Đề tài Những vấn đề cần lưu ý đối với một số thí nghiệm khó môn vật lý 9

Đề tài Những vấn đề cần lưu ý đối với một số thí nghiệm khó môn vật lý 9

PHẦN I : MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

 Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ CNH -HĐH, nhân dân ta đang phấn đấu để thực hiện sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng một nước Việt Nam với dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục Việt Nam đang đứng trước hai thách thức to lớn: Đổi mới nền giáo dục theo phương hướng “Giáo dục vì mọi người”, “Giáo dục phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước” và vươn lên hòa nhập với trình độ hiện đại của giáo dục thế giới. Chính vì thế, người giáo viên THCS Việt Nam đang đứng trước những nhiệm vụ và thử thách to lớn, đầy trách nhiện là: Xây dựng một bậc THCS vững chắc, đảm bảo cho tất cả trẻ em hoàn thành có chất lượng bậc THCS để có thể tiếp tục học tập ở bậc học tiếp theo đồng thời giáo dục các em phát huy được toàn bộ năng lực của mình.

 Nghị quyết của BCHTW Đảng khóa VII, VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo từ nay đến năm 2020 đều nhấn mạnh sự cần thiết phải giáo dục cho học sinh một cách toàn diện, hình thành nên những con người Việt Nam: “Đậm đà bản sắc dân tộc; Biết tiếp thu tinh hoa văn minh nhân loại; Có trình độ về KHCN ”

 

doc 10 trang Người đăng vultt Lượt xem 1139Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Những vấn đề cần lưu ý đối với một số thí nghiệm khó môn vật lý 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần i : Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
	Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ CNH -HĐH, nhân dân ta đang phấn đấu để thực hiện sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng một nước Việt Nam với dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục Việt Nam đang đứng trước hai thách thức to lớn: Đổi mới nền giáo dục theo phương hướng “Giáo dục vì mọi người”, “Giáo dục phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước” và vươn lên hòa nhập với trình độ hiện đại của giáo dục thế giới. Chính vì thế, người giáo viên THCS Việt Nam đang đứng trước những nhiệm vụ và thử thách to lớn, đầy trách nhiện là: Xây dựng một bậc THCS vững chắc, đảm bảo cho tất cả trẻ em hoàn thành có chất lượng bậc THCS để có thể tiếp tục học tập ở bậc học tiếp theo đồng thời giáo dục các em phát huy được toàn bộ năng lực của mình.
	Nghị quyết của BCHTW Đảng khóa VII, VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo từ nay đến năm 2020 đều nhấn mạnh sự cần thiết phải giáo dục cho học sinh một cách toàn diện, hình thành nên những con người Việt Nam: “Đậm đà bản sắc dân tộc; Biết tiếp thu tinh hoa văn minh nhân loại; Có trình độ về KHCN”
Trên thế giới, mọi cuộc cách mạng về phương pháp dạy học ở trường phổ thông đều có xu hướng chung là tích cực hoá và cá thể hoá quá trình nhận thức của học sinh. Đối với môn Vật lý, xu hướng này thể hiện ở nhiều mặt, trong đó có việc tăng cường các hoạt động thực nghiệm của học sinh giờ học chính cũng như ngoại khoá, học ở nhà. Học sinh không những tiến hành các thí nghiệm (TN) có sẵn mà còn được giao nhiệm vụ thiết kế chế tạo dụng cụ thí nghiệm (DCTN) đơn giản. Với nhiệm vụ học tập này sẽ kích thích hứng thú học Vật lý, đặc biệt là phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, độc lập sáng tạo của học sinh. Nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước đòi hỏi cần có một giới trẻ am hiểu kỹ thuật , việc tự chế tạo dụng cụ thí nghiệm của học sinh sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bồi dưỡng năng lực kỹ thuật . Do vậy thí nghiệm vật lí có ảnh hưởng rất quan trong đến sự hình thành các kĩ năng sống, sự tiếp thu tri thức của học sinh.
Từ điều tra nhỏ ta thấy muốn nâng cao sự hứng thú của người học với môn vật lý, giáo viên cần tăng cường các hoạt động tự lực của học sinh, đặc biệt là thí nghiệm học sinh, trong đó học sinh có thể trực tiếp tham gia vào tiến hành thí nghiệm. Nhận định này cũng hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu giảng dạy trong nước cũng như trên thế giới.
Cần phối hợp việc thuyết giảng với các cách tổ chức hoạt động khác cho học sinh, tránh tình trạng học chay dạy chay. 
	Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi mạnh dạn đưa ra: “Những vấn đề cần lưu ý đối với một số thí nghiệm khó môn vật lý 9 “.
2. Mục đích đề tài
	Đưa ra những nguyên nhân, giải pháp khắc phục cho một số thí nghiệm khó môn vật lý 9. Từ đó giáo viên có biện pháp khắc phục sai sót của mình hoặc hạn chế bớt những sai sót của học sinh nhằm nâng cao chất lượng học môn Vật lí nói riêng và chất lượng học của học sinh nói chung.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
	a) Đối tượng nghiên cứu
Các bài thí nghiệm khó trong chương trình vật lí 9 tại trường THCS thị trấn Cát Hải.	
	b) Khách thể nghiên cứu 
Khách thể nghiên cứu là học sinh lớp 8, 9 và các giáo viên dạy môn vật lí trường THCS thị trấn Cát Hải - Hải Phòng 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận liên quan đến những sai lầm của học sinh khi làm thí nghiệm môn Vật lí.
- Nghiên cứu lý luận liên quan đến các sai sót khi làm thí nghiệm của giáo viên môn Vật lí.
- Đề xuất các biện pháp nâng cao khả năng thực hiện thao tác thí nghiệm của giáo viên môn Vật lí, khắc phục những hạn chế , sai sót của học sinh khi thực hiện các thí nghiệm vật lí.
5. Giới hạn đề tài
	Các thí nghiệm bậc THCS thì rất nhiều, rất đa dạng là một vấn đề rất phức tạp và rất rộng. Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu vào một số thí nghiệm theo tôi là khó đối với giáo viên hoặc khó đối với học sinh ở môn vật lí 9 tại trường THCS thị trấn Cát Hải và đưa ra một số biện pháp khắc phục khi giáo viên dạy , học sinh học môn vật lí.
6. Phương pháp nghiên cứu
	a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu
	Tôi đã đọc, nghiên cứu các tài liệu về thí nghiệm vật lí có liên quan đến việc dạy và học ở bậc THCS.
	b) Phương pháp phỏng vấn
	Tôi tiến hành trao đổi với học sinh, với giáo viên dạy vật lí khối 6; 7; 8; 9 khi dạy những bài về nội dung vật lí có tiến hành thí nghiệm.
	c) Phương pháp quan sát
	Dự giờ, quan sát học sinh hoạt động trong giờ học vật lí có sử dụng thí nghiệm để có thể so sánh với các giờ học vật lí truyền thống.
Quan sát các thao tác, kĩ năng thực hiện thí nghiệm của giáo viên và của học sinh trong các giờ dạy trên lớp. 
	d) Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
	- Nghiên cứu vở ghi ở lớp của học sinh, các bài kiểm tra vật lí.
	- Đưa bài tập trắc nghiệm về các hiện tượng vật lí có liên quan đến bài học sau mỗi giờ học để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh.
Phần II : Nội dung
Cơ sở lí luận
Dạy học là cả một nghệ thuật , làm thế nào để người GV thành công với vai trò của mình? Để đánh giá mức độ thành công còn tùy thuộc vào mục tiêu dạy học cụ thể. Theo quan niệm dạy học mới thì điều quan trọng là cách thức học sinh tiếp cận tri thức nhờ có sự hướng dẫn của GV. Có thể sau một buổi thực hành, học sinh chưa thu được kết quả gì cụ thể nhưng học sinh đã biết với trường hợp đó thì xoay sở như thế nào có thể đi tới thành công. Quan niệm dạy học truyền thống là nội dung kiến thức nhưng có tới 90% những kiến thức HS đã biết sẽ bị quên đi cái còn lại là kĩ năng.Vậy cần đưa học sinh trở thành chủ thể của hoạt động học của mình.
Điều quan trọng nữa là chính các hình thức dạy học mở giúp cho học sinh nhớ kiến thức tốt hơn. Sau đây là các số liệu của các nhà nghiên cứu tâm lý về trí nhớ: 
1. Tỉ lệ thông tin thu nhận được qua các kênh: 
- Vị giác:1 % 
- Xúc giác: 1,5% 
- Khứu giác ( ngửi ) : 3,5 % 
- Thính giác ( nghe): 11% 
- Thị giác ( nhìn ): 83 % 
Các cụ nói trăm nghe không bằng một thấy cũng có cơ sở khoa học của nó. Từ đây rút ra phải tăng cường các minh họa trực quan trong dạy học. Nói chẳng ăn thua mấy đâu !!! 
2. Tỉ lệ lưu giữ thông tin ( số kiến thức còn đọng lại ) 
- Đọc : 10% 
- Nghe : 20% 
- nhìn người khác làm : 30% 
- Nhìn và nghe : 50% 
- Tự mình nói : 70% 
- Tự mình nói và làm: 90% 
Điều này cho thấy : 
- Tôt nhất là để người học làm và giảng giải cách làm của mình 
- Tăng cường các hoạt động tự người học trình bày. Có thể đọc trước rồi nói lại 
- Nếu tệ nữa thì cần làm thí nghiệm biểu diễn cũng được. 
- Đừng bao giờ giảng suông : vừa truyền tải được ít thông tin, thông tin lưu lại ít còn lại là theo gió lên trời hết!
Kết quả điều tra các hoạt động đem lại hứng thú nhất cho người học ( 511 học sinh ) là những hành động trong đó người học được phát huy tính tự lực như: Tự làm thí nghiệm, làm bài tập, làm bài kiểm tra... Đặc biệt đáng mừng là người học trong giờ vật lý rất thích được tự tay làm thí nghiệm ( với 147 lựa chọn chiếm 28,77%).
 Cụ thể trong giờ vật lý bạn hứng thú nhất khi:
- Ngồi nghe giáo viên giảng 11.74% (60 học sinh) 
- Làm bài tập 21.72% (111 học sinh) 
- Tự làm thí nghiệm 28.77% (147 học sinh) 
- Theo dõi giáo viên làm thí nghiệm 5.87% (30 học sinh) 
- Xem giáo viên trình bày qua máy chiếu 4.31% (22 học sinh) 
- Làm bài kiểm tra 12.72% (65 học sinh) 
- Thi đố vui giữa các tổ 10.18% (52 học sinh) 
- Lựa chọn khác 4.70% (24 học sinh)
 	Trong khi các hoạt động tự lực có tác dụng kích thích hứng thú của học sinh thì ngược lại các hoạt động thụ động không thể làm được điều đó, chỉ có 5,8% số người tham gia bình chọn cảm thấy hứng thú khi theo dõi giáo viên làm thí nghiệm và 11,7 % số lựa chọn tìm thấy sự hứng thú khi nghe ngồi nghe giáo viên giảng. 
Từ điều tra nhỏ này ta thấy muốn nâng cao sự hứng thú của người học với môn vật lý, giáo viên cần tăng cường các hoạt động tự lực của học sinh, đặc biệt là thí nghiệm học sinh, trong đó học sinh có thể trực tiếp tham gia vào tiến hành thí nghiệm. Nhận định này cũng hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu giảng dạy trong nước cũng như trên thế giới.
Cần phối hợp việc thuyết giảng với các cách tổ chức hoạt động khác cho học sinh, tránh tình trạng học chay dạy chay. 
2. Thực trạng 
	Thực tiễn ở trường THCS thị trấn Cát Hải cho thấy: Chất lượng giáo viên dạy vật lí còn có những bất cập. Bên cạnh những giáo viên thực sự nắm chắc kiến thức cơ bản, có hiểu biết sâu rộng về bộ môn, chắc chắn về phương pháp thì vẫn còn có những giáo viên chưa nhuần nhuyễn về các kỹ năng vật lí. Đồ dùng cấp phát cho bộ môn vật lí chưa đồng bộ, chất lượng chưa thật cao, thường lại khác với các đồ dùng minh hoạ trong sách giáo khoa nên hiệu quả giảng dạy các thí nghiệm không cao. Một vấn đề nữa là trong năm học này 2007 – 2008 trường không còn phòng học bộ môn nên ảnh rất nhiều đến các giờ học vật lí nói chung và môn vật lí 9 nói riêng có những thí nghiệm khó.
	Về phía học sinh: Nhiều em vẫn sử dụng vốn kinh nghiệm và kĩ năng cũ (ở các lớp tiểu học) mà các em tin là có hiệu quả. Có nhiều em chưa làm quen với thí nghiệm vật lí, cách tiến hành các thí nghiệm vật lí và cách tiếp thu kiến thức qua các thí nghiệmĐây cũng là nguyên nhân mà đề tài muốn hướng tới học sinh.
3. Nguyên nhân làm cho thí nghiệm vật lí trở lên khó thực hiện, khó thành công.
3.1. Về phía học sinh:
- Học sinh chưa bao giờ tự làm thí nghiệm. Ngay ở đây TN rất xịn nhưng chả bao giờ ra đúng như lí thuyết cả nhưng học sinh luôn chấp nhận và cho đó là điều bình thường. Đồng thời các em ghi các số liệu này và sử lí sai số. 
- Do thói quen giáo dục theo mục đích thi cử. Bao giờ cũng phải đúng công thức.
- Do sự tiếp thu kiến thức không đồng đều trong từng học sinh
3.2. Về phía cơ sở vật chất
3.2.1 Sách giáo khoa:
Còn thí nghiệm hấp dẫn để mở bài nằm trong phần tạo tình huống có vấn đề ( hiểu đơn giản là tình huống mà kiến thức của học sinh chưa đủ để giải quyết ngay nhưng lại rất gần với trình độ của học sinh) của PPGD thì nguời ta không đưa vào sách giáo khoa vì cấu trúc sách giáo khoa bị áp đặt từ người lập trương trình. Các vấn đề như tạo tình huống có vấn đề, hướng dẫn HS suy luận là do sáng tạo của giáo viên của giáo viên. 
Chẳng hạn có các cách tạo tình huống có vấn đề như sau:
-Thí nghiệm đơn giản cho kết quả ngược với dự đoán của học sinh.
- Hiện tượng vật lí liên quan đến nội dung bài học mới.
- Câu hỏi dạng ngụy biện.
- Một cách hiểu sai nhưng với kiến thức đã có của học sinh thì lại hiển nhiên.
3.2.2 Về đồ dùng dạy học
 	Đồ dùng cấp phát cho bộ môn vật lí chưa đồng bộ, chất lượng chưa thật cao, thường lại khác với các đồ dùng minh hoạ trong sách giáo khoa ... ) và bạn chiếu 1 thí nghiệm để minh họa lại kết luận đó. 
- Thí nghiệm kiểm chứng: Để kiểm chứng một kết quả, một định luật: Chẳng hạn kiểm chứng định luật khúc xạ ánh sáng (Tiết 44 Bài 40 trong sgk vật lý 9). 
Khi đó học sinh đã được học về định luật khúc xạ rồi, trong định luật có một nội dung : góc tới i khác góc khúc xạ r , tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Bây giờ bạn có thể làm thí nghiệm trực tiếp cho học sinh quan sát (cách này dụng cụ thí nghiệm được cấp phát không đủ lớn khiến một bộ phận học sinh quan sát hiện tượng không rõ ) hoặc sẽ chiếu một đoạn vedio về vấn đề đó để kiểm định điều đó, đương nhiên trong cái clip đó bạn cũng phải nhằm cái đích là chỉ cho học sinh thấy đâu là i, đâu là r và chúng có khác nhau thật không, tia sáng có bị gãy khúc hay không tại mặt phân cách. 
Trong bài này khi chiếu tia tới truyền đến mặt phân cách giữa hai môi trường sảy ra hai hiện tượng đồng thời tại mặt phân cách giữa hai môi trường đó là hiện tượng phản xạ ánh sáng mà học sinh đã học ở lớp 7 và hiện tượng khúc xạ ánh sáng, giáo viên cần làm cho hoc sinh phân biệt sự khác nhau giữa hai hiện tượng này trên thí nghiệm và trên cả hình vẽ. (hình minh hoạ dưới )
Hiện tượng phản xạ ánh sáng
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
 Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi 
trường trong suốt bị hắt trở lại môi trường
trong suốt cũ.
 - Góc phản xạ bằng góc tới ( i’ = i )
 Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi 
trường trong suốt bị gãy khúc tại đó và
tiếp tục đi vào môi trường thứ hai.
 Góc khúc xạ không bằng góc tới ( r ≠ i )
i’
r
i
- Thí nghiệm nghiên cứu: Đây là loại thí nghiệm được đánh giá cao nhất ( tuy nhiên không phải khi nào cũng tiến hành được vì đòi hỏi thời gian và sự nhuần nhuyễn trong kĩ năng giảng dạy) Loại thí nghiệm này dùng khi dạy học một định luật mới, trong đó nội dung định luật được rút ra từ thực nghiệm. Ví dụ định luật Ôm, định luật Hook, định luật Lenxo... Khi sử dụng cách định luật này bạn có thể tiến hành như sau: 
- Đưa một thí nghiệm đơn giản, một hiện tượng có liên quan để tạo hứng thú ban đầu.
- Cho học sinh đưa giả thuyết về mối liên hệ giữa các đại lượng , chẳng hạn U , I có mối liên hệ thế nào? 
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ cách thức kiểm tra định luật, đề xuất những thiết bị cần có để làm thí nghiệm -> điều này cần có sự rèn luyện thường xuyên. 
- Nếu có thí nghiệm thực mà làm tại lớp thì tốt nhất, không thì lại chiếu đoạn phim trong đoạn phim đó phải thể hiện rõ: 
+ Các dụng cụ thí nghiệm 
+ Các bước tiến hành thí nghiệm 
+ Kết quả đo được 
- Sau cùng bạn viết lên bảng kết quả thí nghiệm đã đo được -> bảng số liệu . Cùng học sinh vẽ đồ thị, đưa ra kết luận cuối cùng . 
Ngoài ra bạn có thể chiếu các đoạn phim khoa học về ứng dụng liên quan đến nội dung bài học ( không nên quá dài ) thì cũng là một cách rất có hiệu quả giáo dục rất tốt.
Ví dụ minh hoạ về thí nghiệm: Dùng điện trở - khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
Tiết 1 - Bài 1: Sự phụ thuộc cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. Chương I, SGK Vật lý 9, trang 4. 
Mục đích, yêu cầu của thí nghiệm:
- Học sinh bố trí được thí nghiệm để khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Học sinh tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Từ kết quả thí nghiệm HS vẽ được đồ thị biểu diễn mối quan hệ của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
Bắt đầu tiến hành thí nghiệm, dùng điện trở có trị số R = 15W
B1. Tiến hành thí nghiệm với U = 3V
- Điều chỉnh biến thế nguồn để điện áp có giá trị 9V
- Đóng khoá K. Bạn sẽ thấy ampe kế và vôn kế xuất hiện kết quả đo học đọc các giá trị đó ghi và ghi lại.
- Đọc cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi giá trị hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn. (I=0,2A)
- Ghi lại các giá trị đo được vào bảng 1
B2. Tiến hành thí nghiệm với U = 6V
- Điều chỉnh biến thế nguồn để điện áp có giá trị 6V.
- Đóng khóa K.
- Đọc cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi giá trị hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn. (I=0,45A)
- Ghi lại các giá trị đo được vào bảng 1
B3. Tiến hành thí nghiệm với U = 9V
- Điều chỉnh biến thế nguồn để điện áp có giá trị 4V
- Đóng khóa K
- Đọc cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi giá trị hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn. (I=0,68A)
- Ghi lại các giá trị đo được vào bảng 1
B4. Tiến hành thí nghiệm với U = 12V
- Điều chỉnh biến thế nguồn để điện áp có giá trị 4V
- Đóng khóa K
- Đọc cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi giá trị hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn. (I=0,9A)
- Ghi lại các giá trị đo được vào bảng 1
 B5. Rút ra kết luận
Từ bảng kết quả thí nghiệm Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra các kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, hướng dẫn học sinh vẽ đồ thị U, I.
4.2 Đối với học sinh
Để nâng cao khả năng làm thí nghiệm của học sinh đòi hỏi người giáo viên vật lý ngay từ đầu cấp phải rèn thường xuyên cho người học kĩ năng nhận biết các dụng cụ vật lý trên hình vẽ và trong thực tế,hiểu được chức năng, biết được cách sử dụng, lắp ráp.
4.3 Về cơ sở vật chất
- Yêu cầu có phòng học bộ môn để thực hiện các thí nghiệm khó.
- Dụng cụ thí nghiệm phải đồng bộ, giống với các dụng cụ thí nghiệm minh hoạ trong sgk.
- Bộ dụng cụ thí nghiệm phải dễ thực hiện tháo lắp với học sinh và giáo viên, đặc biệt chất lượng phải tốt và cho ra kết quả chấp nhận được ( sai số không quá 10% ).
Ví dụ minh hoạ thí nghiệm khó thành công khi giáo viên và học sinh tiến hành do dụng cụ thí nghiệm: Thí nghiệm xác định chiều của lực điện từ phụ thuộc vào chiều dòng điện và chiều đường sức từ trong Bài 27: Lực điện từ sgk vật lí 9
N
S
O
3
A
+
-
+
-
Hỡnh 27.1
 K
A
B
Bình thường lắp xong mạch điện, đóng công tắc k thì thanh đồng AB không chuyển động bởi lực điện từ tác dụng lên không thắng nổi lực ma sát, vậy để thành công ta phải làm động tác là nhắc thanh AB lên sau đó buông tay ra cho rơi thẳng xuống tương tự như khi muốn các mạt sắt sắp xếp thành các đường sức từ quanh nam châm ta phải gõ nhẹ lên tấm bìa để loại lực ma sát.
Giải pháp khác là làm thí nghiệm ảo minh họa
4.4 Để đề tài được sử dụng có hiệu quả, phổ biến thì cần có những buổi sinh hoạt cụm chuyên môn, nhóm chuyên môn vật lý để các bạn đồng nghiệp trao đổi, đóng góp ý kiến xây dựng, thống nhất được các bài học khó các thí nghiệm khó và đưa ra được hướng giải quyết phù hợp áp dụng cho tất cả các trường.
5. Kết quả thực hiện
 Sau một hai thực hiện các biện pháp như trên, chất lượng dạy học môn vật lí theo quan điểm đổi mới phương pháp học đã đạt được các kết quả sau đây:
- Học sinh có được một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản ban đầu về vật lí, cụ thể :hệ thống khái niệm vật lí cơ bản, học thuyết, định luật vật lí, các đại lượng vật lí cũng như đơn vị của chúng.....
- Học sinh thấy được rất nhiều hiện tượng, quy luật vật lí rất gần gũi với đời sống sản xuất và có vô vàn những ứng dụng to lớn, đạt giá trị cao..
- Học sinh biết được một số kiến thức cơ bản, biết cách làm việc khoa học, biết cách hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức, biết thu nhập, phân loại, tra cứu và sử dụng thông tin tư liệu, biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, có thói quen học tập và tự học; có kĩ năng giải bài tập vật lí và tính toán; biết vận dụng kiến thức để góp phần giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống thực tiễn.
- Qua các giờ học, học sinh có niềm tin về sự tồn tại và sự biến đổi của vật chất, về khả năng nhận thức của con người, về vật lí đã, đang và sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, rèn luyện được tính cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lý khoa học, có ý thức trách nhiệm để học tập bộ môn .
Phần 4 : Kết luận - đề xuất 
Trên đây là những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn vật lí theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS thị trấn Cát Hải. Muốn có được hiệu quả cao người giáo viên cần phải nhận thức vấn đề trên một cách tích cực, không ngừng học tập nâng cao chuyên môn, sử dụng thường xuyên trang thiết bị dạy học phục vụ cho đổi mới phương pháp, thay đổi cách xác định mục tiêu bài học theo hướng chỉ rõ mức độ học sinh phải đạt được sau bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ đủ để làm căn cứ đánh giá kết quả bài học, chú ý tới mục tiêu xây dựng phương pháp học tập, đặc biệt là tự học .
Thay đổi cách soạn giáo án, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt động của trò, tăng cường tổ chức các công tác độc lập hoặc theo nhóm bằng các phiếu hoạt động học tập, tăng cường giao tiếp Thầy - Trò, mở rộng giao tiếp Trò - Trò .
Nâng cao chất lượng các câu hỏi trong tiết học và chất lượng các câu hỏi ở đề kiểm tra, giảm số câu hỏi tái hiện, tăng câu hỏi tư duy tích cực, sáng tạo của học sinh, chú trọng sửa chữa, nhận xét các câu trả lời của học sinh. 
Việc đổi mới phương pháp là một quá trình lâu dài, khó khăn đòi hỏi đồng bộ ở các cấp học, môn học, mỗi giáo viên cần tích cực chủ động trong việc tự học, tự rèn luyện, nâng cao trình độ tay nghề xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Tuy đã cố gắng nhiều song về mặt lý luận cũng như về mặt nội dung sẽ còn có những khiếm khuyết không thể tránh khỏi, hy vọng sau đề tài này được các bạn đồng nghiệp bổ xung góp những ý kiến quý báu để đề tài được hoàn thiện hơn.
* Đề xuất : 
Việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục vì vậy cần được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp .
UBND huyện Cát Hải và các phòng ban chức năng nghiệp vụ sớm đưa dự án xây dựng trường chuẩn để trường THCS thị trấn Cát Hải có được phòng học chức năng đảm bảo cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học cần đòi hỏi một số điều kiện đó là : trình độ và kinh nghiệm của giáo viên, phương pháp học tập phù hợp với học sinh, phân phối chương trình và sách giáo khoa, trang thiết bị dạy học, thay đổi cách đánh giá giáo viên và học sinh. Những vấn đề đó cần được ngành giáo dục quan tâm chú trọng. 
Xin chân thành cảm ơn!
Cát hải, ngày 19 tháng 02 năm 2008
	Người viết
Phạm Quang Vương
đánh giá của hội đồng khoa học 
 trường THCS T.T cát hải
+ Điểm trung bình:..
	+ Xếp loại:
	 Cát hải, ngày ...... tháng ...... năm 2008
 	 T/M HĐKH cấp trường 
đánh giá của hội đồng khoa học
 cụm t.h.c.s đôn lương
+ Điểm trung bình:..
	+ Xếp loại:..
 Cát hải, ngày ....... tháng ...... năm 2008
 	T/M HĐKH cấp cụm 
đánh giá của hội đồng khoa học 
 cấp huyện
+ Điểm trung bình:..
	+ Xếp loại:..
 Cát hải, ngày ........ tháng ..... năm 2008
 	 	T/M HĐKH cấp huyện

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN mot so van de luu y TN9.doc