Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh rèn luyện kỷ năng đọc và phân tích biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9, ở Bài 1, bài 2 và bài 13

Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh rèn luyện kỷ năng đọc và phân tích biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9, ở Bài 1, bài 2 và bài 13

Để đáp ứng yêu cầu dạy và học hiện nay của chương trình sách giáo khoa mới, là cần tổ chức các hoạt động học tập tự giác, tích cực, có được khả năng tư duy, sáng tạo cho các em . Bên cạnh cung cấp các kiến thức qua kênh chữ của sách giáo khoa, cần chú trọng cách làm việc để học sinh có sự khám phá, lĩnh hội kiến thức ở các kênh hình, đặc biệt là các biểu đồ.

doc 16 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1584Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh rèn luyện kỷ năng đọc và phân tích biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9, ở Bài 1, bài 2 và bài 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Đặt vấn đề :
	1/ Cơ sở lý luận :
	Để đáp ứng yêu cầu dạy và học hiện nay của chương trình sách giáo khoa mới, là cần tổ chức các hoạt động học tập tự giác, tích cực, có được khả năng tư duy, sáng tạo cho các em . Bên cạnh cung cấp các kiến thức qua kênh chữ của sách giáo khoa, cần chú trọng cách làm việc để học sinh có sự khám phá, lĩnh hội kiến thức ở các kênh hình, đặc biệt là các biểu đồ.
	Trong sách giáo khoa mới hiện nay có nhiều biểu đồ được trình bày đảm bảo cả tính khoa học và tính mỹ thuật. Học sinh sẽ học đựơc cách đọc, phân tích nội dung biểu đồ,để hiểu được biểu đồ và tìm ra được các kiến thức mới, khi so sánh các hiện tượng địa lí được thể hiện trên từng biểu đồ; Học sinh sẽ học đựơc cách lựa chọn các dạng biểu đồ thích hợp nhất, để vận dụng trong quá trình làm bài tập về biểu đồ, và từ đó thấy được sự phong phú, đa dạng của các hình thức trình bày trực quan số liệu thống kê được thể hiện trên biểu đồ. Các em cũng sẽ mất dần cảm giác sai lệch về học địa lí nặng nề do phải nhớ nhiều số liệu thống kê. khi học sinh hiểu được ý nghĩa của các số liệu thể hiện trên biểu đồ, tìm được các kiến thức mới từ các số liệu của biểu đồ “ khô khan” thì biểu đồ sẽ là công cụ học tập địa lí có hiệu quả.
	Vì vậy cần rèn luyện kỹ năng sử dụng biểu đồ, phát triển tư duy để tìm kiến thức mới, không ngừng nâng cao chất lượng, trong dạy và học địa lí 9 ở trường trung học cơ sở hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng.
	2/ Cơ sở thực tiễn :
 Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy chương trìng địa lí lớp 9 ở trường trung học cơ sở Cao Bá Quát , tôi nhận thấy hầu hết các em đã nắm được các kỉ năng cơ bản về đọc và phân tích biểu đồ Địa lí, nhưng bên cạnh đó vẫn một số lượng khá đông học sinh còn bỡ ngỡ, chưa thành thạo các kỉ năng đọc phân tích khi làm việc với biểu đồ, tình trạng này nó thể hiện rõ qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2008-2009. Khi ra đề kiểm tra, có câu hỏi trong “Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ”- Chương trình địa lí lớp 8 , trung học cơ sở, trong bài học đó có hình: 42.2 : Biểu đồ lượng mưa tại Lai Châu và Quảng Bình ( tôi vẽ phóng lớn để học sinh dễ nhận xét về nội dung biểu đồ):
Câu hỏi: Qua hình 42.2 em có nhận xét gì về chế độ mưa của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
Và kết quả bài khảo sát như sau: 
*Kết quả khảo sát:
Tổng số 
Thành thạo
Tương đối tối thành thạo 
Trung bình
Chưa thành thạo
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
206
68
33,0
56
27,2
48
23,3
34
16,5
 Như vậy là trong tổng số 206 học sinh khối 9 tôi trực tiếp giảng dạy có tới 34 em kỉ năng về biểu đồ còn rất yếu, nhất là kỉ năng phân tích biểu đồ còn chậm.
