Đề tài Một số biện pháp dạy thơ trữ tình trung đại lớp 7

Đề tài Một số biện pháp dạy thơ trữ tình trung đại lớp 7

Thơ trữ tình trung đại chiếm một vị trí khá quan trọng trong chương trình Ngữ văn 7 kì I, bao gồm bộ phận thơ trữ tình trung đại Việt Nam và khá nhiều bài thơ trữ tình đời Đường của Trung Quốc.

Xét về mặt nội dung và nghệ thuật, các bài thơ trữ tình trung đại này có nhiều điểm tương đồng. Các tác phẩm đều phản ánh một cách toàn diện xã hội đương thời, thể hiện quan niệm nhận thức, tâm tư, tình cảm . của con người một cách sâu sắc. Nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức thơ hoàn mỹ. Đặc biệt là các bài thơ Đường, đó là sự kế thừa và phát triển cao độ của thơ ca cổ điển Trung Quốc mà những phương diện của thi pháp thơ cổ điển của Trung Quốc vốn rất tiêu biểu. Các tác phẩm thi ca Việt Nam thời kì này cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nghệ thuật của thơ Đường, thi pháp thơ rất đa dạng, phong phú, phức tạp và sâu sắc: ngôn ngữ rất hàm súc, nói ít gợi nhiều,ý tại ngôn ngoại, vừa có tính ước lệ, cổ kính, trang nghiêm, vừa có tính chặt chẽ niêm luật của thể loại.

 

doc 32 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1599Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp dạy thơ trữ tình trung đại lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài. 
I.1.1 Cơ sở lí luận: 
Thơ trữ tình trung đại chiếm một vị trí khá quan trọng trong chương trình Ngữ văn 7 kì I, bao gồm bộ phận thơ trữ tình trung đại Việt Nam và khá nhiều bài thơ trữ tình đời Đường của Trung Quốc. 
Xét về mặt nội dung và nghệ thuật, các bài thơ trữ tình trung đại này có nhiều điểm tương đồng. Các tác phẩm đều phản ánh một cách toàn diện xã hội đương thời, thể hiện quan niệm nhận thức, tâm tư, tình cảm ... của con người một cách sâu sắc. Nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức thơ hoàn mỹ. Đặc biệt là các bài thơ Đường, đó là sự kế thừa và phát triển cao độ của thơ ca cổ điển Trung Quốc mà những phương diện của thi pháp thơ cổ điển của Trung Quốc vốn rất tiêu biểu. Các tác phẩm thi ca Việt Nam thời kì này cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nghệ thuật của thơ Đường, thi pháp thơ rất đa dạng, phong phú, phức tạp và sâu sắc: ngôn ngữ rất hàm súc, nói ít gợi nhiều,ý tại ngôn ngoại, vừa có tính ước lệ, cổ kính, trang nghiêm, vừa có tính chặt chẽ niêm luật của thể loại. Hiểu được các bài thơ này một cách thấu đáo đã là khó, việc giảng dạy như thế nào để học sinh cảm thụ được còn khó khăn hơn rất nhiều. Thiết nghĩ, đó là vấn đề mà rất nhiều giáo viên đứng lớp rất trăn trở.
 Thường lâu nay thường gặp những khó khăn nằm trong những khó khăn chung của bộ phận văn học dịch. Các tác phẩm thơ trung đại có nhiều bản phiên âm chữ Hán, Phải qua bản dịch nghĩa, dịch thơ, học sinh mới hiểu được. Khó khăn cơ bản là ở chỗ giáo viên và học sinh phải đối diện trực tiếp với các văn bản, mặc dù có bản dịch nhưng vẫn còn nhiều chênh lệch; mặt khác, các bài thơ thời này thường ngắn và ý nghĩa thường ẩn sâu trong ngôn ngữ tác phẩm, đôi khi vượt ra ngoài ngôn ngữ biểu hiện...Vì vậy, giáo viên thường thụ động dựa vào hướng dẫn và các bản dịch để giảng cho học sinh mà ít quan tâm đến nguyên tác tác phẩm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc chuyển tải cái hay,cái đẹp của tác phẩm tới học sinh, học sinh thường chỉ nhớ "vẹt" ý của bài 
mà không hiểu sâu sắc tác phẩm, không phát huy được năng lực sáng tạo; chỉ sau thời gian ngắn , những nội dung ấy nếu không được ôn lại, sẽ nhanh chóng ra khỏi chỗ nhớ, lâu dần, thói quen đó làm mất hứng thú của học sinh đối với bộ môn Văn.
