Dạy văn trong nhà trường THCS là môn học rất quan trọng và thiết thực đối với học sinh hiện nay. Dạy như thế nào cho có hiệu quả cao, tạo sự hứng thú say mê cho học sinh quả là một vấn đề rất lớn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh không muốn học môn Văn . Vì vậy tôi đưa ra một số vấn đề, để nâng cao hiệu quả giờ học Văn.
- Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục Đào tạo có nhiều tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên Ngữ văn theo tinh thần đổi mới.
ĐẶT VẤN ĐỀ Dạy văn trong nhà trường THCS là môn học rất quan trọng và thiết thực đối với học sinh hiện nay. Dạy như thế nào cho có hiệu quả cao, tạo sự hứng thú say mê cho học sinh quả là một vấn đề rất lớn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh không muốn học môn Văn . Vì vậy tôi đưa ra một số vấn đề, để nâng cao hiệu quả giờ học Văn. - Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục Đào tạo có nhiều tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên Ngữ văn theo tinh thần đổi mới. - Vấn đề “ Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn ” được nhiều nhà giáo, các nhà nghiên cứu quan tâm và có nhiều bài viết đạt chất lượng. Đó là những định hướng phương pháp dạy học cơ bản giúp giáo viên vận dụng vào quá trình dạy học Ngữ văn Trung học cơ sở. Người viết trên cơ sở kế thừa phương pháp giáo dục đã được định hướng kết hợp với việc học hỏi đồng nghiệp, sự trải nghiệm của bản thân muốn qua đề tài này được cùng các đồng chí và các bạn chia sẻ kinh nghiệm “ Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn ” ở trường THCS. * Căn cứ vào yêu cầu phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung và phân môn văn nói riêng. - Cùng với mối quan tâm chung về chất lượng giáo dục, lâu nay dư luận đang rất quan tâm đến vấn đề dạy văn, học văn trong nhà trường. Ai cũng muốn giờ dạy văn phải hấp dẫn hơn cuốn hút học sinh và hiệu quả hơn. - Đổi mới dạy học bằng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới là yêu cầu và cũng là niềm mong mỏi của đội ngũ GV và cán bộ quản lý giáo dục. “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ dộng, sáng tạo của người học; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho người học”. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn không nằm ngoài những định hướng đổi mới nói trên. - Mục tiêu năm học 2011 – 2012 đã được xác định: giảm căng thẳng, khơi dậy hứng thú học tập, khả năng hoạt động sáng tạo tích cực của học sinh. * Căn cứ vào những khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn Hiện nay, số học sinh thích học môn Văn chưa nhiều. Một số không nhỏ học sinh không thích học Văn và yếu kém về năng lực cảm thụ văn chương. Điềuđó thể hiện qua những giờ học ở lớp và qua những bài kiểm tra, bài thi khiến các thầy cô chấm bài phải cười ra nước mắt. - Về phía học sinh, phần lớn các em chưa thực sự hài lòng với cách dạy Văn của các thầy cô. Theo phản ánh của không ít học sinh, các giờ lên lớp của thầy cô giáo dạy môn Ngữ văn không tạo được ấn tượng cho các em. - Như vậy, cả thầy trò đều cảm thấy chưa thực sự thoải mái. Trò mong muốn ở thầy cần có những giờ dạy văn hấp dẫn hơn, còn ở thầy cũng đòi hỏi trò phải say mê và có thái độ đúng đắn đối với môn học này. Dù giáo viên vẫn được thường xuyên tập huấn, thao giảng cụm, dự giờ thăm lớp ở trường nhưng dường như vẫn còn những điều đáng bàn về phương pháp dạy học văn. Từ đó, tôi nhận thấy cần phải làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ học Ngữ văn nhằm gây hứng thú và phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học văn. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn ” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS. 1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1. Rút ra một số nguyên nhân khiến giờ dạy và học Văn hiệu quả chưa cao. 2. Đề xuất một số kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả giờ dạy học Văn. 2. ĐỐI TƯỢ NG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu học sinh học lớp 6, 7, 8, 9 trường THCS Nguyễn Kim Vang. - Phạm vi nghiên cứu: học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Kim Vang. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Tìm hiểu tình hình dạy và học Văn ở trường THCS (chủ yếu ở lớp 9). 2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ dạy và học văn chưa cao. 3. Rút ra một số kinh nghiệm dạy và học văn. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu, trao đổi với đồng nghiệp. - So sánh, phân loại, đối chiếu. - Phương pháp hổ trợ, đọc tài liệu, thăm dò ý kiến học sinh ....... 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Đề tài nghiên cứu của tôi góp phần tìm hiểu sâu hơn và bổ sung thêm về phương pháp để nâng cao hiệu quả giờ học văn. Ngoài ra nó còn là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên trong nhà trường THCS. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1/ Khái niệm liên quan “ Văn học là nhân học ”. Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và phát triển tư duy của con người. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Học tốt môn văn sẽ tác động học tốt môn khác và ngược lại môn khác giúp học tốt môn văn. “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ dộng, sáng tạo của người học; phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho người học ”. 2/ Cơ sở lí luận Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS có nhiều thay đổi. Trong giai đoạn này, hứng thú về học tập của các em đã phát triển và ngày càng rõ nét. Đây là một đặc điểm hết sức thuận lợi trong việc dạy học bộ môn Ngữ văn. Bên cạnh đó ý thức tự lập và khả năng đào sâu khám phá những nét đẹp trong cuộc sống là một ưu điểm điển hình của học sinh bậc THCS. Song song với những ưu điểm trên, một số em còn rút rè e ngại,đôi lúc còn nản chí trong việc tiếp cận với một văn bản khó. Vậy làm thế nào để tiết học Ngữ văn thật sự có hiệu quả và thu hút học sinh say mê học tập ? Như chúng ta đã biết, văn học xuất phát từ đời sống, chính vì thế văn học rất gần gũi với con người. Những văn bản hay, hấp dẫn đã giúp cho giờ văn không chỉ là giờ học mà còn là những giờ giải trí, khám phá điều kì diệu của cuộc sống con người. Vì vậy để cho học sinh yêu thích giờ học văn là một việc làm cần đòi hỏi người thầy phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc tìm tòi phương pháp truyền đạt thật hiệu quả mới thu hút được học sinh đối với môn học. 3/ CƠ SỞ THỰC TIỄN Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, quan tâm đến học sinh và biết kết hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học trong một tiết dạy. Giáo viên đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở định hướng cho học sinh tự tìm hiểu, cảm thụ tác phẩm, để tạo tâm thế trong giờ học văn, gây hứng thú, kích thích tính chủ động, sáng tạo, giúp các em không những yêu thích mà còn học khá, học tốt môn Văn. THỰC TRẠNG 1. Vẫn còn những giờ học nặng nề, học sinh luôn phải đối mặt với nhiều câu hỏi liên tiếp; có những câu hỏi quá khó, không phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh hoặc câu hỏi không rõ, có nhiều câu hỏi vụn vặt, câu hỏi xa rời trọng tâm. Học sinh như bị đưa vào “ mê trận ”, không hình dung nổi đâu là trọng tâm bài học. Học sinh quay cuồng trong những câu hỏi, thót tim vì sợ bị giáo viên gọi trả lời. Chính vì vậy mà học sinh không còn cảm hứng trong giờ học văn. Trong quá trình giảng dạy, một số giáo viên chỉ mới chú ý đến các đối tượng: yếu, kém, trung bình mà chưa quan tâm đến đối tượng học sinh khá giỏi nên không phát hiện được những học sinh có khả năng cảm thụ văn chương. 2. Giáo viên chưa sử dụng câu hỏi gợi mở để những học sinh yếu, được tham gia vào tiết học. Các em gần như bị đứng ngoài cuộc, cả lớp chỉ vài ba em trả lời. 3. Những ý kiến học sinh đưa ra chưa được sự động viên khuyến khích của giáo viên. Hạn chế này là do người dạy chưa sử dụng tốt các phưong pháp dạy học. Trước đây mọi người đều cho rằng văn bản chỉ có một ý nghĩa duy nhất và đều tìm cách tiếp cận cái ý nghĩa duy nhất ấy. Nhưng không có một tác phẩm xuất sắc nào lại chỉ đóng khung trong một cách hiểu duy nhất. Có nhiều cách hiểu khác về một văn bản: có ý nghĩa do tác giả dụng ý biểu đạt trong văn bản, có ý nghĩa do cấu tạo của văn bản gợi lên, có ý nghĩa do người đọc liên hệ, suy diễn hay áp đặt cho nó. Vì vậy, việc phủ nhận những ý nghĩa phù hợp với văn bản do học sinh phát hiện ra sẽ làm mất đi hứng thú sáng tạo, phát hiện của các em. 4. Thảo luận còn mang tính hình thức + Một giờ học văn đưa ra quá nhiều câu hỏi thảo luận. Cảm thụ văn bản ( nhất là văn bản nghệ thuật) thuộc về khả năng của mỗi cá thể học sinh. Do vậy hoạt động cá nhân tự bộc lộ phải là hình thức dạy học thường xuyên hàng đầu. + Câu hỏi thảo luận không có sức thu hút học sinh: quá đơn điệu, quá dễ hoặc quá khó với khả năng học sinh. Ví dụ: Câu thơ “ Vầng trăng đi qua ngõ - Như người dưng qua đường ” ( Ánh trăng - Nguyễn Duy ) sử dụng biện pháp tu từ gì ? 5. Các phương pháp và hình thức dạy học chưa phong phú. Hoạt động chủ yếu là hỏi, trả lời, vài lần thảo luận nhóm. 6. Giáo viên chưa chú ý đến ngữ điệu văn chương. ( đặc biệt đối với các văn bản trữ tình ) 7. Về phía học sinh: - Không đọc kĩ trước văn bản, chuẩn bị bài ở nhà còn mang tính đối phó (Chép ở sách tham khảo). - Những kiến thức để đọc – hiểu văn bản còn thiếu hụt (Tiếng Việt, Văn học, Lịch sử) GIẢI PHÁP THAY THẾ 1. Xác định những điểm mới về nội dung của phân môn văn học trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn. 2. Xác định nội dung, chương trình của phân môn văn học trong từng lớp. 3. Giờ văn đó phải tạo nên tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng cho cả người dạy và người học. 4. Học sinh được khơi gợi hứng thú, say mê có nhu cầu khám phá. 5. Học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn trước những con người, sự việc, vấn đề mà tác phẩm phản ánh. 6. Học sinh biết lấy tác phẩm để soi vào cuộc sống bản thân, bạn bè, những người xung quanh. Học được ở đó bao điều tốt đẹp. Sau đây là cụ thể hóa về một số giải pháp: 1. Xác định những điểm mới về nội dung của phân môn văn học trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn. a. Về tên gọi đọc hiểu văn bản: Một nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học Ngữ văn là tập trung thực hành cho học sinh cách đọc văn bản, để dần dần các em có thể tự đọc - hiểu tác phẩm văn học một cách đúng đắn, khoa học. Phân môn văn học trong chương trình Ngữ văn hiện nay có một số điểm đáng lưu ý: - Thứ nhất, giờ văn theo cách trình bày của sách giáo khoa Ngữ văn được gọi là giờ đọc hiểu văn bản. Như vậy, khi dạy các tác phẩm văn học trong chương trình, giáo viên cần hiểu đặc điểm về tên gọi của phân môn. Chính là muốn khẳng định công việc lao động của học sinh, muốn hướng tới người học, coi người học là trung tâm, phát huy chủ động, tích cực, sáng tạo của người học. - Thứ hai, nói đọc hiểu văn bản còn có ý nghĩa khẳng định bản chất dạy - học văn trong nhà trường phổ thông là hướng dẫn đọc hiểu văn bản: cách đọc, cách tiếp cận, cách giải mã. Tất nhiên chúng ta cần lưu ý rằng đọc hiểu văn bản không c ... thuật sư phạm khi người thầy đóng vai trò hướng dẫn học sinh Người dạy văn không chỉ là nhà khoa học, nhà sư phạm mà còn là nghệ sĩ trên bục giảng. 5.1. Khi đặt câu hỏi Giáo viên phải thể hiện được sự băn khoăn thực sự trước một vấn đề đặt ra từ tác phẩm. Thể hiện được sự băn khoăn thực sự trước một vấn đề đặt ra từ tác phẩm và khao khát nhận được câu trả lời từ các em. Từ giọng hỏi, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt đều phải thể hiện được điều đó. 5.2. Khi nghe học sinh trả lời - Không nên nghĩ rằng thầy ở tầm cao, luôn thâu tóm được tất cả mà phải “ luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”. - Luôn có sự trân trọng, biết ơn, đồng cảm chân thành trước những câu trả lời, những ý hiểu độc đáo sáng tạo của các em. (Tránh nồng nhiệt thái quá như kịch). * Ví dụ: + Ý của em thật sáng tạo, cảm ơn em Em có một cách hiểu thật mới mẻ, thầy sẽ bổ sung vào giáo án của mình. - Học sinh nói chưa đúng, giáo viên nên nhẹ nhàng tỏ ý tiếc và nhờ những bạn khác giúp đỡ bạn chứ không nên phủ nhận bằng các từ “sai rồi!”, “Em chậm hiểu quá !” - Khuyến khích những cách hiểu, cách cảm mới mẻ sáng tạo về nhân vật, về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm Như chúng ta đã biết, đọc một tác phẩm mỗi người đều có thể đưa ra một cách giải mã cho riêng mình. Nhưng muốn hiểu theo nghĩa nào thì đều phải xuất phát từ văn bản, phải căn cứ vào hình tượng, câu chữ cụ thể của bài thơ, áng văn. Nếu như ý hiểu của học sinh phù hợp và thể hiện sự sáng tạo mới mẻ thì giáo viên cần đón nhận, khuyến khích, tạo hứng thú cho các em, khơi gợi nhu cầu thích khám phá, được khám phá. Với 3 câu thơ : “ Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc” (Nói với con – Y Phương) Học sinh có nhiều ý hiểu khác nhau: - Người đồng mình sống mạnh mẽ như sông như suối vượt qua mọi ghềnh thác. - Người đồng mình sống như sông như suối chảy về biển, chỉ biết cho, không biết nhận. - Người đồng mình tâm hồn trong trẻo, vô tư hồ thiên nhiên như sông như suối, không ngại gì gian khó. Giáo viên nhận xét : những cách hiểu của các em đều đúng vì các em đã cảm nhận được qua hình ảnh so sánh đó một tâm hồn, cách sống của người miền Núi thật đẹp, phong phú, khoáng đạt, tràn đầy niềm tin 5.3. Giải quyết những tình huống Ví dụ : Khi học sinh đưa ra những câu hỏi bất ngờ: * Có học sinh trách Vũ Nương : tại sao Vũ Nương không bỏ đi đến một nơi nào đó tự kiếm sống nuôi thân, chả lẽ cứ phải rời nhà của Trương Sinh nàng không sống được hay sao ? - Giáo viên có thể hỏi lại học sinh : ? Điều gì khiến Vũ Nương đau khổ đến mức phải tự vẫn ? - Giáo viên giải thích nguyên nhân cái chết của Vũ Nương. Tóm lại, người giáo viên cần biết tạo tâm thế cho giờ học văn qua ứng xử các tình huống sư phạm. 6. Chất văn trong dạy và học văn Một điều dễ nhận thấy, trong một số tiết dạy và học văn là người thầy nhiều khi biến thành một nhà đạo đức vụng về, một tác phẩm văn học bị biến thành một bài học lịch sử.- Ví dụ : dạy văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, giáo viên chủ yếu phân tích những phẩm chất của Bác qua trang phục, ăn uống, nơi ở và cuối cùng kết luận cần học tập theo tấm gương của Bác. Như vậy, chất văn của văn bản chưa được khai thác. Để giờ dạy học mang chất văn, giáo viên cần cho học sinh liên tưởng đến một số câu thơ ngợi ca vẻ đẹp trong phong cách sống của Bác, tìm hiểu nghệ thuật kể kết hợp với bình luận, những hình ảnh so sánh mang tính chất khẳng định, giọng văn chuyển mạch nhẹ nhàng, lắng sâu đầy xúc cảm. Để giờ học văn không trở thành nhàm chán, khô khan. Theo tôi người dạy văn cần nâng cao tinh thần nhân bản của bộ môn văn “trả lại bản chất nghệ thuật kì diệu cho bộ môn văn trong nhà trường”. Chất văn có thể tạo nên từ : - Phần giới thiệu bài, giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. - Từ lời dẫn dắt chuyển ý (chiếc cầu nối uyển chuyển giữa các phần của bài) - Từ việc khai thác tìm hiểu văn bản, cách hỏi học sinh. - Giọng điệu của người thầy. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu thực trạng: học sinh ít hứng thú và tích cực, chủ động. Sử dụng phương pháp kết hợp nhiều loại hình câu hỏi trong giờ học có nâng cao kết quả học cho học sinh không ? Có gây khó khăn cho học sinh không? Đối vơớ giáo viên phải biết xác định và cho câu hỏi, nội dung phù hợp vơớ từng tiết học. Không nên đưa ra những câu hỏi quá khó ,... Giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà chuẩn bị trước. Đối với học sinh phải chủ động tìm hiểu tài liệu và hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên giao. Đối với học sinh đại trà: Xác định rõ những trọng tâm bài học, kiểm tra những phần học sinh còn hổng kiến thức, hiêể sơ sài bài học. Đối với học sinh giỏi: Phát hiện là yếu tố quan trọng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Đối với học sinh giỏi môn Ngữ văn, cần chsy ý mấy điểm sau: + Cần cù chịu khó, ham hiểu biết văn học. + Cảm thụ tốt văn học. + Có trí nhớ tốt, khả năng so sánh, nhận xét nhạy bén. + Chữ viết sạch đẹp, trình bày rõ ràng cẩn thận. THIẾT KẾ Điều tra ban đầu: Bắt đầu nhận dạy Ngữ văn 9 từ năm 2010 – 2011 đến nay tại trường THCS Nghĩa Lâm, tôi đã tiến hành kiểm tra, đánh giá, chất lượng của học sinh như sau: a/ Lớp thực nghiệm: lớp 9A năm học 2010 - 2011 Chất lượng thi học kì I môn Ngữ văn năm học 2010 – 2011 của trường. Tổng số học sinh Kết quả Điểm 9 – 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 – 6 Điểm dưới 5 TS % TS % TS % TS % 35 6 17.2 12 34.3 14 40 3 8.6 b/ Lớp dối chứng: lớp 9B năm học 2010 - 2011 Chất lượng thi học kì I môn Ngữ văn năm học 2010 – 2011 của trường Tổng số học sinh Kết quả Điểm 9 – 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 – 6 Điểm dưới 5 TS % TS % TS % TS % 35 2 5.8 12 34.2 16 48.7 5 14.3 ĐO LƯỜNG Sau một năm thực nghiệm, kết quả đo lường đạt được của học sinh khối 9 như sau: Tổng số học sinh Kết quả Điểm 9 – 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 – 6 Điểm dưới 5 TS % TS % TS % TS % 150 35 36.7 47 31.3 46 30.7 2 1.3 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN Bảng thống kê điểm trước và sau tác động Lớp HS Điểm/ số học sinh đạt Tổng số điểm Điểm trung bình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp thực nghiệm 9A 35 0 0 0 1 2 10 4 8 4 2 222 634,3 Lớp đối chứng 9B 35 0 0 1 4 8 8 5 7 2 0 216 617,1 Bảng so sánh điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động Năm