Trong trường THPT, thí nghiệm giúp học sinh làm uen với những tính chất, mỗi liên hệ và quan hệ có quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu đó là cơ sở để nắm vững các quy luật , khái niệm khoa học và biết khai thác chúng. Thí nghiệm còn giúp học sinh sáng tỏ mỗi liên hệ phát sinh giữua các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống. Nhờ thí nghiêmj mà con người có thể thiết lập được những quá trình mà trong thực tế tự nhiên hoàn toàn không có được mà kết quả đã tạo ra những chất mới. Đồng thời nó còn giúp học sinh khả năng vận dụng những quá trình nghiên cứu trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm vào phạm vi rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động của con người.
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM – THỰC HÀNH MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong trường THPT, thí nghiệm giúp học sinh làm uen với những tính chất, mỗi liên hệ và quan hệ có quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu đó là cơ sở để nắm vững các quy luật , khái niệm khoa học và biết khai thác chúng. Thí nghiệm còn giúp học sinh sáng tỏ mỗi liên hệ phát sinh giữua các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống. Nhờ thí nghiêmj mà con người có thể thiết lập được những quá trình mà trong thực tế tự nhiên hoàn toàn không có được mà kết quả đã tạo ra những chất mới. Đồng thời nó còn giúp học sinh khả năng vận dụng những quá trình nghiên cứu trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm vào phạm vi rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động của con người. Đối với bộ môn hóa học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy và – học. Thí nghiệm giữ vai trò trong quá trình nhận thức, phát triến giáo dục, giáo dục của quá trình dạy và học. Người ta coi thí nghiệm là cơ sở của việc học hóa học và rèn luyện kĩ năng thực hành. Thông qua thí nghiệm học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn. Thí nghiệm hóa học được sự dụng với tư cách là nguồn gốc, là xuất xứ của kiến thức để dẫn đén lý thuyết, hoặc với tư cách kiểm tra giả thuyết. Thí nghiệm hóa học còn có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và củng cố niềm tin khoa học của học sinh, giúp hình thành những đức tính tốt của người lao động mới như: thận trọng, ngăn nắp, trật tự gọn gàng. Vì vậy, khuynh hướng chung của việc cải cách hóa học ở trong nước và trên thế giới là tăng tỉ lệ giờ cho các thí nghiệm và nâng cao chất lượng các bài thí nghiệm. Vậy mong muốn của tôi là thông qua thực hành – thí nghiệm các em củng cố được kiến thức về lý thuyết trừu tượng, đồng thời tháo gỡ được những khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết các bài toán hóa học, khi vượt qua được những khó khăn này các em sẽ gần gũi yêu thích say mê học tập môn hóa học hơn. Nhưng để thực hiện thành công những thí nghiệm người giáo viên bộ môn phải nắm vững khâu tổ chức, hướng dẫn thực hành - thí nghiệm một cách an toàn, chính xác thì hiệu quả bài thực hành mới đem lại hiệu quả cao. Đó là lý do tôi chọn đề tài này. II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Những yêu cầu đối với bài thực hành hóa học. Mỗi bài thực hành đã được sách giao khoa xác định rõ mục tiêu cần đạt, nội dung cần tiến hành. Để thực hiện được mục tiêu và nội dung của bài thực hành, cần thực hiện được các yêu cầu sau đây: . Giơ Øthực hành cần được chuẩn bị tốt. Giáo viên căn cứ nội dung bài thưc hành yêu cầu học sinh ôn tập lại những nội dung kiến thức có liên quan. Cần có sự chuẩn bị thật tốt về dụng cụ, hóa chất. Căn cứ vào số học sinh của lớp học, tùy điều kiện cơ sở vật chất của trường (phòng thí nghiệm ) có phương án tổ chức cho học sinh sẽ làm thí nghiệm theo nhóm hoặc từng cá nhân thực hiện, từ đó chuẩn bị dụng cụ, hóa chất cho phù hợp Giáo viên cần thực hiện trước các thí nghiệm để kiểm tra các dụng cụ, hóa chất bảo đảm các thí nghiệm cho học sinh làm sẽ thành công, giáo viên lường trước những khó khăn, để sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện. Trường có phòng bộ môn sẽ thuận lợi, nếu không có cần chuẩn bị phòng để thực hiện giờ thực hành . Nếu cần tổ chức thực hành ngay tại lớp, cần có sự chuẩn bị dụng cụ, hóa chất cho từng nhóm học sinh thực hành. Trước giờ yêu cầu học sinh xếp sách vở gọn gàng, sắp dụng cụ hóa chất lên bàn cẩn thận để tiến hành giờ thực hành. 1.2. Các thí nghiệm phải đơn giản, nhưng rõ ràng, đảm bảo thành công. Các dụng cụ thí nghiệm cần được lựa chọn sao cho đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn chính xác, phù hợp với yêu cầu sư phạm. Giáo viên căn cứ vào nội dung thí nghiệm trong sách giáo khoa, tham khảo sự gợi ý hướng dẫn thêm trong sách giáo khoa và có thể thay đổi phần nào cho phù hợp với điều kiện của trường nhưng vẫn bảo đảm phần nội dung kiến thức cần thiết. 1.3. Phải tổ chức tiến hành giờ thực hành thật tốt, đảm bảo trật tự . Giờ thực hành không thể đạt kết quả tốt nếu học sinh mất trật tự, ít hoặc không nghe những lời chỉ dẫn, nhận xét của giáo viên. Trong điều kiện không đủ dụng cụ hóa chất, nhóm thực hành quá đông, thì lớp càng mất trật tự. 1.4. Gìơ học thực hành phải được đảm bảo an toàn. Những thí nghiệm với chất nổ, chất độc hại, một số a xit đặc (như H2SO4, HNO3) nên ít để học sinh làm. Nếu cho học sinh làm phải hết sức chú ý, theo dõi, nhắc nhở để đảm bảo an toàn tuyệt đối. 1.5. Giáo viên cần theo dõi sát sao các hoạt động của học sinh trong tiết học, chú ý tới từng kỹ thuật tiến hành thí nghiệm của học sinh, kịp thời giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn nhưng không làm thay, không can thiệp quá sâu vào công việc học sinh đang tiến hành. 2. Các bước tiến hành và các hoạt động của giáo viên, học sinh trong giờ thực hành: 2.1. Các bước tiến hành trong giờ thực hành: Giờ thực hành hóa học thường gồm các bước sau: - Giáo viên hướng dẫn chung: giáo viên nêu mục đích, nội dung bài thực hành ( có thể sau tiết học trước ); nêu yêu cầu của giờ thực hành, hướng dẫn ngắn gọn kĩ thuật tiến hành một số thí nghiệm. Khi hướng dẫn, giáo viên có thể biểu diễn một số thao tác cần thiết. Phần này cần thiết trước khi vào giờ thực hành, nhưng không nên chiếm quá nhiều thời gian. - Học sinh làm thí nghiệm. Đây là phần chính của giờ thực hành. Học sinh có thể làm thực hành theo nhóm, nếu đủ điều kiện thì tốt nhất cho từng học sinh làm thực hành. Khi học sinh làm thí nghiệm giáo viên luôn quan sát. - Sau khi làm xong thí nghiệm, học sinh phải hoàn thành việc viết báo cáo kết quả thí nghiệm(thường gọi là viết tường trình), có thể theo mẫu sau: BÁO CÁO THỰC HÀNH HoÏ và tên học sinh: Tên bài TT Tên TN Cách tiến hành TN Hiện tượng QS Giải thích hiện tượng QS 01 02 03 Trong báo cáo kết quả thực hành, hình vẽ dụng cụ, sơ đồ thí nghiệm rất cẩn thận, cần rèn luyện cho học sinh cách vẽ hình (cột 2 chỉ cần vẽ hình, chú thích là đã thể hiện được cách làm thí nghiệm ). Sau bước thực hành cần yêu cầu học sinh hoàn thành ngay báo cáo kết quả, không nên để học sinh về nhà mới viết. Nên thống nhất viết báo cáo kết quả thực hành (viết gọn là báo cáo thực hành ) là một giai đoạn quan trọng trong thực hành , cần rèn luyện cho học sinh cách viết cẩn thận, ngắn gọn, đúng câu từ. Khi viết học sinh học được cách trình bày ngắn gọn những điểm đã làm, đã quan sát được để đạt mục tiêu của thí nghiệm. Cuối giờ học tất cả học sinh phải thu dọn hóa chất, làm vệ sinh phòng, rửa sạch tay, lưu ý không để hóa chất vương vào quần áo. Sau đó, giáo viên nhận xét về việc chuẩn bị của học sinh, kết quả giờ thực hành. 2.2. Tóm tắt những hoạt động của giáo viên cùng học sinh trong giờ thực hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nêu mục đích, yêu cầu của giờ thực hành GV biểu diễn một số thao tác thí nghiệm cần thiết. * Hoạt động 1: HS theo dõi: lắng nghe HS quan sát giáo viên giảng và biểu diễn các thao tác thí nghiệm. Quan sát, hướng dẫn HS lựa chọn đúng. * Hoạt động 2: Lựa chọn dụng cu,ï hoá chất đối với từng thí nghiệm. - Quan sát, hướng dẫn học sinh thao tác, thực hiện đúng. * Hoạt động 3: - Lắp ráp dụng cụ với từng thí nghiệm. - Quan sát, hướng dẫn học sinh thực hiện phản ứng, uốn nắn những thao tác sai. * Hoạt động 4: -Thực hiện phản ứng hoá học. Quan sát các hiện tượng xảy ra. Ghi chép kết quả quan sát được. - Theo dõi, hướng dẫn học sinh viết kết quả thực hành. * Hoạt động 5 Ghi chép giải thích các hiện tượng thí nghiệm. Viết báo cáo kết quả thực hành. - Theo giõi hướng dẫn học sinh thực hiện. * Hoạt động 6: Thu dọn dụng cụ, hoá chất. Vệ sinh phòng học, cá nhân. Giáo viên nhận xét đánh giá giờ thực hành. * Hoạt động 7: - Lắng nghe, theo dõi. 3. Cách thực hiện một số thí nghiệm trong sách giáo khoa. A. BÀI THỰC HÀNH HÓA HỌC Bài 2: AMONIAC VÀ AXIT NITIC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức – Kĩ năng – Thái độ: - Biết sử dụng dụng cụ, hóa chất, tiến hành thí nghiệm và giải thích các hiện tượng. - Vận dụng các thao tác linh hoạt linh hoạt, an toàn, chính xác khi tiến hành thí nghiệm. - Cẩn thận, nghiêm túc và trung thực khi làm thí nghiệm. 2. Phương pháp: a. Loại bài: Thực hành ( kiểm chứng lí thuyết ). b. Phương pháp: Làm việc theo nhóm. 3. Chuẩn bị: Học sinh: Soạn phần thí nghiệm và xem phần lí thuyết . Giáo viên: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất thí nghiệm và theo dõi học sinh làm thí nghiệm, nhắc nhở học sinh cẩn thẩn khi tiếp xúc với hóa chất độc hại. II. KẾ HOẠCH 1. Ổn định lớp: Bố trí làm việc theo nhóm. 2. Kiểm tra: Mỗi nhóm trình bày thí nghiệm của mình. III. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM 1.Thí nghiệm1: Điều chế và thử tính bazơ của NH3 . - Dụng cụ: Hai ống nghiệm, ống hút, đèn cồn, cốc thủy tinh chứa nướ, ống dẫn khí. - Hóa chất: + Muối (NH4)2SO4 , NH4Cl, NH4NO3, dung dịch NaOH. + Chất chỉ thị: Dung dịch phênolphatalein, quỳ tím ẩm. - Tiến hành: + Ống nghiệm 1: Cho lần lượt muối amoni, NaOH, đun nóng. + Ống nghiệm 2: chứa dung dịch phênolphatalein. + Nối ống nghiệm 1 và ống nghiệm 2 bằng một ống dẫn khí. + Dùng quỳ tím ẩm đặt ở miệng ống dẫn khí. - Quan sát: + Cho biết hiện tượng, mùi khí thoát ra, màu quỳ tím ẩm và dung dịch phênolphatalein. + Khí NH3 mùi khai + Màu quỳ tím ẩm chuyến sang màu xanh + Dung dịch phênolphatalein chuyển sang màu đỏ tím. - Giải thích: + NH3 trong nước có tính bazơ + Phương trình phản ứng: NH4+ + OH- à NH3á H2O + NH3 + D NH4+ + OH- 2. Thí nghiệm 2: Nhận biết muối Nitrat. - Dụng cụ: + Kẹp gỗ, ống nghiệm, ống hút, đèn cồn, cốc thủy tinh chứa nước. - Hóa chất: + Dung dịch muối NaNO3,, KNO3 + Kim loại đồng ( Cu ) + Axit: H2SO4 đặc. - Tiến hành: + Ống nghiệm 1: Cho lần lượt dung dịch muối NaNO3 hoặc KNO3 + vào ống nghiệm và H2SO4 đặc cùng kim loại đồng (Cu) sau đó đun nóng. - Quan sát: + Cho biết hiện tựơng: Màu nâu đỏ ( NO2 )Và dung dịch có màu xanh. + PTPƯ: NaNO3 + H2SO4 to NHO3 + NaHSO4 Cu + 4NHO3+ to Cu(NO3)2 + 2NO2# + 2H2O 3. Thí nghiêm3: Tác dụng của dung dịch NHO3 với kim loại. - Dụng cụ: Kẹp gỗ, 5 ống nghiệm. - Hóa chất: + Dung dịch axit: HCl, NHO3 loãng và đặc + Kim loại: Cu, Fe, Al ( lượng nhỏ ) - Tiến hành: + Cho lần lượt: Ống 1 gồm HCl và Cu Ống 2 gồm HCl và Fe Ống 3 gồm NHO3 loãng và Cu Ống 4 gồm NHO3 loãng và Fe Ống 5 gồm NHO3 đặc và Fe ( thay Fe bằngAl ) - Quan sát: Ống 1 gồm HCl và Cu: Không hiện tượng Ống 2 gồm HCl và Fe: Có hiện tượng Ống 3 gồm NHO3 loãng và Cu: Có hiện tượng Ống 4 gồm NHO3 loãng và Fe: Có hiện tượng Ống 5 gồm NHO3 đặc và Fe ( thay Fe bằngAl ): K.H tượng - Kết luận: + NHO3 có tính oxi hóa mạnh + Fe và Al không tác dụng với NHO3 đặc, nguội. - PTPƯ: + Fe + 2HCl " FeCl2 + H2# + Fe + 4 NHO3 loãng " Fe(NO3)3+ + NO# + 2H2O + 2 Cu + 8 NHO3loãng " 3Cu(NO3)2 + 2NO# + 4H2O IV. Củng cố: 1. Qua các thí nghiệm đã chứng minh những tính chất gì của NHO3 ở các nồng độ khác nhau? 2. Dấu hiệu nào để nhận biết được muối nitrat? 3. Khi tiếp xúc với các dung dịch axit ta phải lưu ý điều gì? V. Hướng dẫn: 1.Viết tường trình thí nghiệm 2. Chuẩn bị nội dung bài học 3. Dọn vệ sinh và sắp xếp hóa chất theo đúng quy định III. KẾT LUẬN: Trong dạy học hoá học ở trường phổ thông việc biểu diễn thí nghiệm của giáo viên và thí nghiệm của học sinh là cơ sở để cụ thể hoa ùnhững khái niệm về chất và phản ứng hoá học.Vai trò của các loại thí nghiệm trong giờ hoá học có thể khác nhau. Chúng có thể dùng để, minh hoạ các kiến thức do giáo viên trình bày, có thể là nguồn kiến thức mà học sinh tiếp thu dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình quan sát thí nghiệm. Vì vậy các thí nghiệm biểu diễn có thể tiến hành theo hai phương pháp chính: Phương pháp minh hoạ và phương pháp nghiên cứu. Phương pháp thứ hai có giá trị lớn hơn vì nó có giá trị kích thích học sinh làm việc tích cực và đặc biệt tạo điều kiện khả năng nhận thức của học sinh. Nhưng để đảm bảo sự thành công và an toàn trong khi thực hiện các thí nghiệm do giáo viên biểu diễn hay học sinh thực hiện thì yêu cầu các giáo viên dạy học môn hoá học phải nắm vững khâu tổ chức hướng dẫn thực hiện thí nghiệm. Vì đây là khâu rất quan trọng nó quyết định sự an toàn thành công hay thất bại khi chúng ta thực hiện thí nghiệm Trên đây là một số phương pháp hướng dẫn thực hành thí nghiệm mà bản thân tôi tìm hiểu, nghiên cứu các loại tài liệu và rút ra từ kinh nghiệm học tập thực hiện các thí nghiệm ở trường phổ thông, cao đẳng. Hiện tôi đã áp dụng kinh nghiệm này vào một số tiết dạy cụ thể và kết quả rất khả quan . Vậy tôi mạnh dạn giới thiệu kinh nghiệm này đến đồng nghiệp tham khảo, hi vọng sáng kiến nhỏ này sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc cho đồng nghiệp,nhất là các em học sinh bước đầu nghiên cứu về bộ môn hoá học. Dù đã cố gắng suy nghĩ, tìm hiểu để viết lên những kinh nghiệm cuả mình – nhưng chắc chắn không tránh được những thiếu sót và hạn chế. Vậy tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của đồng nghiệp để khắc phục những thiếu sót còn hạn chế. ĐÁNH GIÁ CỦA LÃNH ĐẠO Sông Đốc, ngày 28 tháng 11 năm 2006 Người thực hiện Lương Thị Hằng
Tài liệu đính kèm: