Trong tiến trình phát triển vượt bậc của kinh têa xã hội, Cùng với sự phát triển ấy, ngành giiáo dục cũng không ngừng nâng cao, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và tích hợp. Trong đó người thầy đống vai trò là người hướng dẫn chính để học sinh tiếp thu kiến thức một cách có sáng tạo. Để giúp HS cảm thụ được cái hay, cái đẹp và những giá trị của văn bản, mỗi GV Ngữ văn phải không ngừng nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo những phương pháp truyền thụ phù hợp với trình độ HS cũng như điều kiện cơ sở vạt chất của trường, lớp.
Lời nói đầu Trong tiến trình phát triển vượt bậc của kinh têa xã hội, Cùng với sự phát triển ấy, ngành giiáo dục cũng không ngừng nâng cao, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và tích hợp. Trong đó người thầy đống vai trò là người hướng dẫn chính để học sinh tiếp thu kiến thức một cách có sáng tạo. Để giúp HS cảm thụ được cái hay, cái đẹp và những giá trị của văn bản, mỗi GV Ngữ văn phải không ngừng nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo những phương pháp truyền thụ phù hợp với trình độ HS cũng như điều kiện cơ sở vạt chất của trường, lớp. Qua 04 năm giảng dạy tại Trường THCS Tân Thành với hai năm trực tiếp giảng dạy Ngữ văn 8, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm, mà theo tôi nó có hiệu quả cao. Trong khi đưa những kinh nghiệm này vào giảng dạy tôi thấy đa số HS tiếp thu và hiểu bài nhanh hơn, tốt hơn. Đó là phương pháp dạy học theo cách phân tích đối chiếu nội dung có ý nghĩa đối lập tương phản trong một văn bản. Nội dung đề tài này, bước đầu tôi mạnh dạn trình bày phương pháp dạy hai văn bản: “ Cô bé bán diêm” và “ Thuế máu”. Đây cũng là hai văn bản tiêu biểu, có nội dung và nghệ thật phong phú, sâu sắc. Khi dạy theo phương pháp này, HS sẽ dễ dàng hiểu và nắm vững nội dung- ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản, bên cạnh đó còn tạo hứng thú cho HS khi học cũng như các em có nhiều tình cảm với những nhân vật mà các em yêu thích. Tân Thành, ngày tháng 4 năm 2008 Nguyễn Thị Sang Phần một I. Những ưu điểm và tồn tại khi dạy theo hướng dẫn sách giáo khoa và sách giáo viên. 1. Ưu điểm: HS nắm được kiến thức cơ bản qua cách trả lời câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa. ( nắm được kiến thửctong mục nghi nhớ) 2. Tồn tại: - Chưa có kiến thúc khắc sâu, chưa đi sau phân tích nghệ thuạt của văn bản. - Chưa yêu cầu HS lập bảng so sánh, nên thiếu tính trực quan, thiếu tính kích t hích sự hứng thú cho HS trong khi tiếp thu bài,cũng như phát hiện nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản. II. Ưu điểm dạy theo SKKN - Dưới sự chướng dẫn của GV: ra câu hỏi từ dễ gợi mở đến khó để HS tự tìm nội dung, kiến thức và điền vào bảng đối chiếu theo yêu cầu nội dung bài học, từ đó giúp các em phát huy tính chủ động tu duy, sáng tạo của HS dựa trên cơ sở gợi ý của GV. Qua đó, HS dễ dàng nắm vững và khắc sâu kiến thức hơn, từ đó các em sẽ khái quát được nội dung, ý nghĩa của bài học. - Với cách dạy này, GV giúp HS tránh được phải nhớ một cách tràn lan không có hệ thống, không nắm vững kiến thúc trọng tâm. Từ đó HS thấy được khả năng tư duy, tiếp thu kiến thức của bản thân cũng như tạo được hứng thú đối với môn học Ngữ văn. Phần hai - Văn bản: Cô bé bán diêm (An- xéc -đan) Bước1. Xác định mục tiêu bầi học, giúp HS nắm được : Hoàn cảnh, ccái chết thương tâm của cô bé bán diêm Những mộng tưởng đan xen với thực tế tạo nên sự kỳ ảo, lung linh màu sắc cổ tích của VB. Giá trị nhân đạo- nhân văn sâu sắc của văn bản. Bước2. GV cần chuẩn bị SGK, bảng phụ, tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập. HS cần soạn bài, đọc kỹ văn bản trước khi đến lớp Bứơc3. - Tìm hiểu nội dung Hoạt động1. I. Đọc văn bản- tìm hiểu chú thích - GV hướng dấn HS đọc diễn cảm, phù hợp với tâm trạng của nhân vật - Yêu càu HS tóm tắt nội dung chính của văn bản - Hs dọc chú thích để hiểu rõ hơn về tác giả, tác phẩm và các từ ngữ khó - Xác địn phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả. - Tìm bố cục của văn bản: gồm 3 phần chính ( ghi trên bảng phụ) + phần1. Từ đầu đến “ cứng đờ ra”: gia cảnh của cô bé bán diêm. + Phần2. Tiếp cho đến “ chầu thượng đế”: thực tế và mộng tưởng qua các lần quẹt diêm. + Phần3. đoạn còn lại: cái chết thương tâm của cô bé bán diêm. Hoạt động 2 - Đọc – tìm hiểu chi tiết. GV căn cứ theo bố cục của văn bản để hướng dấn HS tìm hiểu nôi dung, ý nghĩa của VB, đồng thời Gv đặt những câu hỏi mang tính gợi mở từ dễ đến khó để HS tìm ra nội dung chính của từng phần và cả bài. Hoàn cảnh cô bé bán diêm HS đọc phần1. GV nêu câu hỏi: Hoàn cảnh cô bé bán diêm như thế nào? Nghệ thuật tiêu biểu phần này? Nhận xét bức tranh SGK? * Hướng dẫn trả lời: - Mẹ chết, bà mất, ở với bố cay nghiệt, phải đi bán diêm trong đêm giao thừa. - Nghệ thuật: Tương phản- đối lập làm nổi bật tình cảnh đáng thương của cô bé với hoàn cảnh chung của mọi người cụ thể: Hoàn cảnh cô bé bán diêm Hoàn cảnh của mọi người - Đầu trần , chân đất, quần áo rách rưới, đi bán diêm không bán được bao nào, em không dám về nhà - Mọi người quần áo sạch sẻ, vội về nhà không ai mua. - Em ngồi nép bên góc tường tối, lạnh lẽo - Mọi nhà đề sáng rực ánh đền - Em bụng đói cả ngày - Phố sực nức mùi ngổng quay Cô đơn, đói rét, tội nghiệp. - Hạnh phúc ấm cúng - Nhận xét bức tranh SGK: nói lên hoàn cảnh thực tế của cô bé rất tội nghiệp 2. Thực tế và những mộng tưởng của cô bé bán diêm. * GV nêu câu hỏi: - Vì sao cô bé quẹt diêm, số lần quẹt diêm? - Mỗi lần quẹt diêm đã thấy những mộng tưởng gì? Thực tế thì sao? - Em mong ước điều gì qua mỗi lần quẹt diêm? * GV hướng dẩntả lời: - Em quẹt diêm để hy vọng xua tan bớt nỗi buồn, sự cô đơn và đói rét. Mong có những điều tốt đẹp nào đó sẽ đến, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại các mộng tưởng qua ánh lửa các que diêm. GV hướng dẫn HS kẻ bảng và nêu nội dung: cụ thể: Mộng tưởng và mong ước Hoàn cảnh thực tế Lần1 - Em ngồi trước lò sưởi sáng ấm Mong có một mái nhà ấm cúng - Quần áo em đã rách rưới, ngồi bên một góc tường lạnh lẽo. Diêm tắt lò sưởi biến mất Lần2 - Phòng ăn có nhiều thức ăn sang trọng, ngổng quay tiến về phía em. Em mong được ăn no đầy đủ như trước đây - Em đang bụng đói cồn cào, suốt một ngày chưa có cái gì để lót dạ. Điêm tắt phòng ăn biến mất Lần3 - Cây thông no en xuất hiiện cùng hàng ngàn ngọn nến lấp lánh Em mong được vui chơi như bao đứa trẻ khác và như trước đây - Em không được vui chơi- phải đi bán diêm, không dám về nhà- rất cô đơn. - Phố xá vắng teo, chỉ có ánh đèn mờ qua khe cửa sổ, mọi người lãnh đạm với em. Diêm tắt chỉ thấy những ngôi sao, có một ngôi sao đổi ngôi. Lần4 - Thấy bà mỉm cươiì với em Mong được ở bên bà - người yêu thương em nhất để xoá bớt đi sự cô đơn, thiếu tình thương của em - Em đang rất cô đơn, lẽ loi trong đên giao thừa vui vẻ, hạnh phúc đối với mọi người. Diêm tất, bà biến mất. Lần5 - ánh sáng huy hoàng đón em về cùng bà. Hai bà cháu bay về trời. - Cái giá lạnh, đói rét, cô đơn đã cướp đi sự sống của em. Em đã chết ở một xó tường sau khi quẹt hết bao diêm. * GV hướng dẫn HS nhận xét các mộng tưởng: - Diễn ra hợp lý: từ mong uớc có vật chất tinh thần giải thoát. - Mộng tưởng có trong thực tế: lò sưởi, phòng ăn, cây thông noen. - Mộng tưởng thuần tuý: ngổng quay nhảy ra khỏi đĩa, cùng bà bay về trời. * GV hướng dẫn HS nhận xét nghệ thuật: - Đan xen thực tế và mộng tưởng màu sắc cổ tích kỳ ảo, hấp dẫn. - Miêu tả ánh lửa diêm nhiều màu sắc khác nhau. - Tương phản- đối lập giữa thực tế và mộng tưởng mộng t ưởng càng đẹp, thực tế càng phủ phàng. 3. Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm. * GV cho HS đọc đoạn cuooí và nêu câu hỏi: - Nguyên nhân và hình ảnh cái chết của cô bé? - Nghệ thuật? ý nghĩa ra sao? * Hướng dẫn trả lời: - Nguyên nhân: + Đói, rét, cô đơn. + Mọi người vô tình lãnh đạm với em. - Hình ảnh cái chết: + Miêu tả: đôi má hồng- môi mỉm cười giống thiên thần đang mỉm cười với thương đế. + Đáng thương, tội nghiệp, buồn đau. - Nghệ thuật đối lập: +Cái chết thương tâm với hình ảnh miêu tả. + Mọi người vui vẻ đối lập với cái chết của em trong cô đơn. - ý nghĩa: Sự đáng thương của một em bé bị bỏ rơi, cô độc, luôn khát khao được ấm no hạnh phúc. Tác giả dùng hình ảnh miêu tả cái chết để giảm bớt sự đáng thương, tội nghiệp của cô bé khi từ giả trần gian. *Hoạt động3: III. Tổng kết 1. ý nghĩa nôi dung: - Nói lên số phận và hoàn cảnh đáng thương của cô bé. - Lòng nhân đạo- sự cảm thương của tác giả - Tố cáo xã hội lạnh lùng thiếu tình thương. - Kêu gọi mọi người hãy yêu thương, giúp đỡ những đứa trẻ mồ côi, nghèo khổ Tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc. 2.Đặc sắc nghệ thuật. Đan xen thực tté và mộng tưởng. Tương phản- đối lập. Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. Sử dụng nhiều fcâu cảm thán. * Hoạt động 4 IV. Luyên tập : GV ghi vào bảng phụ yêu cầu HS làm theo nhóm. 1.Tại sao nói câu chuyện cổ tích này là sự đan xen giữa thực tế và mộng tưởng? 2. Cách kết thúc câu chuyện có hậu hay không? Vì sao? 3. Suy nghĩ của em về cô bé bán diêm? Văn bản: Thuế máu ( Nguyễn ái Quốc) * Bước 1: GV đọc và xác định mục tiêu. Giúp HS: - Thấy được bản chất xấu xa, độc ác, giả dối của thực dân Pháp. - Số phận khổ cực bị áp bức, bị bóc lột tàn nhẫn đén cả xương máu và sinh mạng. - Nghệ thuật: trào phúng, mỉa mai. * Bước2: GV chuẩn bị SGK, tranh ảnh phóng to, bảng phụ, phiếu học tập. * Bước3: Tìm hiểu nội dung. Hoạt động1 I. Đọc văn bản- tìm hiểu chú thích. - GV hướng dẫn HS đọc diến cảm phù hợp với giọng điệu. - HS đọc và tìm hiểu chú thích SGK - Xác định bố cục: 3 phần theo SGK Hoạt động 2 II. Đọc- tìm hiểu chi tiết. Gv hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung theo 3 phần SGK. 1. Chiến tranh và người bản xứ * GV nêu câu hỏi: - thái độ của các quan cai rị pháp và số phận của người dân thuộc địa được thể hiện như thế nào ở phần I? - Nghệ thuật đặc sắc của phần này. * GV hướng dẫn trả lời: Hướng dẫn HS kẻ bảng điền nội dung, cụ thể: Thái độ của các quan cai trị thực dân Pháp Số phận của người dân bản xứ thuộc địa Trước chiến tranh - Khinh rẻ, đối xử tàn nhẫn: gọi người dân thuộc địa là những tên An- nam- mit bẩn thỉu, tên da đen bẩn thỉu Là kẻ ngu si, hạ đẵng - Bị đối xử tàn nhẫn như một súc vật nuôi trong lao động, là công cụ lao động biết nói: phải kéo xe, bị đánh đập. Khi chiến tranh - Gọi người dân thuộc địa bằng những danh hiệu cao quý, hảo huyền: “đứa con yêu”, “ người bạn hiền”, “chiến sỹ bảo vệ công lý và tự do”. Tâng bốc, tỏ vẻ tô trọng để chuẩn bị biến họ thành vật hy sinh. - Phải đột ngột xa rời vợ con, gia đình và quê hương: + ở chiến trường: pphơi thây trên khắp chiến trường, làm mồi cho cá dưới biển dưới đại dương. + ở hậu phương phải chế tạo vũ khí, bị nhiễm độc đau đớn, chết chóc Bản chất: lừa bịp, giả nhân, giả nghĩa, tàn ác. Bị đàn áp, làm vật hy sinh, làm bia đỡ đạn cho các cuộc chiến tranh của Pháp. - Nghệ thuật và giọng điệu: + Giễu cợt: cách gọi của người Pháp + Xót xa: số phận của người dân Trào phúng: từ ngữ mỉa mai của Pháp đối với dân thuộc địa “ đứa con yêu”, “ người bạn hiền”. Tác dụng: Tạo sự đối lập giữa cái bản chất bên trong và lời nói của thực dân Pháp với cuộc sống khổ cực của người dân bản địa ( làm vật hy sinh cho kẻ bóc lột) Chế độ lính tình nguyện GV nêu các câu hỏi Nhan đề của văn bản có ý nghĩa gì? Để thực hiện “ Chế độ lính tình nguyện” thực dân Pháp đã tiến hành những hành động và thủ đoạn nào? Người bản xứ thực hiện bằng cách nào? Kết quả của “chế độ lính tình nguyện” . Nghệ thuật lập luận? GV hướng dẫn HS trả lời Nhan đề có ý nghĩa mỉa mai “ tình nguyện” ở đây thực chất là bị cưỡng bức tàn bạo bằng mọi hình thức, mọi thủ đoạn buộc mọi người phải đi lính. Thủ đoạn- mánh khoé và hành động của thực dân pháp Phản ứng và hành động của người dân bản xứ - Tiến hành lùng bắt, cướng bức buộc người ta phải đi lính - Doạ nạt, xoay xở kiếm tiền đối với nhà giàu - Tró, xích, nhốt đàn áp như súc vật đối với những người chống đối - Chính quyền thực dân dùng lời lẽ bịp bợm rêu rao về lòng tự nguyện đâu quản “ hiến xương máu” , “tấp nập đầu quân”. - Tìm cách đấu tranh bằng mọi cách + Người giàu dùng tiền thay thế + Người nghèo: bị đánh đập và phải đi + Tự tạo cho mình một căn bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính như: đau mắt toé, chảy rmũi bệnh lậu + Biểu tình, bạo động, đỗ máu. - Kêta quả “ cơ hội làm giàu, ăn tiền không phải không còn luật lệ của quan chức Pháp. - Kết quả: mất tiền của, mang nhiều bệnh tật. - Nghệ thuật lập luận + Lời lẽ đanh thép mĩa mai, giễu cợt + Tương phản- đối lập + Dẫn chứng sinh động, mang nội dung tố cáo mạnh mẽ. Kết quả của sự hy sinh. ( kết quả của cuộc bcs lột bắng thuế máu) - GV nêu các câu hỏi: - Khi chiến tranh kết thúc, những chiến sỹ bảo vệ “ tự do” đã được các ngài cầm quyền “ ban tặng những phẩm hàm nào”? - Bản chất củat thự dân Pháp là gì? - Số phận của người dân thuộc địa ra sao? - GV hướng dẫn trả lời Lời nói và hành động của Pháp Số phận và cuộc sống người dân bản xứ - Đuổi họ “ cút đi” sau khi chiến đấu. - Lời hứa hẹn ban chức tước, phẩm hàm trước đây im bặt - Không biết đến chính nghĩa và chân lý. - Tước đoạt mọi của cải, đánh đập họ như súc vật - Cấp muôn bài bán lẻ thuốc phiện cho thương binh và vợ con tử sỹ Pháp đầu độc dân t ộc Việt nam Lừa dối, độc ác, tàn bạo, bóc lột của cải, xương máu và gây thêm những bệnh tật cho người dân bản xứ. - Những người tâng bốc nay trở về “giống người hèn hạ” - Không có lợi ích gì? - Bị lột hết của cải, bị đánh đập và kiểm soát vô cớ. - Bị xếp xuống hầm tàu tối, thiếu không khí Bị bóc lột trắng trợn hết “ thuế máu”. - Nghệ thuật: + Dùng câu hỏi tu từ + Lập luận phản bác + Dẫn chứng sinh động III. Tổng kết 1.Nghệ thuật đặc sắc - Bố cục sắp xếp hợp lý, làm rõ được ý nghĩa nội dung - Châm biếm, đả kích sắc sảo tài tình qua: + Hình ảnh xác thực, sinh động, phản ánh chính xác thực tế. + Hình ảnh mỉa mai, chua chát, cay đắng cho số phận người lính thuộc địa + Ngô từ mang màu sắc trào phúng: “ con yêu”, “ bạn hiền” + Giọng điệu trào phúng, mỉa mai. +Dùng nhiều câu hỏi tu từ, nghệ thuật phản bác. + Yếu tố biểu cảm và tự sự. 2. ý nghĩa nội dung - Phê phán, tố cáo tội ác, sự tham lam, đểu giả và tàn nhẫn của thực dân Pháp. - Hoàn cảnh, số phận cùng cực, đáng thương mất quyền tự do của người dân Đông phương ( bị bóc lột đến tận xương máu) - Kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ chống chiến tranh phi nghĩa IV luyện tập GV ghi lên bảng phụ ( hoặc phiếu học tập) cho HS làm bài tập Bài tập1 Mục đích viết truyện của Nguyễn ái Quốc là gì? A. Kêu gọi đấu tranh B. Phê phán tội ác C. Sự cảm thương với người thuộc địa D. Cả A, B, C đêud đúng. Bài tập2. Nghệ thuật đặc sắc trong bài là A. Tương phản- đối lập B. Dùng nhiều từ có ý nghĩa mỉa mai, trào phúng C. Những câu hỏi tu từ D. Cả A, B, C đều đúng. Phần ba Kết quả Sau khi áp dụng phương pháp dạy học này, cùng các bài tập kiểm tra ở lớp bài trắc nghiệm, tôi thấy đa số các em nắm vững nội dung làm tốt bài tập đạt kết quả cao hơn rất nhiều, đặc biệt là tỷ lệ % khá- giỏi tăng lên, còn tỷ lệ % HS yếu giảm. Những kết quả thu được trong quá trình áp dụng kiến kiến Số HS Số HS giỏi % Khá % tb % Yếu % Lớp Dạy theo SK 36 2 5.5 15 41.6 17 47.2 2 5.5 Lớp Dạy khôngt heo SK 36 1 2.7 10 27.7 20 55.5 5 13.8 Đây là số liệu số lần kiểm tra thường xuyên, định kỳ và kiểm tra học kỳ của các lớp tôi dạy năm 2005- 2006. Tài liệu tham khảo SGK Ngữ văn 8 tập 1, 2 – NXB GD SGV Ngữ văn 8 tập 1, 2 - NXBGD Ngữ văn 8 nâng cao – Nguyễn Đăng Điệp NXBGD Thiết kế bài giảng T1, T2 – Nguyễn Văn Đường. Hướng dẫn xtự học T1, T2 của Nguyễn Văn Lạc- Bùi Tất Tươm Hệ thống đọc hiểu văn bản – TrầnĐình Chung Một số kiến thức – kỹ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn (Nguyễn Thị Mai Hoa- Đinh Chí Sáng – NXBGD) Tư liệu Ngữ văen ( Đỗ Ngọc Thống- NXBGD) Mục lục TT Nội dung Trang 1 Lời nói đầu 1 2 Phần một 2 2 Phần hai 3 3 Thuế máu 6 4 Phần ba- kết quả 9 5 Tài liệu tham khảo 10 6 Phiếu đánh giá 11 Phiếu đánh giá của hđKH cấp trường Sáng kiến kinh nghiệm- năm học Tác giả: Nguyễn thị sang – tổ: khxh& nv Tên sáng kiến: phương pháp dạy học theo cách phân tích đối chiếu trong băn bản: cô bé bán diêm và thuế máu 1. Ưu khuyết điểm 2.Tính khoa học 3. Tính sáng tạo 4.Tính thực tiễn 5.Tính sư phạm Xếp bậc: Phiếu đánh giá của hđKH cấp trường Sáng kiến kinh nghiệm- năm học Tác giả: Nguyễn thị sang – tổ: khxh& nv Tên sáng kiến: phương pháp dạy học theo cách phân tích đối chiếu trong băn bản: cô bé bán diêm và thuế máu 1. Ưu khuyết điểm 2.Tính khoa học 3. Tính sáng tạo 4.Tính thực tiễn 5.Tính sư phạm Xếp bậc:
Tài liệu đính kèm: