Đề tài Nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS

Đề tài Nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS

I. PHẦN MỞ ĐẦU

 I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Ứng dụng CNTT vào dạy-học là một xu thế tất yếu của thời đại. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu CNTT không ngừng xây dựng, thiết kế phần mềm dạy học để phục vụ việc dạy-học và nghiên cứu các môn khoa học. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện dạy học, nội dung từng bài học, đối tượng nghiên cứu cụ thể mà chúng ta có phương pháp ứng dụng CNTT với các mức độ và hình thức khác nhau sao cho khoa học và hiệu quả. Thế kỉ XXI, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và đi vào mọi lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt, trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục ở nhà trường phổ thông, việc áp dụng công nghệ thông tin góp phần hỗ trợ việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình dạy học.Việc vận dụng CNTT trong giảng dạy Ngữ văn góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với xu thế mới của thời đại .

doc 28 trang Người đăng vultt Lượt xem 5135Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ƯDCNTT 
TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN THCS
I. PHẦN MỞ ĐẦU
 I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Ứng dụng CNTT vào dạy-học là một xu thế tất yếu của thời đại. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu CNTT không ngừng xây dựng, thiết kế phần mềm dạy học để phục vụ việc dạy-học và nghiên cứu các môn khoa học. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện dạy học, nội dung từng bài học, đối tượng nghiên cứu cụ thể mà chúng ta có phương pháp ứng dụng CNTT với các mức độ và hình thức khác nhau sao cho khoa học và hiệu quả. Thế kỉ XXI, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và đi vào mọi lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt, trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục ở nhà trường phổ thông, việc áp dụng công nghệ thông tin góp phần hỗ trợ việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình dạy học.Việc vận dụng CNTT trong giảng dạy Ngữ văn góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với xu thế mới của thời đại . Có thể nói, việc vận dụng CNTT vào giảng dạy Ngữ văn nói riêng và dạy học nói chung đã thu được nhiều kết quả và tạo nên sự chuyển biến trong dạy học, nhất là về mặt phương pháp. Song, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông chậm và ít hơn các bộ môn khác. Do đó, nói như TS. Đỗ Ngọc Thống “Đã đến lúc nếu không muốn nói là quá muộn, cần nghiên cứu và triển khai việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở bộ môn Ngữ văn một cách rộng rãi, đúng hướng và có hiệu quả.” 
Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.
 Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ giáo dục – Đào tạo và của Sở giáo dục - đào tạo Quảng Ninh, nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông trong một vài năm tới, tôi đã mạnh dạn học tập và đưa CNTT vào giảng dạy bốn năm nay. Vì vậy vấn đề đặt ra không phải chỉ là ứng dụng công nghệ thông tin mà còn phải là nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng đó trong giảng dạy để đạt được những kết quả cao nhất . Đó cũng là lý do mà tôi chọn, nghiên cứu đề tài này.
I.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
 Ưng dụng CNTT trong nhà trường là một phương tiện hữu ích và hiệu quả, nhằm tăng cường nội lực, tính chủ động của các nhà trường, góp phần hiện đại hóa giáo dục - đào tạo. Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Phòng Giáo dục huyện Đông Triều đã đẩy mạnh phong trào “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở tất cả các bộ môn. Với bộ môn Ngữ văn ở trường THCS, ƯDCNTT giúp nầng cao chất lượng đào tạo nhằm cải tiến phương pháp dạy học. Trong đó, việc tích cực vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại là nhân tố có tác động quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong thời gian qua,
 I.3 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
 - Trong phạm vi đề tài này tôi không có tham vọng nói nhiều về tất cả các công dụng của các phần mềm trong thiết kế giáo án điện tử trong môn Ngữ văn vì trình độ tin học còn hạn chế. Nhưng với những gì hiểu biết và học tập được tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến để các đồng nghiệp có thể tham khảo, thảo luận, rút kinh nghiệm và vận dụng có hiệu quả các phương tiện hiện đại vào công tác chuyên môn nghiệp vụ của mình. Vì vậy tôi chọn vấn đề "Nâng cao hiệu quả việc Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn ngữ văn THCS".
 - Đề tài này tôi thử nghiệm và thực hành trong chương trình môn Ngữ văn trường THCS Nguyễn Đức Cảnh trong bốn năm học gần đây. 
