Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm phương pháp tìm hiểu văn bản nghị luận và cách làm Văn nghị luận ở lớp 7, lớp 8

Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm phương pháp tìm hiểu văn bản nghị luận và cách làm Văn nghị luận ở lớp 7, lớp 8

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.

I. Lí do chọn đề tài

1. Cơ sở lí luận :

- Tìm hiểu văn bản nghị luận và làm văn nghị luận là một yêu cầu của quá trình dạy học ở trường phổ thông. Yêu cầu đó đặt ra cho quá trình dạy học phải có phương pháp hữu hiệu: Phương pháp bộ môn. Ở đây, phương pháp bộ môn được hiểu là:

 Đưa việc tìm hiểu văn bản nghị luận và việc làm văn nghị luận trở thành một hoạt động mang tính khoa học.

- Tìm hiểu văn bản nghị luận và việc làm văn nghị luận là những công việc mới mẻ, đầy thử thách đối với học sinh THCS (từ HK2 - lớp 7)

 

doc 14 trang Người đăng vultt Lượt xem 629Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm phương pháp tìm hiểu văn bản nghị luận và cách làm Văn nghị luận ở lớp 7, lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
 phương pháp tìm hiểu văn bản nghị luận
 và cách làm văn nghị luận ở lớp 7, lớp 8 
 (Sáng kiến kinh nghiệm đạt giải C, NH 2007 - 2008
 Phòng GD và ĐT Thọ Xuân, Thanh Hóa)
A. Đặt vấn đề.
I. Lí do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận :
- Tìm hiểu văn bản nghị luận và làm văn nghị luận là một yêu cầu của quá trình dạy học ở trường phổ thông. Yêu cầu đó đặt ra cho quá trình dạy học phải có phương pháp hữu hiệu: Phương pháp bộ môn. ở đây, phương pháp bộ môn được hiểu là:
 Đưa việc tìm hiểu văn bản nghị luận và việc làm văn nghị luận trở thành một hoạt động mang tính khoa học.
- Tìm hiểu văn bản nghị luận và việc làm văn nghị luận là những công việc mới mẻ, đầy thử thách đối với học sinh THCS (từ HK2 - lớp 7)
2. Cơ sở thực tiễn:
- Thực trạng dạy học văn nghị luận ở trường phổ thông(từ cấp cơ sở) so với yêu cầu về nội dung và chương trình đang là vấn đề bức xúc cần nghiên cứu, cần giải quyết bằng những biện pháp thiết thực.
- Việc tìm hiểu văn bản nghị luận một cách khoa học, nhất là các văn bản nghị luận gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, giúp cho mọi người (nhất là học sinh) nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn tác dụng lớn lao của thể văn này.
- Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới mà nhiệm vụ then chốt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa. các hoạt động giao tiếp gắn liền với hoạt động tư duy khoa học phát triển đa dạng phong phú, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, các vấn đề văn hóa - xã hội, các vấn đề chính trị, ngoại giao, ... tất cả không ngừng diễn ra, không ngừng thay đổi làm cho chúng ta thấy rõ hơn ý nghĩa thiết thực của các văn bản nghị luận và việc làm văn nghị luận.
- Sáng kiến kinh nghiệm này đã được chúng tôi vận dụng trong việc dạy học văn nghị luận ở lớp 7, lớp 8 và đã đem lại những hiệu quả bước đầu đáng phấn khởi:
+ Các em không còn “choáng ngợp” với văn nghị luận, không rơi vào tâm lí sợ làm văn nghị luận vì nó quá khó. nói một cách khác là trong quá trình dạy học văn nghị luận, học sinh là chủ thể của hoạt động nhận thức.
+ Cụ thể là học sinh chủ động, tích cực và thích học văn nghị luận hơn. điều đó 
được thể hiện rất rõ qua kết quả các bài làm văn. Tỉ lệ bài đạt điểm khá giỏi cao 
hơn .