Trước tình hình ấy, để khắc phục những khó khăn đó và đáp ứng yêu cầu giảng dạy, giáo viên phải tìm hiểu kĩ chương trình, bổ sung thêm kiến thức từ các sách nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp ,vừa sức với học sinh, giúp các em vượt qua những khó khăn trên để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm thơ này. Tiếp nhận thơ trữ tình trung đại đối với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, đặc biệt học sinh lớp 7 quả là điều không hề đơn giản. Chính vì vậy người giáo viên phải là chiếc cầu nối giúp các em cảm nhận được thơ ca trung đại, đặc biệt thơ Đường - một thành tựu của thơ ca nhân loại.
I.2. Cơ sở thực tiễn: 
- Chương trình Ngữ văn 7 kì I có một số lượng tương đối lớn các văn bản thuộc thể loại thơ trữ tình trung đại. Đó là các văn bản nghệ thuật được các nhà thơ Trung Hoa và Việt Nam sáng tác trong thời kì phong kiến. Các tác giả của các bài thơ trữ tình trung đại phần nhiều là những thi nhân nổi tiếng, tâm hồn nặng những nỗi đời. Làm thơ với họ là mượn cảnh, mượn việc để kí thác tâm sự, bày tỏ nỗi lòng nhân thế...
- Đối tượng để cảm và hiểu cái hay cái đẹp của các tác phẩm này lại là các HS lớp 7, có thể trong số đó, có một số em mê văn song để nắm được cái thần của bài thơ, hiểu được ý nghĩa sâu xa của bài thơ quả là rất khó. 
- Nhiều HS tỏ ra ngại học phần thơ trữ tình trung đại, không hứng thú... Nhiều học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học, còn thờ ơ, lãnh đạm với tác phẩm văn chương, nhất là thơ, thường ít hiểu, ít yêu thơ. Các em học các bài thơ trong sách giáo khoa cũng bình thường như các bài học khác, ít em có một quyển sổ đẹp để chăm chút viết vào đấy những bài thơ hay mà mình yêu thích. Đối với nhiều em, thế giới thơ còn là một thế giới xa lạ. Nếu có ai hỏi các em về những bài thơ hay mà các em thích, thường khi hiểu biết của các em quanh quẩn cũng không ngoài các bài thơ đã học trong sách giáo khoa và sở dĩ các em thấy hay vì có in trong sách giáo khoa và thầy giáo bảo vậy. Cá biệt không phải không có em “sợ” thơ, bởi vì có những bài thơ có phiên âm chữ Hán, từ ngữ khó hiểu, điển cố nặng nề gây cho các em nhiều mệt nhọc, mà cách giảng của người thầy nhiều lúc cũng chưa làm cho các em hiểu rõ và thấy hay thêm được chút nào. Từ đó học sinh mất hứng thú khi học văn và kéo theo chất lượng học văn ngày càng sa sút
- Với những văn bản thơ chữ Hán, một số giáo viên khi phân tích chủ yếu hướng dẫn các em phần nhiều bám vào bản dịch thơ mà sao nhãng hoặc quên lãng bản phiên âm (bản gốc), HS không thể nhớ nổi một từ hay một câu thơ hay trong bản gốc
- Bên cạnh đó, thế kỉ 21 Hội nhập toàn cầu, đời sống kinh tế xã hội phát triển, những môn học thời thượng (Toán, Lý, Hoá, Tin học, Ngoại ngữ) quan trọng hơn bao giờ hết thì văn chương không có tính năng ứng dụng, tương lai người học không được đảm bảo, học sinh ngày càng xa rời văn chương. Đặc biệt, một thực tại mà giáo viên nào cũng nhận thấy : Sách tham khảo, sách hướng dẫn để học tốt, sách chuẩn kiến thức, những bài văn mẫu quá nhiều, vô hình dung đã làm cho học sinh bỏ rơi sách giáo khoa, học sinh tỏ ra biết đầy đủ nội dung tác phẩm văn chương được học dựa vào bài soạn ở nhà nhưng chưa một lần đọc bài văn, bài thơ trong sách giáo khoa, thầy có kiểm tra phát vấn thì các loại sách tham khảo nghĩ hộ, nói hộ tất cả và khi giáo viên ra đề kiểm tra coi nghiêm túc thì tất thảy đã phơi bày ra, học sinh không thích, không có hứng thú học văn.
- Còn có nhiều ý kiến trao đổi về việc dạy thơ trữ tình trung đại, chưa đi đến một thống nhất chung. 
I.2. Mục đích nghiên cứu.
- Xuất phát từ những vấn đề có tính lí luận và cơ sở thực tiễn trên cộng với những trăn trở của bản thân, tôi tự đặt ra câu hỏi: làm thế nào để cho các em hiểu thơ yêu thơ và say mê với thơ hơn, đặc biệt thơ trữ tình trung đại, để từ đó hình thành thói quen ham học và cảm thụ văn thơ. 
 Tôi đã quyết định chon đề tài “Một số phương pháp giảng dạy thơ trữ tình trung đại lớp 7” với mong muốn có thể ứng dụng hiệu quả hơn trong giảng dạy để dạy tốt các bài thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn 7, từ đó chất lượng học văn ngày càng được nâng lên. 
I.3. Thời gian địa điểm.
-Thời gian: năm học 2009 - 2010 
-Địa điểm: Trường THCS Thị trấn Tiên Yên. dẫn chúng ta trong khi đi tìm những phương pháp cụ thể để giảng các bài thơ muôn hình muôn vẻ. 
-Phạm vi: lớp 7AB. 
I.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng và phối hợp nhiều phương pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau: 
1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu: dẫn chúng ta trong khi đi tìm những phương pháp cụ thể để giảng các bài thơ muôn hình muôn vẻ. 
- Đọc các tài liệu giáo trình có liên quan đến vấn đề thơ và phương pháp giảng dạy thơ trữ tình
2. Phương pháp điều tra, quan sát: dẫn chúng ta trong khi đi tìm những phương pháp cụ thể để giảng các bài thơ muôn hình muôn vẻ. 
- Thông qua việc dự giờ thăm lớp, qua thưc tế dạy học. 
3. Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm. dẫn chúng ta trong khi đi tìm những phương pháp cụ thể để giảng các bài thơ muôn hình muôn vẻ. 
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy học của giáo viên qua các bài thơ trữ tình trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS. 
4. Phương pháp đàm thoại: dẫn chúng ta trong khi đi tìm những phương pháp cụ thể để giảng các bài thơ muôn hình muôn vẻ. 
- Trao đổi với giáo viên trong tổ xã hội về vấn đề dạy Ngữ văn nói chung và dạy thơ trữ tình trung đại 7 nói riêng.
5. Phương pháp thực nghiệm: 
- Tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của các ý kiến đóng góp về phương pháp giảng dạy thơ trữ tình trung đại, từ đó điều 
chỉnh cho hợp lý hơn. 
 I.5 Đóng góp về mặt lí luận, thực tiễn:
- Tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi không có tham vọng nhiều mà chỉ mong học sinh của tôi có niềm đam mê học văn nói chung và có kĩ năng cảm thụ thơ trữ tình trung đại nói riêng để từ đó chất lượng học văn ngày càng được nâng lên. 
