Đề tài Một số giải pháp để dạy một tiết Sinh học lớp 7 theo yêu cầu đổi mới có hiệu quả

Đề tài Một số giải pháp để dạy một tiết Sinh học lớp 7 theo yêu cầu đổi mới có hiệu quả

Trong công cuộc đổi mới của đất nước, giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, vì vậy, muốn phát triển kinh tế, trước hết phải coi trọng giáo dục để đào tạo một thế hệ con người mới có kiến thức vừa năng động, vừa sáng tạo để đáp ứng với việc xây dựng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá mà yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới.

Trong những năm gần đây, đổi mới giáo dục phổ thông là một nhu cầu tất yếu nhằm đưa nền giáo dục nước nhà tiến kịp với các nước trong khu vực và từng bước hội nhập với thế giới. Mà cốt lỏi của nó là đổi mới chương trình SGK đổi mới cách dạy, cách học nhằm phát huy tính tích cực tư duy sáng tạo của học sinh, HS là chủ thể của hoạt động giáo dục, còn giáo viên đóng vai trò chủ đạo.

 

doc 8 trang Người đăng vultt Lượt xem 2071Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số giải pháp để dạy một tiết Sinh học lớp 7 theo yêu cầu đổi mới có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số giải pháp để dạy một tiết sinh học lớp 7 
Theo yêu cầu đổi mới có hiệu quả
A- Phần mở đầu
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, vì vậy, muốn phát triển kinh tế, trước hết phải coi trọng giáo dục để đào tạo một thế hệ con người mới có kiến thức vừa năng động, vừa sáng tạo để đáp ứng với việc xây dựng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá mà yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới.
Trong những năm gần đây, đổi mới giáo dục phổ thông là một nhu cầu tất yếu nhằm đưa nền giáo dục nước nhà tiến kịp với các nước trong khu vực và từng bước hội nhập với thế giới. Mà cốt lỏi của nó là đổi mới chương trình SGK đổi mới cách dạy, cách học nhằm phát huy tính tích cực tư duy sáng tạo của học sinh, HS là chủ thể của hoạt động giáo dục, còn giáo viên đóng vai trò chủ đạo.
Do đó đối với người giáo viên đứng lớp, một trong việc góp phần thực hiện thành công đổi mới giáo dục phổ thông, chính là làm thế nào để dạy một tiết học đạt hiệu quả. Một tiết lên lớp có hiệu quả được hiểu là một tiết dạy nhẹ nhàng, kiến thức chính xác, có hệ thống, có phương pháp phù hợp, tổ chức sáng tạo, hợp lý, học sinh hoạt động tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên, đồng thời hiểu và vận dụng được kiến thức cần đạt được.
Như vậy, việc nâng cao chất lượng của một tiết nói chung và một tiết dạy sinh học 7 nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng đó là:
+ Thông qua tiết dạy giúp học sinh nắm vững được nội dung cơ bản của bài học, để có khả năng vận dụng để giải các bài tập, giải thích các hiện tượng thực tế diễn ra xung quanh các em, liên hệ giải thích được tính thống nhất về cấu tạo và chức năng của sinh vật, mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng, tính đa dạng của sinh học v.v... 
+ Bằng sự hướng dẫn của GV, giúp cho HS có kĩ năng và thói quen phân tích so sánh đối chứng để rút ra bài học, phát huy được khả năng tư duy độc lập sáng tạo của mình. bồi dưỡng cho các em thực hiện các thao tác về thực hành, thí nghiệm chính xác, khoa học và lòng say mê, tìm tòi nghiên cứu khoa học.
Như vậy, trong quá trình dạy học, đòi hỏi mổi giáo viên cần thiết kế và lên lớp mỗi tiết dạy hiệu quả là góp phần vào sự thành công của việc đổi mới giáo dục phổ thông, qua đó tạo nên một lớp người mới, một thế hệ tương lai cho đất nước có tri thức, năng động, sáng tạo, góp phần việc “Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước.
