến thức phần “Sự truyền nhiệt” ở lớp 8 THCS
Tôi thấy rằng bài tập vật lí có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ, rèn kĩ năng vận dụng trong thực tế.
Việc giảI bài tập vật lí trên lớp, đối với giáo viên tránh tình trạng như chữa một bài tập theo mẫu rồi học sinh áp dụng mẫu ấy để giải bài tập. Như vậy không phát huy được tác dụng của bài tập vật lí.
Trong dạy học vật lí giáo viên phải dự tính kế hoạch cho toàn bộ công việc về bài toán với từng tiết cụ thể. Như vậy mới phát huy được khả năng của bàit ập trong việc thực hiện yêu cầu của giải bài tập của dạy học vật lí.
Trong việc giải baì tập vật lí phải dạy cho học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề đặt ra,phải nêu cho học sinh giải những loại bài tập cơ bản thuộc những phần khác nhau của vật lí phổ thông.
Đặc biệt coi trọng việc rèn luyện tư duy và đảm bảo tính tự lập của học sinh, phát triển tư duy học sinh trong quá trình giải bài tập cũng như mọi hoạt động trí tuệ, đòi hỏi phải áp dụng các hình thức và phương thức nhận thức khoa học.
Trong bài viết không tránh khỏi những thiếu sót do vốn kinh nghiệm của chúng tôi còn hạn chế, phương pháp giảng dạy chưa được nhuần nhuyễn mong được các thầy cô giáo sửa chữa và giúp đỡ.
Giao Yến, ngày 16 tháng 03 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn.doc