- Căn cứ vào kinh nghiệm và hiểu biết còn ít ỏi của mình, tôi cố gắng tìm hiểu phương pháp giảng dạy thơ trữ tình, đó là chú ý đến đặc trưng của thơ. Đặc biệt về mặt loại thể, thơ trữ tình giảng theo trình tự trữ tình, khai thác hình tượng, tâm tư của tác giả hay của nhân vật trữ tình. Hình tượng thơ hình thành trong một cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt khác với ngôn ngữ bình thường. Cấu tạo trong ngôn ngữ đó làm cho hình tượng thơ không chỉ có hình mà còn có nhạc. Trong khi giảng, người giáo viên phải làm cho học sinh vừa hình dung được hình ảnh bài thơ gợi lên vừa cảm thụ được nhạc điệu của bài thơ mang đến. Nắm được đặc trưng đó, chúng ta sẽ có một phương hướng chung để đi vào nắm được quy luật chung, tìm ra phương pháp cơ bản nhất của việc giảng dạy thơ. Phương pháp cơ bản đó sẽ góp phần hướng dẫn chúng ta trong khi đi tìm những phương pháp cụ thể để giảng các bài thơ muôn hình muôn vẻ. 
II. PHẦN NỘI DUNG.
Chương I: Tổng quan
II.1.1. Nhìn chung về bộ phận thơ trữ tình trung đại lớp 7:
Dạy đọc hiểu thơ trữ tình, đặc biệt thơ trữ tình trung đại đòi hỏi một cách tiếp cận riêng khác với dạy các văn bản tự sự, miêu tả hay nghị luận. Cho nên, trước khi dạy, người thầy cần nắm được hệ thống các bài thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn 7 để từ đó có định hướng, cách khai thác riêng cho từng cụm bài, từng bài. Ta có thể theo dõi các tác phẩm thơ trữ tình trung đại lớp 7 qua bảng hệ thống sau: 
STT
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Quốc gia
1
Sông núi nước Nam
Khuyết danh
Thất ngôn tứ tuyệt
Việt Nam
2
Phò giá về kinh
Trần Quang Khải
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Việt Nam
3
Côn Sơn ca
Nguyễn Trãi
Lục bát
Việt Nam
4
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
Trần Nhân Tông
Thất ngôn tứ tuyệt
Việt Nam
5
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
Tứ tuyệt
Việt Nam
6
Sau phút chia li
Đặng Trần Côn (Đoàn Thị Điểm dịch)
Song thất lục bát
Việt Nam
7
Qua đèo Ngang
Bà huyện Thanh Quan
Thất ngôn bát cú đường luật
Việt Nam
8
Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến
Thất ngôn bát cú Đường luật
Việt Nam
9
Xa ngắm thác núi Lư
Lí Bạch
Thất ngôn tứ tuyệt.
Trung Quốc
10
Phong Kiều dạ bạc
Trương Kế
Thất ngôn tứ tuyệt.
Trung Quốc
11
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Lí Bạch
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Trung Quốc
12
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Hạ Tri Chương
Thất ngôn tứ tuyệt
Trung Quốc
13
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Đỗ Phủ
Cổ phong
Trung Quốc
Như vậy, phần chương trình thơ trung đại lớp 7 bao gồm cả phần thơ Việt Nam v ... I.3. Thời gian và địa điểm...........................................................................4
I.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................4
I.5. Đóng góp mới về mặt lí luận, thực tiễn................................................5
II. PHẦN NỘI DUNG................................................................................6
Chương I: Tổng quan..................................................................................6
II.1.1. Nhìn chung về bộ phận thơ trữ tình trung đại lớp 7.........................6
II.1.2. Đặc trưng thơ trữ tình trung đại lớp 7..............................................7
Chương II: Nội dung vấn đề cần nghiên cứu............................................11
II.2.1. Thực trạng......................................................................................11
II.2.2. Đánh giá thực trạng:.......................................................................12
Chương III: Một số biện pháp dạy thơ trữ tình trung đại 7.......................14
III.3.1. Một số biện pháp dạy học thơ trữ tình trung đại 7........................14
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................29
Phần IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC: ..............................30
Phần V. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG VÀ PHÒNG GIÁO 
V.1. Nhận xét của HĐKH trường:............................................................31
V.2. Nhận xét của HĐKH cấp phòng:......................................................32
PHẦN V: NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG VÀ PHÒNG GD & ĐT.
V.1. Nhận xét của hội đồng khoa học cấp trường.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V.2 Nhận xét của hội đồng khoa học phòng GD & ĐT.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNDay tho tru tinh trung dai 7.doc