 Qua tìm hiểu thì được biết, một số em chưa chịu khó học tập, bài tập biểu đồ còn qua loa,không xác định được các bước trong khi đọc ,phân tích trên biểu đồ,chưa hiểu hết về ý nghĩa của biểu đồ trong học tập Địa lí. Mặt khác còn 
 không ít giáo viên chưa chú trọng việc khai thác nội dung trên biểu đồ trong các giờ học , hoặc sử dụng mang tính hình thức, sợ mất thời gian, thiếu sự quan tâm đến một số đối tượng học sinh còn yếu kỉ năng này, dẫn đến học sinh không thích học bộ môn, vì sợ làm bài tập biểu đồ; vì vậy chất lượng môn này còn thấp.
 Nhưng với tinh thần trách nhiệm của người thầy giáo, qua kết quả học tập của học sinh còn yếu, hoặc yếu ở phần nào, giáo viên cũng phải tìm mọi biện pháp, cách thức để giải quyết những yếu kém đó,và phải tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, để đạt được kết quả ngày càng cao hơn.Đặc biệt rèn kỉ năng đọc và phân tích biểu đồ ở chương trình rất quan trọng nó giúp học sinh hiểu bài, tích cực chủ động nắm vững kiến thức, chất lượng học tập mới chuyển biến theo hướng tích cực. 
 Qua thời gian giảng dạy tại trường trung học cơ sở Cao Bá Quát, bằng những kinh nghiệm ít ỏi tích lũy được tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “ Một số biện pháp giúp học sinh rèn luyện kỉ năng đọc và phân tích biểu đồ Địa lí lớp 9,”. Vì thời gian và khuôn khổ của đề tài- Tôi không trình bày hết nội dung và phương pháp khai thác của tất cả 9 dạng biểu đồ cơ bản ở sách giáo khoa địa lí 9.Đề tài này chỉ đưa ra những định hướng chung về việc rèn luyện kỉ năng đọc và phân tích một số biểu đồ đã thể hiện qua các hình trong “Bài 1, Bài 2,và Bài 13”trong chương trình sách giáo khoa Địa lí 9. 
PHẦN II: NỘI DUNG
 	I/ Cơ sở lí luận mà đề tài vận dụng:
 1/ Ý nghĩa của việc rèn luyện kỉ năng đọc và phân tích biểu đồ trong dạy và học môn Địa lí 9:
	Trong quá trình tìm hiểu tài liệu rèn luyện kỉ năng địa lí ở trường phổ thông của tác giả “Mai Xuân San” - Nhà xuất bản giáo dục- Đào Tạo và tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 9 môn địa lí của Bộ giáo dục - Đào tạo - xuất bản năm 2005, có nhiều đoạn đề cập về kỉ năng biểu đồ.
 * Biểu đồ là phương tiện thể hiện trực quan các số liệu “ khô khan” thành những hình có tính chất mĩ thuật, dễ tiếp thu, gây ấn tượng cho học sinh dễ ghi nhớ. 
 * Các biểu đồ trong sách giáo khoa Địa lí 9 là những biểu đồ được thể hiện với nhiều màu sắc khác nhau, nên hiệu quả càng rõ nét. 
 - Biểu đồ có thể biểu diễn những thay đổi về mặt thời gian( qua các năm) và sự khác biệt về không gian (ở các vùng), vì vậy qua cách trình bày phân tích ở biểu đồ, các em có thể hiểu được những đăc trưng về sự phát triển(theo thời gian), hoặc về sự phân bố (theo vùng), qua đó sẽ rèn luyện được tư duy Địa lí cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh ngày càng có ý thức học tập tốt hơn.
 - Khi rèn luyện được kỉ năng cơ bản trên biêủ đồ thì học sinh sẽ có được sự nhận xét, so sánh một cách chính xác về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, trên cơ sở đó làm nổi bật rõ những thành tựu to lớn của nước ta qua các giai đoạn trong thời kì đổi mới; Sẽ góp phần nâng cao ý thức, và nhiệm vụ cần học tập của học sinh.
 2/ Các dạng biểu đồ ở sách giáo khoa Địa lí 9:
Các dạng biểu đồ được thể hiện bằng các hình cụ thể trong sách giáo khoa Địa lí như sau: 
 + Biểu đồ kết hợp cột và đường. 
 + Biểu đồ dạng tháp tuổi. 
 + Biểu đồ đường (đồ thị).
 + Biểu đồ cột đơn. 
 + Biểu đồ cột theo cụm.
 + Biểu đồ hình tròn.
- Một số dạng biểu đồ không thể hiện cụ thể ở sách giáo khoa là: “ Biểu đồ cột chồng; Biểu đồ miền và Biểu đồ thanh ngang”, nhưng qua yêu cầu cụ thể của một số bài tập và bài thực hành, tôi đã hướng dẫn học sinh : cách xử lí số liệu, thiết lập biểu đồ phù hợp, sau đó mới đọc và phân tích biểu đồ theo yêu cầu.
* Nhưng để giúp cho các em,( đặc biệt là số học sinh yếu), có cách đọc và phân tích biểu đồ một cách thuận lợi và nhanh chóng, biết cách vận dụng để học hiểu sâu hơn về nội dung các bài học tiếp theo; Tôi chỉ đi sâu vào hướng dẫn cách đọc và phân tích biểu đồ, mang tính định hướng ở dạng “ hình tròn”và dạng “ biểu đồ kết hợp cột và đường” trong( Bài 1; Bài 2, và Bài 13 ) của chương trình như sau:
 II/ Các giải pháp thực hiện.
 * Các giải pháp chung: 
Trước hết là giáo viên chuẩn bị bài chu đáo theo yêu cầu 
- Việc đầu tiên cần làm là qua ví dụ cụ thể giúp học sinh nắm vững khái niệm về biểu đồ và công dụng của nó trong học tập Địa lí, cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Sau đó giới thiệu cho các em loại biểu đồ thường được dùng trong chương trình học; Sự cần thiết phải biết đọc và phân tích các loại biểu đồ nói chung và hai loại biểu đồ này nói riêng.
- Kết hợp tổ chức tốt các hoạt động theo hướng đổi mới : có thể theo cặp, theo nhóm hoặc cá nhân tùy theo mức độ câu hỏi yêu cầu khai thác trên biểu đồ, nếu yêu cầu của các biểu đồ có tính chất tổng hợp, trừu tượng tôi thường tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm.
 - Làm cho học sinh nắm được những ví dụ cụ thể, quy tắc chung của việc đọc, phân tích biểu đồ: 
 + Trước hết đọc ghi chú ( ở phía dưới hoặc phía trên biểu đồ), xem biểu đồ thể hiện cái gì ( tiến trình của một đại lượng, hay tương quan giữa các đại lượng , hoặc kết cấu của một tổng thể,); Các đại lượng đó là gì ( dân số,tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số, tình hình phát triển của các ngành dịch vụ,), diễn ra như thế nào trên lãnh thổ, vào thời gian nào.
 + Dựa vào các đơn vị đã được ghi trên biểu đồ, tiến hành đo tính các đại lượng, đối chiếu so sánh chúng với nhau, rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết.
- Kết hợp kiến thức đã học, xác lập các mối quan hệ để giải thích.
Nắm chắc các đối tượng học sinh để có biện pháp hướng dẫn cho phù hợp.
Động viên khuyến khích kịp thời khi học sinh học tập tiến bộ.
Trong quả trình hướng dẫn : phần hỏi của giáo viên và phần trả lời sẽ dành cho học sinh.
 1/ Một số biện pháp trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc và phân tích trên biểu đồ.ở “Bài 1, Bài 2, Bài 13”.
 1.1/ Nguyên tắc khi sử dụng:
 - Mỗi loại biểu đồ có phương pháp sử dụng để đọc và phân tích riêng tùy theo nội dung yêu cầu: Có thể sử dụng để minh họa cho kênh chữ , hoặc với tư cách là nguồn cung cấp thông tin kiến thức cho người đọc, làm cho bài giảng phong phú sinh động, hấp dẫn hơn, hoặc có thể so sánh các số liệu trên biểu đồ ,..
 - Đối với biểu đồ có nhiều đối tượng phân tích thì hướng dẫn học sinh thực hiện theo trình tự, yêu cầu câu hỏi sách giáo khoa.
 1.2/ Một số biện pháp thực hiện: 
 a/ Cách đọc,khai thác nội dung biểu đồ kết hợp cột và đường ở “ Bài 2”.
 - Khi đọc, phân tích các biểu hiện trực quan của biểu đồ, mỗi loại biểu đồ có cách phân tích riêng: Nếu là biểu đồ kết hợp cột và đường thì phải chú ý khai thác độ dốc và diễn biến của các đường, độ cao thấp của các cột, kết hợp phân tích các số liệu để đưa ra nhận xét.
Cụ thể khi hướng dẫn học sinh đọc và phân tích biểu đồ: Hình 2.1- Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta, trong “ Bài 2: Dân số và gia tăng dân số”. trang 7, sách giáo khoa Địa lí 9; Qua phần bài soạn chu đáo , tôi còn vẽ phóng lớn,tô màu hình 2.1 bảo đảm tính thẩm mĩ.
- Bước 1: Cho học sinh đọc tiêu đề ghi dưới của biểu đồ, 
- Hỏi: Biểu đồ thể hiện những yếu tố nào? ở đâu và vào giai đoạn nào?
- Trả lời : Về dân số và gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta; từ năm 1954 đến năm 2003.
- Hỏi : Làm thế nào để thể hiện được tiến trình của tình hình tăng dân số và tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta trong giai đoạn này: 
 - Trả lời: Dùng hệ tọa độ vuông góc để biểu hiện, Trục ngang biểu hiện thời gian, trục dọc biểu hiện tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ( bên trái ), tình hình tăng dân số ( bên phải ).Dân số được biểu hiện bằng hình cột, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số được thể hiện bằng đường cong trên bản đồ; 
 - Hỏi : Các giá trị được tính bằng đơn vị gì? 
 - Trả lời: Năm, triệu người , và tỉ lệ %. 
 - Bước 2: Yêu cầu học sinh đọc nội dung sách giáo khoa 
 - Hỏi : Quan sát hình 2.1 nêu nhận xét về tình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tă ...  học sinh liên hệ ở địa phương.
 - Trả lời: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta ngày càng giảm khẳng định những thành tựu to lớn của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình; có ý nghĩa rất lớn tạo điều kiện để nâng cao dân trí và mức sống người dân.
 - Bước 3: Học sinh dựa vào nội dung đã đọc và phân tích trên biểu đồ - rút ra kết luận theo yêu cầu.
 - Bước 4: Kết hợp kiến thức đã học, xác lập quan hệ giữa các nhân tố để giải thích: như hậu quả của bùng nổ dân số,(từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số; trong giai đoạn gần đây tỉ lệ gia tăng tự hiên dân số đã giảm tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.)
 - Tôi hướng dẫn học sinh theo cách: Thực hiện theo trình tự từng bước, bắt đầu từ những câu hỏi đơn giản đến câu hỏi tổng hợp, đọc và phân tích trực tiếp trên biểu đồ dựa vào các số liệu trên, giúp các em đi đến nhận định về tình hình tăng dân số và tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta từ năm 1954 đến năm 2003. Đương nhiên là học sinh sẽ nắm được những qui tắc chung trên không phải là qua thuyết trình của giáo viên mà thông qua thực hành dưới sự hướng dẫn từng bước của giáo viên trên biểu đồ, trong quá trình này tôi chú trọng đến các đối tượng học sinh để phát huy khả năng tư duy và rèn cho học sinh kỹ năng về biểu đồ. Thông qua biều đồ trên học sinh nhận định rõ về đặc điểm gia tăng dân số nước ta từ 1954 - 2003 và liên hệ được ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ tăng dân số hiện nay ở địa phương.
