Đề tài Một số kinh nghiệm giảng dạy chương phân số _ lớp 4

Đề tài Một số kinh nghiệm giảng dạy chương phân số _ lớp 4

I – ĐẶT VẤN ĐỀ :

 Hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học của GV và HS là mối quan tâm có tầm quan trọng hàng đầu bao trùm và chi phối mọi hoạt động khác. Trong các môn học ở Tiểu học thì môn Toán được coi là trọng tâm và chiếm số tiết nhiều. Thông qua việc học Toán giúp HS nắm được kiến thức Toán học cơ bản, có cơ sở học tốt các môn khác, giúp các em năng động, sáng tạo, tự tin hơn. Chương trình Toán lớp 4 là sự kế thừa, tiếp tục của toán 1, 2, 3. Nội dung toán đã có những đổi mới về nội dung, tăng cường thực hành, ứng dụng kiến thức mới giúp HS phát huy được năng lực, tích cực hơn trong việc học, các bài tập vừa sức với HS.

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 700Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm giảng dạy chương phân số _ lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY CHƯƠNG PHÂN SỐ _ LỚP 4
I – ĐẶT VẤN ĐỀ :
	Hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học của GV và HS là mối quan tâm có tầm quan trọng hàng đầu bao trùm và chi phối mọi hoạt động khác. Trong các môn học ở Tiểu học thì môn Toán được coi là trọng tâm và chiếm số tiết nhiều. Thông qua việc học Toán giúp HS nắm được kiến thức Toán học cơ bản, có cơ sở học tốt các môn khác, giúp các em năng động, sáng tạo, tự tin hơn. Chương trình Toán lớp 4 là sự kế thừa, tiếp tục của toán 1, 2, 3. Nội dung toán đã có những đổi mới về nội dung, tăng cường thực hành, ứng dụng kiến thức mới giúp HS phát huy được năng lực, tích cực hơn trong việc học, các bài tập vừa sức với HS.
	Để đạt được mục tiêu chương trình đã đề ra, GV phải nắm chắc mục tiêu, nội dung để khai thác trong từng bài. Điều quan trong là GV phải nghiên cứu, đầu tư xây dựng phương pháp dạy và học, giao việc vừa sức cho từng đối tượng HS nhằm giúp HS tích cực trong hoạt động học tập, vận dụng được thành thạo những nội dung trong từng bài.
II – Giải quyết vấn đề :
Phương pháp dạy học bài mới :
GV là người tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động học tập để giúp HS:
Khắc phục sự kémn khái quát, sự cứng nhắc của tư duy. Dựa vào tính trực quan cụ thể trong tư duy của HS, GV cần khai triển các hoạt động mang tính chất thực tiễn, HS phải được thao tác trên đồ dùng trực quan. Từ đó, các em sẽ tự phát hiện và giải quyết nhiệm vụ học bài.
	VD: Khi dạy bài “So sánh 2 phân số cùng mẫu số”
	Nhiệm vụ của bài là HS phải xem xét 2 phân số đó có bằng nhau hay không và nếu không bằng nhau thì phân số nào bé hơn, phân số nào lớn hơn.
	Khi dạy bài này, tôi cho HS cắt 2 hình tròn bằng nhau. Mỗi hình tròn lại chia làm 8 phần bằng nhau bằng cách gấp hình tròn đó thành 4 phần khít nhau. Ơ hình tròn một, lấy hình tròn, ở hình tròn hai lấy hình tròn. HS sẽ gạch: Ở hình tròn một là 2 phần; ở hình tròn hai là 3 phần. Sau đó tôi cho các em so sánh các phần gạch chéo của 2 hình tròn. Qua phần so sánh, các em sẽ thấy: . Từ đó nêu được cách so sánh cơ bản (như quy tắc SGK).