Qua nhiều năm giảng dạy và làm công tác quản lý giáo dục, bản thân tôi suy nghỉ, người giáo viên phải làm như thế nào để một tiết dạy trên lớp đạt hiệu quả. Với những lý do đó tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp để dạy một tiết Sinh học 7 theo yêu cầu đổi mới có hiệu quả”. Đồng thời cũng đưa ra một số kinh nghiệm trong quá trình thực nghiệm tại trường THCS Hồng Thủy.
B - Phần nội dung
I. Cơ sở lý luận.
Môn sinh học nói chung và sinh học 7 nói riêng, là một môn học khoa học thực nghiệm mà đòi hỏi HS tiếp nhận kiến thức bài học, thông qua việc quan sát và nhận xét từ đặc điểm hình thái cấu tạo, những quy luật hoạt động, những đặc điểm thích nghi với môi trường sống của các động vật, thông qua quan sát trên tranh vẽ, mô hình và các thí nghiệm về động vật dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh khi tiếp thu kiến thức, không phải thụ động từ bài giảng của giáo viên, mà ngược lại phải độc lập chủ động quan sát và nghiên cứu thí nghiệm tranh vẽ, mẫu vật, mô hình .... Từ đó rút ra kết luận và kiến thức hoàn chỉnh dưới sự chỉ dẫn của giáo viên. Có như vậy mới làm cho học sinh thực sự tư duy, sáng tạo, biết làm việc, nghiên cứu khoa học, giúp việc tiếp thu kiến thức được vững chắc, nhớ kỹ, nhớ lâu. Làm tốt được điều này, chính là đã đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay mà ngành giáo dục đặt ra. 
Đặc biệt trong năm học này toàn ngành đang hưởng ứng cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” do Bộ trưởng bộ GD-ĐT phát động. Do đó việc dạy một tiết Sinh học theo yêu cầu đổi mới có hiệu quả là một điều hết sức quan trọng, bởi lẽ học sinh muốn nắm chắc kiến thức, cần đòi hỏi các em phải phát huy tính tư duy sáng tạo, chủ động khai thác kiến thức, hiểu bài và vận dụng vào thực tế, đáp ứng với yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới.
II. Thực trạng dạy học môn Sinh học ở trường THCS Hồng Thủy trong những năm qua.
Trong những năm qua, là một cán bộ quản lý, với cương vị Hiệu trưởng nhà trường, bản thân tôi trực tiếp giảng dạy rất ít, tuy có kinh nghiệm nhưng chỉ dạy một tuần hai tiết, trong quá trình đó, tôi thấy thực trạng của việc dạy học môn Sinh học lớp 7 ở trường THCS Hồng Thuỷ như sau:
1. Về ưu điểm.
- GV nắm được hệ thống các phương pháp dạy học, phối hợp khá linh hoạt, tổ chức lớp học khá đa dạng và phong phú nên đã tạo ra nhiều tiết dạy sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn được HS vào quá trình khám phá, tìm tòi lí thú, với sự hỗ trợ tích cực của các phương tiện và thiết bị dạy học khá dồi dào.
- Cơ bản phân loại được các nhóm bài trong bộ môn Sinh học 7 bao gồm:
+ Nhóm 1: Các bài về động vật đại diện cho lớp, ngành.
+ Nhóm 2: Các bài thực hành quan sát cấu tạo trong.
+ Nhóm 3: Các bài về cấu tạo trong của các đại diện 
+ Nhóm 4: Các bài về đặc điểm chung, vai trò và đa dạng sinh học của động vật.
+ Nhóm 5: Các bài về tiến hoá.
Từ đó, xác định được nhiệm vụ của người GV khi dạy nhóm bài nào. Đồng thời biết lựa chọn và sử dụng đúng thiết bị dạy học.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Giun đũa” (Sinh 7), GV xác định được các nhiệm vụ cơ bản là:
+ Giúp HS qua hiểu biết thực tế kết hợp với kênh hình, kênh chữ trong bài để mô tả được cấu tạo (ngoài, trong) và dinh dưỡng của giun đũa thích nghi với kí sinh.
+ Giải thích được vòng đời của Giun đũa.
+ Vận đụng được vào thực tiễn cuộc sống (biết cách phòng trừ Giun đũa)
- Gắn công tác giảng dạy với thực tế cuộc sống, giúp HS khám phá được những điều mới mẽ thông qua bài học. Đồng thời biết vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế (như giải thích các hiện tượng xảy ra xung quanh mình)....
- Các kỹ năng cơ bản về các thao tác biểu diễn trực quan, thao tác sử dụng thiết bị dạy học trong thí nghiệm được GV sử dụng khá linh hoạt nhuần nhuyễn, cơ bản đảm bảo các nguyên tắc khi sử dụng thiết bị dạy học.
- Ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến công tác đổi mới PPDH của giáo viên, tạo điều kiện để tổ bộ môn thao giảng theo từng chuyên đề nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy.
- Cơ sở vật chất không ngừng được tăng cường như phòng học bộ môn, tranh ảnh, thiết bị dạy học.v.v... đáp ứng cho yêu cầu đổi mới.
2. Tồn tại:
Bên cạnh những ưu điểm rất cơ bản mà người giáo viên đạt được trong một tiết dạy lên lớp, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, thì việc dạy học môn Sinh học vẫn còn gặp phải một số tồn tại cần phải khắc phục đó là:
2.1 Về phong thái:
- Có giáo viên đôi lúc lên lớp còn mất bình tĩnh, thiếu tự tin, đặc biệt khi có người dự giờ, thể hiện một phong thái gấp gáp, dẫn đến hỏi HS dồn dập có khi người dự cũng không theo dõi kịp.
- Khả năng truyền cảm khi diễn đạt của GV còn có hạn chế nhất định, khó lôi cuốn HS, khó gây hứng thú yêu thích học bộ môn.
2.2 Một bộ phận GV nhiều khi lên lớp nghiên cứu bài dạy chưa kỉ, do vậy không hiểu hết ý đồ của SGK, nên họ chưa hiểu sâu, cặn kẽ về kiến thức. Từ đó việc dẫn dắt, hình thành kiến thức bài học cho HS đôi khi còn thiếu tính hệ thống. Khai thác chưa đúng mức các thông tin ở kênh chữ và kênh hình. Nên bài dạy có một trong những biểu hiện sau đây:
- Thiếu chặt chẽ, có tính áp đặt.
- Dàn trải, ghi nhiều
- Thiếu khắc sâu kiến thức, đồng thời đi kèm với nó thiếu sự cũng cố và sự mở rộng cần thiết kiến thức cho HS.
- Thiếu sự liên hệ thực tế (hoặc bỏ qua hoặc không sát).
2.3 Việc hướng dẫn của GV thiếu tính cụ thể, HS chưa được định hướng đúng khi khai thác thông tin. Mặt khác, hệ thống câu hỏi dẫn dắt có khi chưa được chọn lọc, thiếu câu hỏi gợi mở từ những câu lệnh của giáo viên, diễn đạt câu hỏi không thoát ý. Làm cho HS khó hiểu, ít tham gia xây dựng bài, làm cho tiết học nặng nề.
2.4 Một số tiết dạy việc tổ chức học nhóm của GV còn mang tính hình thức, không thực chất, giao việc chưa rỏ cho các đối tượng. Nhiều tiết dự giờ cho thấy GV dành thời gian thảo luận cho HS quá ít, việc điều hành của nhóm còn nhiều hạn chế, do vậy một số thành viên của nhóm chưa được làm việc, kết quả thảo luận từ các nhóm còn vội vàng, hiệu quả chưa cao.
2.5 Cùng với việc tăng cường về số lượng và chất lượng của thiết bị dạy học thì việc sử dụng thiết bị dạy học trên lớp là nhu cầu không thể thiếu được đối với việc giảng dạy bộ môn Sinh học. Qua đó bồi dưỡng cho GV kĩ năng sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học ngày càng hoàn thiện. Tuy vậy, cũng phải thấy rằng việc sử dụng thiết bị phương tiện dạy học trong một chừng mực nào đó vẫn còn những sai sót nhất định (tuy không lớn và không phổ biến) đó là: 
- Nhiều tranh GV tự vẽ không đảm bảo tính chính xác và tính khoa học.
- Khi biểu diễn các mẫu vật tự nhiên, nhiều khi nhiều học sinh không có mẫu vật để quan sát (trong khi phải đảm bảo nguyên tắc là mẫu vật phải đến tận tay HS).
- Khi biểu diễn các thí nghiệm chứng minh, có khi GV chuẩn bị thiếu chu đáo, chưa thấy hết mọi khó khăn trong thao tác thí nghiệm, nên dẫn đến ngắt quảng giữa chừng, thậm chí có khi không thành công.
2.6 Việc đổi mới phương pháp dạy học chỉ đạt kết quả cao khi HS có sự đổi mới cách học. Nhưng có giáo viên chưa thật coi trọng công việc hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà, cũng như hướng dẫn cách học bộ môn. Do vậy có một số tiết dạy hiệu quả không được như mong muốn.
Từ những thực trạng trên, bản thân tôi xin đưa ra một số giải pháp để khắc phục và hạn chế những tồn tại với mong muốn nâng cao hiệu quả một tiết lên lớp của giáo viên (đối với bộ môn Sinh học 7 ở trường PTCS) Nhằm góp phần thực hiện thành công đổi mới GDPT.
III. Những giải pháp để một tiết lên lớp có hiệu quả.
1. Người giáo viên phải không ngừng rèn luyện cho mình một khả năng diễn đạt chính xác, ngắn gọn và có tính truyền cảm.
Để làm được điều này giáo viên phải thường xuyên có ý thức luyện nói, tránh dùng từ địa phương. Đặc biệt là lúc giáo viên giảng thì không nên ôm đồm, nói nhiều mà cần nói gảy gọn, trọng tâm. Đồng thời kết hợp tốt với hình thức hỏi đáp, tạo ra những điểm nhấn nhất định khi kết hợp giảng với hỏi đáp, để tạo ra sự chú ý và gây hứng thú trong học tập đối với học sinh. Như vậy một đòi hỏi đặt ra là hệ thống câu hỏi phải rõ ràng và phải đạt các yêu cầu sau:
+ Câu hỏi phải chính xác về nội dung, ngắn gọn, rõ về ngữ pháp.
+ Về nội dung thì câu hỏi phải rèn được trí thông minh, phát huy được tư duy độc lập và sáng tạo của học sinh. Phải có sự vận dụng tri thức đã học, để giả ...  học và việc tổ chức các hình thức dạy học như thế nào cho phù hợp, vận dụng được kiến thức vào thực tế cuộc sống, hướng dẫn giúp HS giải thích được các hiện tượng sinh học xảy ra xung quanh phù hợp với kiến thức đã học.
Ví dụ: Giải thích tại sao khi nhúng phần bụng của châu chấu vào nước thì châu chấu chết? (Bài 26: Châu chấu).
- Châu chấu hô hấp bằng hệ thống ống khí gồm các lỗ thở ở phần bụng 
- Khi nhúng phần bụng của Châu chấu vào nước Châu chấu không trao đổi được khí với môi trường bên ngoài nên Châu chấu bị chết.
3. Phải bồi dưỡng cho mình có một kĩ năng sư phạm vững vàng, xử lí tốt các tình huống sư phạm và có nghệ thuật trong dạy học.
- Người có kiến thức sư phạm vững vàng là người có năng lực tổ chức các hoạt động học tập của lớp học một cách khoa học sinh động, không chồng chéo, vòng vo. Hoạt động của thầy và trò diễn ra nhịp nhàng, tạo được một tâm lí cho học tập thoải mái nhưng hiệu quả từ phía người học.
- Có kiến thức sư phạm tốt giúp cho người GV nắm chắc các yêu cầu, nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học, các thao tác biểu diễn trực quan chính xác (không thiếu, không thừa) đảm bảo đúng quy trình, có tính mô phạm cao. Vận dụng và phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp dạy học.
Ví dụ: Khi biểu diễn các thí nghiệm chứng minh (phương pháp trực quan)thì cần phải phối hợp giữa việc quan sát với tư duy lô gíc do vậy khi HS quan sát người GV phải đưa ra hệ thống câu hỏi vừa định hướng sự quan sát vừa thúc đẩy tư duy.
- Có kĩ năng sư phạm tạo cho người thầy xử lí linh hoạt các tình huống trên lớp một cách uyển chuyển có nghệ thuật, không cứng nhắc, đồng thời tạo ra các tình huống mới hấp dẫn lôi cuốn HS. Từ đó giúp HS tìm hiểu và giải quyết vấn đề.
- Bồi dưỡng kĩ năng sư phạm giúp cho GV nâng cao năng lực tổ chức điều hành lớp học, có khả năng bao quát lớp. Mặt khác linh hoạt với việc tổ chức các hình thức học tập khác nhau của HS. Qua đó định rõ được công việc của thầy và công việc của trò. Đồng thời làm rõ mối quan hệ của thầy và trò, trò và thầy, trò và trò trong một tiết học.
4. Làm tốt công tác chuẩn bị.
4.1 Chuẩn bị tốt bài soạn: 
Với tinh thần đổi mới thì bài soạn thực chất là việc lập kế hoạch tổ chức và điều khiển các hoạt động dạy học trong một tiết học, nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Soạn bài là sự thiết kế, tạo dựng nên các hoạt động nhịp nhàng giữa thầy và trò, sao cho thầy đóng vai trò định hướng, tổ chức và điều khiển quá trình dạy học trên lớp, còn trò hoạt động một cách nhẹ nhàng, không áp đặt. Các hoạt động cần được thiết kế, tạo dựng liên tiếp có mối quan hệ lôgíc chặt chẽ theo chủ định, được diễn ra một cách hài hoà giữa GV và HS trong một tiết học.
Để chuẩn bị tốt bài soạn cần có những yêu cầu sau đây:
+ GV phải nắm chắc mục tiêu cần đạt của bài học, đặc điểm của HS, điều kiện vật chất hiện có (thiết bị dạy học).
+ Hiểu được cặn kẽ những nội dung kiến thức và kỉ năng nào cần hình thành và cần rèn cho HS, mở rộng kiến thức nào?
+ Định ra được các hình thức tổ chức lớp học theo từng phần của bài qua đó, xác định rõ công việc của thầy và trò.
+ Lựa chọn đúng, đủ các thiết bị dạy học cần dùng trong một tiết học để chuẩn bị.
Tóm lại: Công tác soạn bài có tầm quan trọng đặc biệt nó quyết định sự thành công hay thất bại của một tiết trên lớp. Nó chính là bản hướng dẫn hành động cho người GV. Do vậy, không được xem thường, qua loa, máy móc, xa rời đối tượng HS; điều kiện cơ sở vật chất hiện có.
4.2 Chuẩn bị thiết bị dạy học.
Phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn Sinh học là phương pháp trực quan, thí nghiệm thực hành. Mặt khác với yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học thì thiết bị dạy học chính là những thông tin để HS tìm hiểu khai thác. Từ đó hình thành kiến thức bài học. Do vậy, thiết bị dạy học là không thể thiếu được khi giảng dạy một tiết Sinh học.
- Để chuẩn bị tốt thiết bị và phương tiện dạy học cho một tiết học thì GV phải nắm chắc kiểu bài mình đang dạy. Từ đó chuẩn bị đúng loại thiết bị theo nội dung bài học.
- Phải nghiên cứu trước các nội dung thông tin có ở tranh ảnh, hình vẽ, để có định hướng, hướng dẫn HS tìm hiểu, tránh chủ quan.
- Nếu là thí nghiệm biểu diễn, thực hành thì GV phải thực hiện trước để lường hết các tình huống, nhằm đảm bảo sự thành công của thí nghiệm.
- Tranh ảnh, đồ dùng trực quan phải đảm bảo tính chính xác khoa học.
- Phải tập biểu diễn thành thạo các thao tác khi sử dụng thiết bị dạy học, để tránh lảng phí thời gian, đồng thời đảm bảo tính mô phạm trước HS, tuyệt đối không được tuỳ tiện.
- Sử dụng hợp lý thiết bị dạy học, đúng thời điểm thì mới có hiệu quả.
- Kết hợp tốt giữa thiết bị dạy học với các phương tiện dạy học hiện đại (như xem băng hình, đèn chiếu ...) Nhằm tạo hứng thú trong học tập của HS.
4.3 Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà.
- Để HS chủ động khai thác thông tin hình thành kiến thức một cách thực tế đòi hỏi là HS phải nghiên cứu chuẩn bị bài ở nhà. Do vậy, GV phải có sự hướng dẫn các em một cách cụ thể, tránh trường hợp ra một câu lệnh dưới dạng dặn dò: “Hôm sau chúng ta học bài ...các em về nhà đọc trước...”. Thì sẽ không có tác dụng là bao, mà GV phải dặn kỉ hơn như quan sát hình số mấy, kết hợp đọc sách trả lời vào giấy nháp câu lệnh gì? ... Đối với những bài có thí nghiệm thì phải hướng dẫn các em cách làm, quan sát, ghi chép lại sự quan sát của mình v.v... Đối với những bài có liên quan đến mẫu vật thật thì hướng dẫn các em cách tìm, cách bảo quản mẫu vật phải nguyên vẹn.
Tóm lại: Việc hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà cho tiết học Sinh học là công việc không thể thiếu được và đòi hỏi phải hướng dẫn cặn kẽ, tránh qua loa.
5. Hướng dẫn cho HS phương pháp học tập phù hợp với bộ môn.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích cuối cùng là để người học nắm chắc được bài và vận dụng tốt. Nếu đổi mới cách dạy, mà không hướng dẫn cho HS đổi mới cách học, thì chắc chắn kết quả sẽ không như mong muốn. Do vậy, khi vào dạy một lớp, ngay những tiết học đầu tiên GV nên nêu những yêu cầu bộ môn, đồng thời hướng dẫn cách học bộ môn cho HS đó là:
+ Phải yêu cầu HS tự giác, tích cực và có thói quen tham gia phát biểu xây dựng bài.
+ Thường xuyên liên hệ với kiến thức đã được học, kiến thức từ thực tiễn cuộc sống.
+ Với những thông tin tìm được từ việc hướng dẫn của thầy giáo, để rút ra được nội dung mới của bài học.
+ HS có thói quen đặt ngược vấn đề, như đặt câu hỏi tại sao lại như vậy? Để từ đó hiểu bài một cách cặn kẽ, giúp HS ghi nhớ có chủ định.
+ Trong quá trình học tập, cần có sự so sánh, đối chứng, liên hệ với thực tế, hướng dẫn rèn HS phân tích mô hình, hệ thống bảng biểu để tìm thông tin.