 - Phần cuối tôi hướng dẫn học sinh về nhà tiếp tục dựa vào các cột biểu đồ này tính xem từ năm 1954 đến năm 2003 ở giai đoạn nào tăng cao nhất,để có sự so sánh giữa các giai đoạn này trên biểu đồ ,và vận dụng kiến thức đã học để có sự nhận xét và rút ra kết luận.
 b/ Đọc và phân tích biểu đồ tròn trong : “Bài 1” ,“ Bài 13”.
 - Nếu là biểu đồ diện tích ( hình tròn, miền,) thì phải chú ý so sánh đối chiếu độ lớn, nhỏ về diện tích, thể hiện các đối tượng kết hợp với các só liệu ghi kèm (nếu có) để tìm ra các đối tượng cao, trung bình, nhỏ, trong tổng số chung hoặc thay đổi thứ bậc của chúng theo thời gian.
 - Ví dụ 1: (Ở bài 1) Khi học về các dân tộc ở Việt Nam. Để làm rõ phần trọng tâm về cơ cấu dân tộc của nước ta - năm 1999, tôi hướng dẫn học sinh quan sát biểu đồ (hình 1.1 trang 4 sách giáo khoa), yêu cầu học sinh đọc, nhận xét nội dung của biều đồ.
 -Nội dung sách có thông báo: Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm khoảng 86% dân số cả nước.
 - Trả lời: Qua biểu đồ ta thấy cơ cấu dân tộc của nước ta năm 1999: dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2%, các dân tộc ít người chiếm 13,8%.
 - Qua ví dụ trên ta thấy rõ biểu đồ có công dụng quan trọng trong việc thuyết minh thị giác các số liệu, tạo cho học sinh ấn tượng sâu sắc, trong việc nhận định đánh giá về nội dung trên.
 - Biểu đồ tròn là biểu đồ thông dụng nhất. Mỗi hình nan quạt lớn hay nhỏ trong biểu đồ hình tròn đều thể hiện tỉ trọng tương ứng và kèm theo số liệu( %), mỗi hình tương ứng có màu sắc, ( hay kí hiệu) khác biệt, vì thế học sinh dễ nhận biết,dễ khắc sâu kiến thức. Cụ thể biểu đồ thể hiện cơ cấu dân tộc, cơ cấu GDP của các ngành dịch vụ, 
 - Ví dụ 2: Khi hướng dẫn học sinh đọc và phân tích biểu đồ ở : Bài 13 - trang 47,48, sách giáo khoa, ở phần (hình 13.1 - biểu đồ cơ cấu GDP) của các ngành dịch vụ - năm 2002 (đơn vị tính tỉ lệ %). 
 - Để rèn luyện được kỹ năng cho học sinh đọc và phân tích trên biểu đồ này: Ngòai việc chuẩn bị bài soạn chu đáo tôi còn vẽ biểu đồ phóng lớn; và hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước sau:
 - Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc tên và kí hiệu trên biều đồ.
 - Bước 2: Giáo viên cần hướng dân học sinh hoạt động cá nhân với nội dung sau: 	
 - Hỏi 1: Dựa vào hình 13.1 hãy nêu cơ cấu ngành dịch vụ.
 - Phần này tôi ưu tiên cho học sinh yếu, trung bình trả lời câu hỏi qua cách nhận biết trên biểu đồ: 
	*Dịch vụ tiêu dùng gồm: Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa, khách sạn nhà hàng, dịch vụ cá nhân và công cộng.
	*Dịch vụ sản xuất: Tài chính tín dụng, kinh doanh tài sản, tư vấn.
	*Dịch vụ công cộng gồm: khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, quản lý nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc.
 Tôi tiếp học hướng học sinh cách đọc và phân tích cơ cấu mỗi ngành dịch vụ được thể hiện qua các ký hiệu riêng trên biểu đồ và hướng các em tiếp tục phân tích sâu vào nội dung.
 - Hỏi 2: Tỉ trọng của các ngành trong mỗi nhóm dịch vụ như thế nào?
 - Trả lời: Tỉ trọng các ngành không đều; cao nhất là ngành thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa chiếm 36,7%, thấp nhất là ngành tài chính tín dụng chỉ chiếm 4,7%.
 - Bước 3: Tôi hướng dẫn học sinh thảo luận với nội dung sau:
 - Hỏi: Dựa vào hình 13.1 tính tỉ trọng của các nhóm dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ công cộng và nêu nhận xét.
 - Sau khi thảo luận đại diện các nhóm trình bày nội dung qua phân tích trên biểu đồ. 
 - Trả lời: Qua biểu đồ ta thấy các nhóm dịch vụ: -dịch vụ sản xuất chiếm 26,8%; dịch vụ tiêu dùng chiếm 51,0%; dịch vụ công cộng là 22,2%.
 - Bước này chủ yếu rèn luyện cho học sinh kỹ năng tổng hợp kiến thức qua phân tích chi tiết ở bước 2, để từ đó học sinh có nhận xét chính xác về số liệu, đặc điểm các nhóm, ngành dịch vụ lớn ở nước ta; sự hiểu biết này chủ yếu cũng qua quá trình đọc và phân tích trên biểu đồ (hình 13.1 sách giáo khoa); trên cơ sở đó hướng học sinh cách liên hệ các hoạt động dịch vụ ở địa phương hiện nay nhóm dịch vụ sản xuất và dịch vụ tiêu dùng cũng đã và đang phát triển.
 - Qua mỗi ví dụ tôi đã hướng dẫn học sinh khai thác được các nội dung theo yêu cầu thông qua các biểu đồ. Để có được kết quả cao, tôi tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều tập trung theo từng bước dẫn dắt của giáo viên đó là kỹ năng đọc và phân tích trên biểu đồ trong suốt quá trình học tập.
 - Như vậy khi rèn luyện kỹ năng cho học sinh đọc và phân tích biểu đồ, nhất là các dạng biểu đồ tôi vừa nêu khi hướng dẫn ở trên đều trải qua 4 bước cơ bản.
 - Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên. Bước 1: mang tính chất giới thiệu nhận biết về loại biểu đồ tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh để tạo điều kiện hướng các em tập trung vào tìm hiểu nội dung cần khai thác.
 - Bước 2,3 là những bước quan trọng giáo viên hướng cho học sinh cách thức đọc và khai thác nội dung trên biểu đồ qua hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị chu đáo, từ câu hỏi khái quát đến câu hỏi phân tích về từng chi tiết của các đối tượng địa lí thể hiện trên biểu đồ, phát triển được thao tác tư duy cho học sinh như: đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các số liệu đã biết được trong bước 1. Học sinh dựa vào nhận định chung để rút ra kết luận cần thiết. Bước 4: mang tính chất củng cố khắc sâu kiến thức - được khái quát toàn bộ nội dung đã tìm hiểu trên biểu đồ để rút ra kết luận quan trọng.
	b, Kết quả nghiên cứu:
	Qua khảo sát chất lượng và hiệu quả của đề tài: “Rèn luyện kỉ năng đọc và phân tích biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9”đã được trình bày ở trên, 
 	* Kết quả sau khi thực hiện cuối học kì 1:
Tổng số 
Thành thạo
Tương đối tối thành thạo 
Trung bình
Chưa thành thạo
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
206
72
34,9
61
29,6
60
29,1
13
6.3
	Qua nội dung ta thấy tỉ lệ học sinh chưa thành thạo trong việc rèn luyện kỉ năng đọc và phân tích biểu đồ ngày càng giảm, tỉ lệ học sinh biết cách đọc phân tích biểu đồ từ trung bình, khá, giỏi đã được tăng lên.Đây quả là quá trình phấn đấu không mệt mỏi của cô trò chúng tôi mới có được kết quả này.
Phần 3: 	Kết luận và kiến nghị
	I, Kết luận: 
	Trong quá trình đọc và phân tích nội dung trên biểu đồ, học sinh lúc ban đầu còn khó khăn, nhưng quá trình áp dụng phương pháp trên đã đem lại hiệu quả rất cao. Học sinh ở các lớp không chỉ đọc, khai thức kiến thức trên biểu đồ một cách nhanh chóng, đúng yêu cầu, mà các em còn thành thạo trong việc so sánh, tổng hợp, khái quát các số liệu ở một số biểu đồ trong các bài tiếp theo đã học. Chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt. 
	Hiện nay kỉ năng đọc và phân tích các biểu đồ tiếp theo học sinh thực hiện nhanh hơn, và cụ thể nhất là qua một số tiết dự giờ thao giảng về bài thực hành “ở phần đọc và phân tích biểu đồ” tại lớp 9A1, 9A4 được nhiều đồng nghiệp đánh giá kỉ năng này ở các lớp đã có sự chuyển biến tích cực, tiêu biểu nhiều học sinh như em: Kiều, Quanh, Dung, Tín, Kiên, Hồng, Đức, Tâm, Lan Hương, Trâm ; và chất lượng học bộ môn được nâng lên rõ rệt, còn lại một số đối tượng học sinh kỉ năng chưa thành thạo (còn yếu) trong thời gian tiếp theo tôi sẽ tiếp tục có hướng để rèn luyện cho các em và tôi tin rằng khi cô, trò có sự kiên trì vượt khó thì tỉ lệ yếu trên sẽ tiếp tục giảm dần; góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng day, học hiện nay ở trường.
	II, Ý nghĩa của đề tài:
	Với những phương pháp trên tôi đã trực tiếp hướng dẫn học sinh học tập ở khối 9 của trường trung học cơ sở Cao Bá Quát - hiện nay phần lớn các em đã quen thuộc trong việc đọc và phân tích trên biểu đồ góp phần để nâng cao chất lượng học tập chung của học sinh. Là điều kiện tốt để các em vận dụng kiến thức về địa lí đã được học để tiếp tục học lên những lớp trên đạt kết quả cao hơn
 - Đề tài còn có ý nghĩa giáo dục lớn đối với học sinh khi tìm hiểu về kinh tế Việt Nam.
	III Đề xuất và kiến nghị:
	a, Đề xuất: 
 - Trong quá trình dạy học môn địa lý 9 giáo viên phải xác định được vai trò, ý nghĩa của việc đọc và phân tích biểu đồ trong quá trình học tập của bộ môn.
 - Phải hướng học sinh rèn luyện kỉ năng này qua các bài học đúng quy định, luôn có sự chuẩn bị công phu về bài dạy; chuẩn bị tốt các khâu tổ chức để hướng dẫn học sinh.
 - Giáo viên thường xuyên cập nhật các thông tin kinh tế Việt Nam để minh họa cho bài dạy thêm sinh động. 
 - Trong quá trình giảng dạy ở lớp phải thường xuyên tạo mối thân thiện giữa cô và trò; khi đưa học sinh vào tình huống học tập phải quan tâm chú trọng đúng đối tượng học sinh, sử dụng câu hỏi phù hợp, tạo điều kiện nâng dần quá trình tư duy sáng tạo trong học tập cho học sinh, có như vậy thì quá trình rèn luyện kỉ năng địa lí này mới đạt hiệu quả cao.
	b, Kiến nghị:
 - Thư viện trường nên có nhiều tài liệu tham khảo về bộ môn để học sinh có điều kiện tìm hiểu.
 - Phòng giáo dục- đào tạo, Sở giáo dục - đào tạo tiếp tục mở các lớp tập huấn cho giáo viên ở chương trình này cụ thể hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi giảng dạy trong thời gian tới.
	Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu của tôi thực hiện trong quá trình giảng dạy; trong quá trình tham khảo có gì còn thiếu sót, kính mong thầy cô giáo và các đồng nghiệp vui lòng góp ý kiến để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Dia li 9.doc