II. Mục đích:
 Với lí do trên chúng tôi mong được trao đổi với các đồng nghiệp về việc dạy các văn bản nghị luận và cách làm văn nghị luận cho học sinh một cách khoa học.
B. Nội dung:
I. Tìm hiểu văn bản nghị luận.
1. Phạm vi, cấp độ.
- Văn bản nghị luận rất đa dạng, đối tượng tìm hiểu ở đây là một số văn bản nghị luận xã hội ở chương trình ngữ văn lớp 7, lớp 8 .
- Tìm hiểu văn bản nghị luận có nhiều cấp độ. ở đây, xin nêu một số cấp độ khác nhau.
a. Cấp độ cơ bản:
 Đó là việc tìm hiểu văn bản nghị luận theo yêu cầu tối thiểu của việc dạy học văn nghị luận trong nhà trường. Có nghĩa là phải căn cứ vào mục tiêu cần đạt, đề ra ở mỗi văn bản nghị luận cần tìm hiểu trong quá trình “đọc hiểu văn bản” chủ yếu dựa vào hệ thống câu hỏi mà sách giáo khoa đã soạn cùng với các phương tiện hỗ trợ 
Như sách giáo viên, sách học tốt, sách nghiên cứu phê bình,... các đồ dùng dạy học,... để lĩnh hội giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 Cách thức này được sử dụng phổ biến rộng rãi trên tất cả các địa bàn giáo dục.
b. Cấp độ nâng cao:
 trên cơ sở cấp độ cơ bản, việc tìm hiểu văn bản nghị luận tập trung vào một vài mục đích, theo ý định tìm hiểu kĩ hơn, sâu hơn những yếu tố, những đặc điểm những nét đặc sắc, những đóng góp, ý nghĩa và tác dụng của văn bản đối với đời sống. đây là công việc tương đối khó đòi hỏi phải có sự đầu tư nhiều công sức của cả giáo viên và học sinh.
c. Cấp độ “ đồng sáng tạo”
 hiểu một cách khái quát là cơ chế nhận thức phong phú và toàn diện theo nguyên lí: muốn tìm hiểu văn bản nghị luận phải tìm hiểu văn bản đó được sáng tạo ra sao từ phía tác giả. Phương pháp này gắn liền hoạt động nhận thức với những phát hiện và con đường tiếp cận chân lí không chỉ bằng trí tuệ mà bằng cả tâm hồn.
 Phương pháp này không còn là hoạt động mang tính chất “kính nhi viễn chi” mà nó được vận dụng ngày càng phổ biến và có hiệu quả.
2. Cách tìm hiểu:
 Trước một văn bản nghị luận cụ thể, căn cứ vào yêu cầu, mục đích, phương tiện, thời gian, trình độ của thầy và trò để ta có thể tìm hiểu theo từng cấp độ khác nhau.
* Ví dụ: 
 Những khâu chính trong việc tìm hiểu văn bản “Tinh thần yêu nớc của nhân dân ta” (Lớp 7)
a. ở cấp độ cơ bản.
 Đó là việc thực hiện tuần tự các hoạt động có tính định hình gần như một nguyên tắc:
- Thứ nhất: đọc văn bản, tìm hiểu chung.
(Trong khâu đọc văn bản, cần yêu cầu đọc rõ ràng, chính xác, ngắt câu đúng, âm 
lượng vừa phải).
 Trong khâu tìm hiểu chung chỉ cần nêu tên tác giả (vì đã học sơ lược tiểu sử tác giả ở bài trước) liên hệ với những kiến thức về tác giả ở bài trước. Có thể giải thích thêm nếu thấy cần thiết.
- Thứ hai: Tìm hiểu chi tiết, dựa vào hệ thống câu hỏi (sgk)
+ Tìm hiểu vấn đề nghị luận (ch1): nêu ở tên văn bản, câu văn thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”
+ Tìm bố cục, và lập dàn ý theo trình tự lập luận(CH2)
+ Tìm hiểu nghệ thuật chứng minh qua đoạn văn (CH3)
+ Tìm hiểu những hình ảnh so sánh được sử dụng(CH4), nêu tác dụng của nó.