Tự phát hiện kiến thức mới:
VD: Trong bài “Phép nhân phân số” (tiết 122)
Trước tiên tôi cho HS tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông 
qua cách tính diện tích hình chữ nhật.
	_ GV nêu: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 5m, chiều rộng 3m. Và HS nêu được S = 5 x 3 = 15m2 
	_ Tiếp theo GV nêu: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài m, chiều rộng m. GV gợi ý để HS nêu được S = 
	_ Muốn thực hiện được phép nhân , GV cho HS quan sát trên hình vẽ: 
1m
m
Nhìn hình vẽ, HS phải nêu được:
	_ Hình vuông có S = 1m2
	_ Hình vuông có 15 ô, mỗi ô có S = m2 
	_ Hình chữ nhật (phần tô màu) chiếm 8 ô. Do đó diện tích hình chữ nhật bằng m2 . Từ đó HS neu được (m2 ).
	Từ nhận xét trên, GV hướng dẫn HS dựa vào VD để rút ra quy tắc nhân 2 phân số. GV lưu ý với HS: kết quả phép tính giải là phân số tối giản.
	Sau khi HS đã biết cách nhân 2 phân số thì GV khích lệ HS thi đau học tập bằng cách tự cho VD về cách nhân 2 phân số và tự tìm lấy kết quả. Ngoài ra GV cho HS vận dụng cách tính để tìm chu vi, diện tích các hình đã học: hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật.
	Quá trình dạy học toán như đã nêu ở trên sẽ giúp HS nắm chắc kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất, thông dụng nhất, hình thành phương pháp học tập (đặc biệt là phương pháp tự học), biết cách giải quyết vấn đề gần gũi với đời sống.
Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới với kiến thức đã học:
 VD: trong bài “Phép cộng phân số” tiết 114.
 Ơ bài này, thông qua VD ở SGK, tôi và HS sẽ cùng thực hành trên băng giấy. 
 _ Chia băng giấy bằng 8 phần bằng nhau bằng cách gập đôi 3 lần theo chiều ngang. 
	_ Lần 1: tô màu vào băng giấy.
	_ Lần 2: tô màu vào băng giấy.
	_ Lúc này, HS dễ dàng thấy phải thực hiện phép tính 
	_ Nhìn vào băng giấy của mình, HS sẽ nêu được cả 2 lần đã tô màu được băng giấy.
	_ Từ đó HS sẽ nêu ra được cách tính: 
	Qua VD trên, HS sẽ rút ra cách cộng 2 phân số cùng mẫu số bằng cách lấy tử số cộng với nhau và giữ nguyên mẫu số.
Ở bài phép cộng tiếp theo (tiết 115) là phép cộng 2 phân số khác 
mẫu số.
	Lúc này từ VD ở SGK, HS sẽ dễ dàng nêu được: muốn biết cả 2 bạn đã lấy bao nhiêu phần của băng giấy màu thì phải thực hiện phép tính cộng: 
	Sau đo, tôi sẽ dẫn dắt các em bằng các câu hỏi gợi ý:
	_ Nhận xét mẫu số của 2 phân số (2 phân số có mẫu số khác nhau)
	_ Muốn thực hiện được phép cộng 2 phân số này ta phải làm gì? (Quy đồng mẫu số) 
	Sau đó HS tự quy đồng mẫu số và lại đưa về phép cộng 2 phân số cùng mẫu số như tiết trước.
	Như vậy với phương pháp dạy học bài mới như trên, HS có điều kiện ôn tập củng cố kiến thức đã học và vận dụng những kiến thức đó để chiếm lĩnh tìm ra kiến thức mới, tìm ra mội dung tiềm ẩn trong bài học. Phương pháp này còn góp phần ren luyện tư duy cho HS; tìm tòi sự liên quan giữa kiến thức cũ và mới.
Phương pháp dạy các nội dung thực hành luyện tập :
Nhiệm vụ chủ yếu cảu các tiết dạy thực hành luyện tập và củng cố 
kiến thức cơ bản và rèn luyện các năng lực thực hành, giúp HS nhận ra rằng học không chỉ để biết mà còn để làm, để vận dụng các kiến thức vào cuộc sống hằng ngày.
	Khai dạy thực hành luyện tập cần lưu ý người GV cần giúp mọi HS đều tham gia vào hoạt động thực hành; luyện tập theo khả năng của mình băng cách:
	_ Tổ chức cho HS làm các bài tập theo thứ tự sắp xếp trong SGK, không qua hoặc bỏ qua bài tập nào kể cả các bài tập HS cho là dễ.
	_ Trước khi làm bài GV giao bài theo sự phân hoá đối tượng.
	_ Không nên bắt HS chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. Sau mỗi bài, HS nên tự kiểm tra sau đó nên chuyển sang làm bài tập tiếp theo.
	_ Trong 1 số tiết dạy, có thể HS này làm nhiều bài tập hơn HS khác. GV cần giúp HS khai thác các nội dung tiềm ẩn trong mỗi bài tập.
	VD: Bài 4 phần b, tiết 121
	Tính bằng cách thuận tiện
	Ở bài này có thể một số HS vẫn thực hiện theo thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức mà vẫn chưa ra kết quả như trên nhưng tính như vậy là chưa hợp lý, chưa nhanh. Lúc này, GV nên hướng dẫn HS áp dụng các tính chất đã học của phép cộng để HS có thể tự tìm ra cách tính và vận dụng kiến thức đó để giải các bài tập khác tương tự.
	Hay ở tiết 124, bài tập số 4.
	Tính rồi rút gọn: 
	Ơ bài này, HS thường làm như sau:
lúc này, GV nên rút gọn trứơc (dựa vào tính chất bằng nhau của phân số) để tìm kết quả nhanh.
Hoặc trong bài luyện tập của phép nhân phân số (tiết 124) thì GV 
phải dẫn dắt HS nhớ lại kiến thức cuả HKI đó là: 
	_ Tính chất giao hoán của phép nhân.
	_ Tính chất kết hợp của phép nhân.
	_ Tính chất nhân 1 số với 1 tổng (hoặc 1 tổng với 1 số)
	_ Tính chất nhân 1 số với 1 hiệu (hoặc 1 hiệu với 1 số)
	Để giúp HS có thể làm nhanh chóng bài tập loại này, HS phải vận dụng tính chất của phép nhân để tìm nhanh kết quả biểu thức.
VD: (áp dụng tính chất 1 số nhân với 1 tổng) = 
II – KẾT QUẢ:
	Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các phương pháp trên, tôi nhận thấy HS lớp tôi hứng thú học tập. Các em mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, tính toán nhanh, chính xác. HS ham học, tự tin, chất lượng học tập được nâng lên 1 cách rõ rệt. Trong quá trình học toán, HS dần dần biết cách phát hiện, chiếm linh kiến thức mới và cách gaỉi quyết các vấn đề gần gũi với đời sống. Sự tiến bộ của các em biểu hiện cụ thể qua điểm số như sau:
	Sĩ số lớp: 35 HS (2 trẻ khuyết tật)
XẾP LOẠI
ĐẦU NĂM
GHKI
CHKI
GHKII
G
9
15
18
K
9
11
6
TB
17
8
10
Y
1
1
1
II – KẾT LUẬN:
	Trên đây là suy nghĩ của tôi về cách dạy 1 số bài trong chương phân số của chương trình toán 4 mói, tôi đã áp dụng những cách dạy đó nhằm nâng cao chất lượng học toán cho lớp mà tôi chủ nhiệm. Bước đầu các em đã thực sự phấn khởi, tự tin khi học toán. Đối với tôi, cách dạy trên đã góp phần không nhỏ vào việc dạy học và giáo dục các em.
	Rất mong BGH và các bạn đồng nghiệp có sự đóng góp để tôi thực hiện được tốt hơn.
 Người viết:
 TRẦN THỊ NẾT

Tài liệu đính kèm:

  • doctai lieu tham khao(3).doc