 I.4. ĐÓNG GÓP VỀ LÝ LUẬN THỰC TIỄN
+ Đóng góp về mặt lý luận: 
Trong thời đại ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin, làn sóng vĩ đại của công nghệ đang tổ chức lại một cách cơ bản đời sống xã hội của con người về mọi mặt từ kinh tế đến văn hoá. Sự bùng nổ về thông tin đặt ra nhu cầu về tiếp nhận thông tin và giải quyết vấn đề của con người ngày càng phải nâng cao không ngừng và đáp ứng kịp với yêu cầu của thời đại. Do vậy, việc đào tạo ra những con người có năng lực, có trình độ nhận thức cao đang là mục tiêu hàng đầu của nhân loại trong thế kỉ XXI.
Sự đổi mới của mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. Nghị quyết TW 2, khoá VIII đã xác định mục tiêu của việc đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo là nhằm: “khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học.” 
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học các môn nói chung, phương pháp dạy học lịch sử nói riêng đã được đặt ra và thực hiện một cách cấp thiết cùng với xu hướng đổi mới giáo dục chung của thế giới. Luật giáo dục sửa đổi đã chỉ rõ: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đạc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
Tồn tại ở trường phổ thông với tính cách là một khoa học, bộ môn Ngữ văn có tác dụng nhất định đến việc hình thành thế giới quan, tình cảm đạo đức, phát triển năng lực nhận thức và hành động  cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng giảng dạy và học tập môn Ngữ văn chưa thực sự làm cho xã hội an tâm. Vì thế việc đổi mới một cách toàn diện về nội dung lẫn phương pháp dạy học là vô cùng cần thiết.
Trong một thập niên trở lại đây, nhiều quan niệm, phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở trường phổ thông như: dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo dự án, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ . Tất cả đều nhằm mục đích tích cực hoá hoạt động của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Đặc biệt việc sử dụng công nghệ tin học để xây dựng bài giảng điện tử (hay giáo án điện tử) các môn nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng, được xem là một trong những công cụ đem lại hiệu quà tích cực trong việc đổi mới việc dạy và học.
Như đã trình bày ở trên, ƯDCNTT trong môn Ngữ văn là một trong những phương pháp dạy học mới đem lại hiệu quả cao trong dạy và học đồng thời cũng là cách để giáo viên và học sinh được tiếp cận với các phương tiện hiện đại nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, mạnh dạn tiếp thu và sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào trong nhà trường của cả giáo viên và học sinh. 
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong soạn giảng môn Ngữ văn còn đem lại hiệu quả hơn hẳn, gây được hứng thú, tích cực cho học sinh, tạo sự hấp dẫn và học sinh tiếp thu bài một cách có hiệu quả hơn.
 Việc ứng dụng công nhệ thông tin vào thiết kế GAĐT và giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường cũng phù hợp với quy luật nhận thức là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
+ Đóng góp về thực tiễn
- Trong những năm học gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được nói đến nhiều và đã được áp dụng trong giảng dạy các môn học nói chung và môn ngữ văn nói riêng. Sử dụng phần mềm cũng là một yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh với sự trợ giúp của các phương tiện dạy học hiện đại. Việc sử dụng bài giảng điện tử sẽ tăng hiệu quả đáng kể đối với các tiết dạy của giáo viên. Có thể dó là sự kết hợp của những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và của các công nghệ hiện đại.
- Riêng đối với bộ môn Ngữ văn các đồ dùng trực quan hầu như không có, tranh minh hoạ trong sách giáo khoa lại tối màu, khó quan sát và cảm nhận được vì vậy để khắc phục được những tồn tại trên giáo viên phải chuẩn bị, sưu tập tranh ảnh, tài liệu liên quan đến bài dạy, đồ dùng dạy học rất vất vả, cồng kềnh mà đôi khi không hiệu quả. Nhưng với bài giảng điện tử có thể thay coi là những công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác mà lại đem lại hiệu quả cao trong dạy và học. điều đặc biệt là các loại hình bài soạn và dạy bằng GAĐT dễ thành công và có hiệu quả cao. 
- Từ thực tế hiệu quả của bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin đến nay, tôi cảm thấy sử dụng bài giảng điện tử, có ứng dụng công nghệ thông tin với chức năng ưu việt của nó làm cho giớ học sinh động, hấp dẫn hơn do có nhiều nguồn cung cấp thông tin và kiến thức, học sinh hứng thú và say mê với môn học hơn..
            Qua việc tiếp cận CNTT tôi luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp cũng như tìm hiểu về tư liệu CNTT. Đặc biệt  làm thế nào để ứng dụng trong dạy học có hiệu quả.
 Dưới sự chỉ đạo của Phòng GD-ĐT, sự tin tưởng của Ban giám hiệu nhà trường tôi đã mạnh dạn và cố gắng áp dụng CNTT trong dạy học . Do vậy trong những năm học vừa qua, việc ƯDCNTT trong nhà trường đã đạt kết quả rõ rệt.
II . PHẦN NỘI DUNG
II.1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Ý NGHĨA CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 
SỬ DỤNG PHẦN MỀM POWER POINT VÀO VIỆC XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 
KHAI THÁC TƯ LIỆU QUA INTERNET PHỤC VỤ CÁC BÀI GIẢNG
4. MỘT SỐ HÌNH THỨC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
 TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
II.2-CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
II.2.1: Ý NGHĨA CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
 Từ những năm 1970 trở lại đây, sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ thông tin (CNTT) với những tiện ích của nó trong việc quản lí và cung cấp thông tin đã có tác dụng to lớn đối với sản xuất và đời sống xã hội. Công nghệ thông tin đã trở thành công cụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có giáo dục và đào tạo. Công nghệ thông tin- truyền thông là một trong những công cụ được sử dụng thực hiện đổi mới trong giáo dục đào tạo và đang được các nước trên thế giới quan tâm ứng dụng.
Thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị 58-CT/TW về việc: “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học”. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo có chỉ thị 29/CT-BGDĐT (tháng 7/2001) đề ra nhiệm vụ ứng dụng CNTT cho các trường phổ thông từ năm 2002-2005, là phải ứng dụng từ 5-10% thời gian lên lớp có sử dụng phương tiện CNTT và thực hiện giáo án điện tử.
Thực hiệ ... a giảng dạy bằng phương pháp hiện đại. Do vậy, giáo viên ở tất cả các bộ môn đều hăng hái đăng ký, nhất là các  môn: Văn, tiếng Anh, Sử, Địa. Kết quả từ đầu năm học đến nay đã có 9 tiết dạy bằng phương pháp dạy học mới với việc vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại ở môn Ngữ văn. Tiết học này đã tạo được hứng thú và sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với các em.
Ban giám hiệu nhà trường đặt vấn đề vận dụng CNTT trong dạy học là nhằm để nâng cao chất lượng đào tạo. Khảo sát hiệu quả từ phía HS cho thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu qua mang lại chỉ có 30%, trong khi hiệu quả của phương pháp dạy học bằng CNTT (nhìn - nghe) lên đến 70%. Phần lớn học sinh đều thích những giờ này bởi tác dụng của nó với rất nhiều hình ảnh, âm thanh minh họa đẹp mắt, sinh động đã làm cho các em hứng thú, say mê học tập. Cùng một thời lượng như nhau nhưng số lượng kiến thức và kỹ năng các em thu nhận được lại nhiều hơn, cụ thể, sinh động, sâu sắc và chắc chắn hơn. Số lượng bài tập thực hành của các em cũng được rèn luyện nhiều hơn, thuần thục hơn. 
Hầu như tất cả các giờ học được dạy theo phương pháp này không có một học sinh nào tỏ ra chán nản, lười biếng học tập hoặc học với tâm trạng đối phó, thụ động, mà ngược lại các em đều rất thích thú. Rõ ràng học tập đối với các em đã trở thành một niềm vui lớn vì vậy mà mỗi giáo viên đều tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và tìm cách nâng cao hiệu quả ƯDCNTT trong giảng dạy hơn nữa nhằm đưa chất lượng giáo dục ngày một cao hơn.
III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
III. 1 . KẾT LUẬN
 Để một tiết dạy bằng bài giảng trên máy tính thành công, để công nghệ thông tin thực sự là công cụ đắc lực phục vụ cho việc dạy và học và để nâng cao chất lượng dạy và học thì đòi hỏi giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ sử dụng vi tính, phải thường xuyên cập nhật thông tin, tìm kiếm tư liệu, cập nhật các phần mềm mới hỗ trợ việc soạn giảng bằng máy tính. 
CNTT chỉ là một trong những phương tiện hổ trợ cho việc đổi mới phương pháp dạy học, truyền đạt kiến thức đến học sinh chứ không phải là phương tiện duy nhất, số một. Chúng ta đừng sử dụng CNTT để thay đổi từ việc đọc chép sang chiếu chép, để biến học sinh thành những khán giả xem phim, xem các kỷ xảo với sự thích thú trầm trồ rồi sau đó không có gì đọng lại trong đầu chúng. 
Việc sử dụng công nghệ thông tin một cách thích hợp và đúng đắn sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy học.
 Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin nói riêng và Khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo.
III.2. KIẾN NGHỊ
Ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và môn Ngữ văn ở trường phổ thông nói riêng là công phu thật. Có lẽ vì thế mà một số trường đã thực hiện nhưng chỉ mang tính hình thức và dừng lại ở các tiết học thao giảng. Phải chăng có nhiều rào cản trong việc áp dụng phương pháp mới này? Đó là do cơ sơ vật chất hay do sự ngại ngùng của một số giáo viên khi làm quen với các kỹ thuật tin học để phục vụ cho môi trường giảng dạy mới? Vì vậy tôi xin có một vài kiến nghị nhỏ như sau:
Thứ nhất, với đội ngũ giáo viên Tin học hiện có trong nhà trường, chỉ cần tổ chức một số buổi seminar về cách sử dụng máy chiếu, thiết lập các hiệu ứng trong PowerPoint cho toàn thể các giáo viên các bộ môn khác để họ có thể tự mình thiết kế cho mình một GAĐT riêng cho mình. Ngoài ra, các thầy cô giáo trong cùng tổ chuyên môn nên có các buổi thao giảng để thu nhận những góp ý chân thành từ những người khác, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy theo phương pháp mới. Chúng tôi nghĩ rằng, với khả năng sư phạm vốn có cộng thêm một ít bồi dưỡng về kiến thức tin học, các GV hoàn toàn có thể thiết kê được bài giảng thiết kế điện tử để thể hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy.
Thứ hai, trong các đợt tập huấn chuyên môn nên lồng ghép tập huấn cho giáo viên việc ứng dụng CNTT của từng bộ môn.
Thứ ba, Phòng GD-ĐT cần khuyến khích và đẩy mạnh phong trào dạy học bằng CNTT và làm tư liệu bài giảng hay để giáo viên tham khảo và học tập.
 Trên đây là những kinh nghiệm đã được áp dụng vào thực tế dạy học tại trường và thực tế vẫn còn những hạn chế nhất định. Rất mong sự sẻ chia đóng góp ý kiến của hội đồng thi đua, của các bạn đồng nghiệp để từ đó có những biện pháp tích cực trong việc ƯDCNTT trong giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS ngày một đạt hiệu quả cao hơn.
 Đông Triều ngày 25 tháng 2 năm 2011
	Người viết
 Phạm Thị Thu Hằng
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO - PHỤ LỤC
- Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 6,7,8,9
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm powerpoint
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm violet
- Các bài soạn giáo án điện tử 
- Các tài liệu, chuyên đề ƯDCNTT có liên quan 
MỤC LỤC
TT
Mục 
Trang
1
I. PHẦN MỞ ĐẦU
 I.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 I.3. THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM
 I.4. ĐÓNG GÓP LÍ LUẬN THỰC TIỄN.
1
1
3
3
3
2
II. PHẦN NỘI DUNG
 II.1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
 II.2 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 II.2.1 Ý NGHĨA CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN
 II.2.2. SỬ DỤNG PHẦN MỀM POWER POINT VÀO VIỆC XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
 II.2.3 KHAI THÁC TƯ LIỆU QUA INTERNET PHỤC VỤ CÁC BÀI GIẢNG
 II.2.4 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI MÔN MÔN NGỮ VĂN
II.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5
5
5
5
6
13
15
23
3
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
25
4
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC.
26
5
MỤC LỤC. 
27
6
v. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
28
v. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................ 

Tài liệu đính kèm:

  • docNang cao hieu qua viec UDCNTT trong giang day mon Ngu van THCSGV Pham Thi Thu Hang Truong THCS Nguye.doc