+ Khi tham gia phát biểu xây dựng bài, GV không nên cho HS nhìn vào sách đọc lại, mà yêu cầu HS phải dùng từ của mình để diễn đạt những ý nào mà mình hiểu được(GV nên hạn chế câu hỏi mà học sinh chỉ cần đọc lại SGK)
Yêu cầu HS phải có sự hợp tác trong học tập, mạnh dạn thể hiện ý kiến của mình trước tập thể (nhóm, tổ); Tham gia tích cực việc tranh luận những vấn đề còn vướng mắc, từ đó làm sáng tỏ bài học.
+ Tập cho HS có thói quen ghi chép lại những hiện tượng sinh học quan sát được từ thực tế và tự đặt câu hỏi, để giải thích và đưa ra nhận định (kết luận) khoa học, có ý thức làm bài tập nâng cao để rèn luyện trí thông minh.
+ Nếu chưa hiểu bài thì cần trao đổi với thầy giáo để được hướng dẫn lại, giúp HS hiểu được bài học.
* Tóm lại: Nếu GV hướng dẫn học sinh làm tốt những yêu cầu trên chắc chắn học sinh sẽ có hứng thú trong học tập và đạt kết quả cao.
IV. Kết quả đạt được.
Với việc áp dụng cách dạy học như đã nêu trên kết hợp những giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, kết quả chất lượng môn sinh học 72 mà tôi phụ trách trong năm học 2006 – 2007 đạt được như sau:
Giai đoạn
TSố
Chất lượng qua kiểm tra
Ghi chú
Giỏi
Khá
T.Bình ỏ
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Đầu năm
40
2
5,0
8
20,0
25
62,5
2
5,0
Kỳ 1
40
4
10,0
11
27,5
30
75,0
1
2,5
Kỳ 2
40
7
17,5
14
35,0
33
82,5
0
0
V. Bài học kinh nghiệm.
 Trong quá trình thực hiện bản thân tôi nhận thấy một số vấn đề như sau:
- Để có được một tiết dạy đạt kết quả theo yêu cầu đổi mới đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, phải đầu tư nhiều thời gian thiết kế xây dựng giáo án giảng dạy, sao cho kích thích được tính tư duy cũng như gây hứng thú cho HS trong mỗi một tiết dạy. Biết tạo ra các tình huống có vấn đề hấp dẫn, để HS giải quyết một cách sáng tạo.
- Những bài học thực hành cần có mẫu vật, đặc biệt là các bài thực hành về xem băng hình (xem băng hình về tập tính của sâu bọ, về tập tính của động vật) cần có băng hình để HS tiện quan sát và khắc sâu những kiến thức đã học.
- Để thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực thì số lượng HS trên một lớp học khoảng từ 38 - 42 HS là vừa để tiện cho công tác tổ chức chia nhóm HS nhằm thực hiện bài dạy tốt hơn.
- Thường xuyên tự học, tự nghiên cứu coi đây là một việc làm thường xuyên không thể thiếu được.
C- phần Kết luận
Dạy học là một nghệ thuật. Một tiết lên lớp GV phải thể hiện tổng thể các năng lực của mình. Do vậy, đòi hỏi mỗi người GV phải không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng để hoàn thiện mình. Qua đó khẳng định uy tín nghề nghiệp trước học sinh, trước đồng nghiệp, góp phần tôn vinh nghề dạy học. 
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy bộ môn Sinh học 7, nhằm thực hiện đổi mới PPDH nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học đáp ứng với yêu cầu, mục tiêu của ngành GD - ĐT trong giai đoạn hiện nay.
Mặc dù hết sức cố gắng tìm tòi, thực nghiệm để thực hiện sáng kiến song không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của hội đồng khoa học của nhà trường và Phòng giáo dục.
Hồng Thuỷ, ngày 15 tháng 5năm 2007
 ý kiến hội đồng khoa học nhà trường	Người viết 
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.................................................................................................... 	 Võ Thành Đồng
............................................................................. ........................
............................................................................ ........................	 
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Sinh 7 cuc hot.doc