+ Tìm hiểu kết cấu và sự sắp xếp dẫn chứng trong đoạn văn “đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.
+ Nhận xét nghệ thuật lập luận (CH6)
b. Cấp độ nâng cao
- Thứ nhất: Đọc văn bản , tìm hiểu chung.
+ Trong khâu đọc văn bản không chỉ đọc rõ ràng, chính xác mà còn phải đọc diễn cảm. (Một số người cho rằng văn bản nghị luận không cần đọc diễn cảm là không đúng).
+ Trong khâu tìm hiểu chung, cần nhấn mạnh rằng: Đây không phải là một văn bản độc lập mà là một đoạn trích từ “Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 2 vào tháng 2 - 1951. điều đó có nghĩa là đối tưượng mà văn bản hớng tới không phải là tất cả mọi người, mà là đại biểu của Đảng. Mục đích của tác giả là lấy việc chứng minh tinh thần yêu nước để đề ra nhiệm vụ cho Đảng. 
- Thứ hai: Tìm hiểu chi tiết không nhất thiết phải dựa vào hệ thống CH- sgk. Điều này phản ánh cấp độ cao hơn của việc tìm hiểu văn bản. Đó là sự điều chỉnh cho phù hợp giữa nhu cầu, sở thích đọc hiểu văn bản của cá nhân với yêu cầu đọc hiểu văn bản trong nhà trường .
+ Khi tìm hiểu vấn đề nghị luận chúng ta không chỉ xác định bài văn nghị luận về điều gì, vấn đề đó được thâu tóm trong câu văn nào mà cần tích hợp với lí thuyết làm văn nghị luận. Chẳng hạn như luận điểm, luận cứ và phép lập luận thể hiện như thế nào giáo viên cần chỉ rõ.
+ Khi tìm hiểu bố cục: Tiếp tục theo hướng tích hợp trên chúng ta sẽ có câu hỏi: Bài nghị luận thường lập luận theo bố cục 3 phần, văn bản này được trình bày như một bài văn nghị luận. vậy hãy tìm bố cục và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả?
+ Khi tìm hiểu việc chứng minh cho nhận định của tác giả không chỉ làm rõ: tác giả đã chứng minh bằng việc đưa ra những chứng cứ về lòng yêu nước trong lịch sử và hiện tại, sắp xếp theo thời gian và dùng cách liệt kê mà phải tìm hiểu kĩ hơn vì sao tác giả lại chọn những dẫn chứng ấy và chọn cách sắp xếp ấy.
(Bởi các dẫn chứng ấy rất tiêu biểu, cách sắp xếp theo trình tự thời gian phù hợp với tiến trình lịch sử chống ngoại xâm, làm rõ giá trị truyền thống của lòng yêu nước, giá trị của một thứ tài sản vô cùng lâu đời và quý báu được tích lũy, giữ gìn và phát triển không ngừng).
+ Về hình ảnh so sánh: Việc tìm và chỉ ra hai hình ảnh so sánh trong bài không phải học sinh nào cũng chỉ ra được. Nếu tìm hiểu kĩ hơn, sâu hơn ta mới thấy cái hay của hình ảnh so sánh này. Văn nghị luận của Bác thật giản dị bởi tư duy lôgic của Bác trong sáng, nhưng cũng đầy sức thuyết phục bởi được diễn đạt sinh động bằng những hình ảnh chứa chan mĩ cảm. Nếu nói tinh thần yêu nước có một sức mạnh vô địch 
thì không gì hay bằng ví với “ làn sóng mạnh mẽ to lớn”. Tư tưởng lấy dân làm gốc từ thời Nguyễn Trãi “Đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” đã được Bác phát triển trong văn bản này. Bác nói “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của qúy” 
tưởng như chỉ nói đến giá trị quí báu của nó nhưng thật bất ngờ Bác dẫn người nghe đến một nhận thức mới: Tinh thần yêu nước vốn là một sức mạnh vô địch một tài sản vô giá của dân tộc ta nhưng nếu không biết lãnh đạo, tổ chức thì dù có “trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê” cũng chẳng có tác dụng gì, huống hồ “có khi cất giấu kín đáo trong rương trong hòm”. 
 trên cơ sở của cấp độ tìm hiểu cơ bản, ta có thể đưa việc tìm hiểu nâng lên ở cấp độ cao hơn, ở bất cứ chi tiết nào, yếu tố nào. Tất nhiên việc tìm hiểu ấy phải đảm bảo tính hữu ích, tính thiết thực, phù hợp với điều kiện, tính chất, mục đích và yêu cầu.
c. Cấp độ “đồng sáng tạo”.
 Điều kiện không thể thiếu để thực hiện phương pháp tìm hiểu văn bản nghị luận ở cấp độ này là:
 Thứ nhất, người tìm hiểu phải đặt mình vào một trạng thái tâm lí “hòa nhập” với văn bản về phương diện cách thức sáng tạo ra văn bản, cũng có nghĩa gần như “đóng vai” tác giả.
 Thứ hai, để hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu phải đưa học sinh vào không khí tập trung chú ý, sẵn sàng đón nhận, tiếp thu, trao đổi nhưng cũng sẵn sàng tranh luận, phê phán, đánh giá, nhận định, kết luận... có nghĩa là “sống” với tinh thần văn bản. như ý kiến của Giáo sư Phan Trọng Luận là phải tạo ra được một “tâm thế văn học” trong dạy, học văn. Khi đã có tâm thế văn học thì việc tìm hiểu văn bản đã dần dần tiến đến một mức cao hơn của hoạt động nhận thức, vượt lên sự nhận thức bằng 5 giác quan. Nó rút ngắn khoảng cách giữa chủ thể sáng tạo (tác giả) với đối tượng tìm hiểu (văn bản) và chủ thể hoạt động nhận thức (người tìm hiểu). Tác giả không chỉ là cái tên mới lạ hay quen thuộc với những nét cơ bản về tiểu sử và sự nghiệp mà là một con người đang giải bày, đang thuyết trình,... với những cá tính, tài năng, phương pháp riêng. văn bản không chỉ là bài văn, đoạn văn với cái tên (hoặc tác giả đặt hoặc người soạn sách đặt) với xuất xứ, với các phần, với nội dung ý nghĩa và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng mà văn bản còn là một sinh thể có đời sống riêng của nó. Nó có giá trị tất yếu mà tác giả đã “gửi” vào nó, thông qua nó theo quy luật chặt chẽ của quá trình sáng tác. văn bản còn có những giá trị mới được tạo ra từ hoạt động nhận thức tìm hiểu văn bản. Người tìm hiểu văn bản đã tham gia vào hoạt động sáng tạo cùng tác giả.
 Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã đưa ta trở về với khô ...  học sinh, vì thế khi làm văn nghị luận học sinh rất “bí ”. 
 Cách tìm ý phổ biến là biết đặt các câu hỏi (và trả lời câu hỏi) hợp lí, sát với vấn đề, đề tài chứng minh.
 Các dạng câu hỏi thường được sử dụng là:
 Để xác định vấn đề cần chứng minh -> đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì?
 Để xác định loại đề tài, ->Vấn đề chứng minh thuộc đề tài gì?
 Để xác định nội dung cần chứng minh -> Nội dung vấn đề ấy như thế nào ?
 để xác định những biểu hiện của vấn đề -> Các mặt cụ thể là gì?
+ Bước 2: Lập dàn bài (dàn bài khái quát)
 Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh.
 Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
 Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm cần chứng minh.
 Sau đây là ví dụ cụ thể.
Đề bài : 
Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý:
 * Yêu cầu của đề: 
 + Vấn đề cần chứng minh: Bảo vệ môi trường sống.
 + Làm rõ tính đúng đắn của ý kiến: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống.
 * Tìm ý:
 + Tạo sao bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống ? (Vấn đề chứng minh)
 + Lợi ích của việc bảo vệ rừng . (Các mặt cụ thể của vấn đề)
 + Tác hại của việc tàn phá rừng .
 + Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến.
Bước 2: Lập dàn bài chi tiết:
* Mở bài:
+ Bảo vệ rừng là một trong những vấn đề cần thiết, cấp bách hiện nay. (nêu luận điểm)
+ Cuộc sống của chúng ta không thể thiếu sự sống của rừng (Cơ sở cho luận điểm)
* Thân bài:
+ Cuộc sống con người không thể tách rời môi trường tự nhiên. rừng là một trong những môi trường tự nhiên tối cần thiết.
+ Từ thuở sơ khai, rừng gắn bó mật thiết với con người .
+ Rừng là “lá phổi xanh của trái đất” (Trong quá trình quang hợp, cây cỏ đã bổ sung lượng dưỡng khí, nếu không, chỉ trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ không còn dưỡng khí)
+ Rừng ngăn bão lũ, chống xói mòn bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước ngầm.
+ Rừng là nguồn tài nguyên quý giá cung cấp nhiều lâm sản, là ngôi nhà chung duy trì sự sinh tồn và phát triển của các loài động vật.
+ Rừng là cảnh quan tươi đẹp góp phần tô điểm cho bộ mặt cuộc sống.
+ Chúng ta thử hình dung nếu rừng biến mất, cuộc sống có tồn tại không?
+ Hiện nay với nhiều lí do khác nhau, diện tích và chất lượng rừng đang giảm sút nghiêm trọng, làm mất cân bằng sinh thái, hậu quả là thiên tai diễn biến phức tạp ngày càng khó chống .
* Kết bài:
+ Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Đó là một ý kiến mà chúng ta không cần phải bàn cãi.
+ Chúng ta phải tích cực bảo vệ rừng.
b. Cách làm bài văn lập luận giải thích;
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý.
*tìm hiểu đề: 
Khi làm bài văn lập luận giải thích cần chú ý: Nếu vấn đề trong bài văn lập luận chứng minh đã được thừa nhận thì vấn đề trong bài văn lập luận giải thích chưa được biết, hoặc biết nhưng chưa cặn kẽ mọi khía cạnh của vấn đề. Mục đích của việc giải thích là giúp nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, từ đó có thái độ, hành động đúng đắn với cuộc sống.
* Tìm ý:
 Tìm ý trong văn lập luận giải thích có nhiều cách. Tùy theo mức độ, yêu cầu chúng ta có thể chọn và phối hợp: Tìm những câu đồng nghĩa, gần nghĩa, tìm
khái niệm, giải nghĩa từ, ngữ. Hoặc sử dụng cách đặt câu hỏi: Đó là vấn đề gì? Vấn đề đó như thế nào? Nghĩa cụ thể? Nghĩa rộng? ý nghĩa? Giá trị của vấn đề? Hoặc sử dụng các cách giải thích bằng so sánh, đối chiếu, chỉ ra mặt lợi hại, nguyên nhân, hậu quả, chỉ ra những biểu hiện của vấn đề, ...
bước 2: Lập dàn bài.
- Mở bài : Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích 
- Thân bài : lần lượt trình bày các nội dung giải thích, sử dụng các cách giải thích phù hợp.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích.
Bước 3: Viết bài (dựa vào dàn bài)
Bước 4: Đọc và sửa chữa.
 Sau đây là ví dụ cụ thể về hai bước : Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài chi tiết.
Đề bài:
 Hãy giải thích câu tục ngữ:
 “ Cá không ăn muối cá ươn
 Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý.
* Yêu cầu của đề:
+ Vấn đề giải thích: Nhận xét của dân gian (vừa có ý chê trách vừa có ý khuyên răn).
+ Làm rõ nội dung: Con cái “hư” bởi không chịu vâng lời dạy bảo của cha mẹ.
* Tìm ý:
+ Giải thích nghĩa cụ thể, nghĩa rộng, nghĩa sâu xa.
+ Liên hệ với những câu tục ngữ đồng nghĩa.
+ Giá trị của câu tục ngữ.
Bước 2: Lập dàn bài chi tiết.
* Mở bài:
- Tục ngữ ta có nhiều câu đánh giá, ngợi khen những người con hiếu thảo với cha mẹ, nhưng cũng có những câu với hàm ý ngược lại, chẳng hạn :
 “ Cá không ăn muối cá ươn
 Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”.
(giới thiệu vấn đề cần giải thích)
- Câu tục ngữ trên là một nhận xét vừa có ý chê trách, vừa có ý khuyên răn (gợi 
phương hướng giải thích)
* Thân bài:
- Nghĩa cụ thể :
+ “Cá không ăn muối cá ươn”: để bảo quản cá không bị “ươn” người ta phải dùng muối (mặn) để ướp cá. Nếu “cá không ăn muối” (tức là không ngấm, không thấm) thì sẽ bị “ươn” (tức là bị hỏng, bị thối rữa)
+ “ Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”
“cãi” là không vâng lời dạy bảo của cha mẹ (không tiếp thu sự giáo huấn)
“ trăm đường” (cách nói phóng đại để nhấn mạnh tác hại) chỉ mọi mặt, mọi phẩm chất của con người.
“hư”: hỗn láo, không ngoan ngoãn, bất hiếu, mất đạo đức, kém cỏi, sa đọa, ...
- Nghĩa rộng, nghĩa sâu xa:
+ Con cái không chịu vâng lời dạy bảo của cha mẹ sẽ không nên người, mọi mặt đều hư hỏng.
+ Vai trò quan trọng của gia đình trong việc hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống, năng lực của người con.
- Liên hệ những câu tục ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa.
+ Con không cha như nhà không nóc .
+ Con dại cái mang.
- Giá trị của câu tục ngữ:
 Từ thực tế cuộc sống, dân gian đã rút ra nhận xét (có tính triết lí) như một bài học sâu sắc. Câu tục ngữ vừa có ý chê trách vừa có ý khuyên răn người con, con cái phải ngoan ngoãn biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ mới nên người.
* Kết bài: ( Nêu ý nghĩa của vấn đề được giải thích )
+ Bằng sự liên hệ một việc làm cụ thể để nhấn mạnh việc chịu sự giáo dục, tác dụng của việc giáo dục gia đình đối với phẩm chất đạo đức của người con. Đây là một nhận xét sâu sắc.
+ Câu tục ngữ còn có giá trị nhắc nhở đối với các bậc làm cha, làm mẹ phải hết sức quan tâm, chú ý đén việc giáo dục con cái.
+ Liên hệ với sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục và bổn phận của người học sinh. 
2. Cách làm bài văn nghị luận ở lớp 8.
- việc làm văn nghị luận ở lớp 7 là cơ sở cho việc làm văn nghị luận ở lớp 8. Nếu ở lớp 7 học sinh không đáp ứng đợc yêu cầu, không biết làm văn nghị luận một cách khoa học theo hướng dẫn, thì việc làm văn nghị luận ở lớp 8 càng khó khăn. Bởi vì làm văn nghị luận lớp 8 yêu cầu cao hơn, phải biết kết hợp các yếu tố tự sự , miêu tả, biểu cảm.
- ở đây, chúng tôi không nhắc lại việc thực hiện các bước trong quá trình làm bài văn nghị luận như đã nêu ở làm văn nghị luận lớp 7, mà chỉ bổ sung cách kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong những đoạn văn nghị luận.
Ví dụ: sau khi học xong văn bản “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn) học sinh phải thực hiện làm bài tập 1 ở phần luyện tập.
 Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch.
 đây là một bài tập tương đương như một bài văn nghị luận nhỏ.
* Yêu cầu: Học sinh phải trình bày được cảm nhận (suy nghĩ, nhận xét, đánh giá, bình luận...) của mình về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn.
+ Vấn đề nghị luận: lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua bài hịch.
+ Kiểu văn bản: đoạn văn nghị luận kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
* Cách tìm ý:
+ Trần Quốc Tuấn viết bài hịch trong hoàn cảnh nào? trên cương vị nào? để làm gì?
+ việc trực tiếp bày tỏ nôĩ lòng, tâm trạng của vị chủ tướng nói lên điều gì? có ý nghĩa gì?
+ Việc nêu tên các gương trung thần nghĩa sĩ xả thân cứu nước, việc phê phán thái độ và lối sống sai trái của tì tướng, việc khuyên răn bằng những lời lẽ lúc ân cần lúc nghiêm khắc của tác giả đối với tướng lĩnh thể hiện tình cảm gì của tác giả?
* Các ý chính trong đoạn văn:
+ Trần Quốc Tuấn, tác giả của bài hịch này là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc ta ở thời nhà Trần. ông đợc vua Trần nhân tông giao cho chức Tiết chế thống lĩnh các đạo quân trong cuộc kháng chiến chống quân mông - Nguyên (lần thứ 2 và lần thứ 3), cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang.
+ trước cuộc kháng chiến lần thứ 2, Trần Quốc Tuấn đã viết bài “hịch tướng sĩ” nhằm thuyết phục và răn dạy các tướng lĩnh phải lo lắng đến vận mệnh đất nước. Ra sức học tập binh thư, huấn luyện võ nghệ sẵn sàng quyết chiến và quyết thắng quân xâm lược.
 (Trình bày ý thứ nhất bằng phương thức tự sự)
+ Qua bài hịch, hình ảnh Trần Quốc Tuấn hiện lên thật cao cả với một tấm lòng yêu nước thiết tha nồng nàn, lòng căm thù giặc sục sôi, nguyện xả thân để giữ gìn đất 
nước. 
(Nhận xét kết hợp với miêu tả) 
+ để tạo sự gần gũi và nêu gương yêu nước, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ nỗi lòng chân thành của mình qua những câu văn chứa chan cảm xúc: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”. Với một nhiệt tình cứu nước cháy bỏng đến 
như thế thử hỏi làm sao không thuyết phục được các tướng lĩnh của mình.
(Trình bày ý thứ 2 kết hợp yếu tố biểu cảm)
+ đối với Trần quốc tuấn yêu nước phải gắn liền với cứu nước. Vì thế, bằng nhiều cách thuyết phục khác nhau, ông muốn tướng lĩnh phải tỉnh táo trước tình hình đất 
nước; phải biết noi gương các trung thần nghĩa sĩ xả thân cứu nước, phải biết suy ngẫm về những thái độ, việc làm, lối sống ích kỉ của mình trong lúc vận nước nguy nan; Phải biết nghe lời dạy bảo, học tập binh thư, huấn luyện quân sĩ, trau dồi võ nghệ sẵn sàng lập công bảo vệ chủ quyền đất nước.
 Như vậy, lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn gắn liền với tinh thần dân tộc, gắn liền với hành động cứu nước. Một biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước thời nhà Trần.
(Trình bày ý thứ 3 - đánh giá, bình luận)
C. Kết luận
- sáng kiến kinh nghiệm này đã được đúc kết, tích lũy trong quá trình giảng dạy và tự bồi dưỡng với mong muốn góp phần đẩy mạnh việc đổi mới việc tìm hiểu văn bản nghị luận và làm văn nghị luận ở lớp 7, lớp 8. Đồng thời giúp các em học sinh biết làm văn nghị luận tốt hơn.
- tuy đã rất cố gắng để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm của mình, nhưng chắc còn những chỗ cần được chỉnh sửa, bổ sung. rất mong các đồng nghiệp nhiệt tình góp ý.
 Phòng GD và ĐT Thọ Xuân (Thanh Hóa) 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN vanNL78doc.doc