học Số học sinh Giá trị trung bình Lớp thực nghiệm 9A 35 634,3 Lớp đối chứng 9B 35 617,1 Chênh lệch 17,2 Kết quả kiểm tra đầu vào của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm tương đương nhau. Kết quả trung bình môn Ngữ văn của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là 17,2 điểm. Có thể kết luận: tác động bước đầu có kết quả. KẾT QUẢ 1. Kết quả thi cuối năm môn Ngữ văn khối 9 năm học 2010 – 2011 của trường THCS Nguyễn Kim Vang. Tổng số HS dự thi Kết quả Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 TS % TS % TS % TS % 150 55 36,7 47 31,3 46 30,7 2 1,3 2. Kết quả thi học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp huyện trong năm học 2010 – 2011 của trường THCS Nguyễn Kim Vang. Số học sinh dự thi Số học sinh đạt giải 04 em 02 em 2. Kết quả thi học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp tỉnh trong năm học 2010 – 2011 của trường THCS Nguyễn Kim Vang. Số học sinh dự thi Số học sinh đạt giải 02 em 01 em NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ Đối với phụ huynh: Cần quan tâm đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho con em mình học tập tốt. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục cho con em của mình thông qua học tập môn Ngữ văn ở nhà trường. Đối với nhà trường: Cần mua sắm thêm tài liệu tham khảo, đầu tư cơ sở vật chất và ĐDDH nhất là các tài liệu Ngữ văn, các băng đĩa phục vụ cho việc dạy học Ngữ văn. Luôn luôn đổi mới việc giảng dạy, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Ngữ văn. Tổ chức thảo luận các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cho tất cả các giáo viên thường xuyên trong từng đợt, từng năm để ngày một nâng cao chất lượng dạy học. Đối với địa phương: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Luôn quan tâm, động viên kịp thời đối với đội ngũ giáo viên, học sinh nâng câo chất lượng dạy học. KẾT LUẬN Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, có thói quen và khả năng tự học, có tinh thần hợp tác, vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, có niềm vui hứng thú học tập. Để đạt được mục tiêu đó ở giờ dạy và học Văn, giáo viên luôn phải suy nghĩ tìm tòi, vận dụng và rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Trong quá trình dạy học trên lớp, chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn: - Chú ý việc xác định thể loại và cách tiếp cận văn bản. - Xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí trên cơ sở mục tiêu cần đạt. - Đa dạng hoá các phương pháp và hình thức dạy học. - Nghệ thuật khi người thầy đóng vai trò hướng dẫn học sinh. Tuy nhiên để một giờ dạy và học Văn đạt kết quả cao còn là vấn đề nhiều khó khăn và khiến giáo viên phải trăn trở. Đề tài này vẫn còn nhiều vấn đề chưa khai thác hết và chắc hẳn cần góp ý bổ sung thêm. Rất mong được sự đóng góp của các đồng chí, các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn. Nghĩa Hành, ngày 21/11/2011 Người viết Ngô Văn Tâm XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG THCS NGUYỄN KIM VANG Xác nhận của Tổ Khoa học xã hội ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... .............................................................................................................................................................................................................................................. Tổ trưởng Xác nhận của BGH Trường THCS Nguyễn Kim Vang ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Hiệu trưởng
Tài liệu đính kèm: