Đề tài Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học chương I phần I sách giáo khoa lịch sử lớp 11 ( cơ bản ) ở trường trung học phổ thông

Đề tài Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học chương I phần I sách giáo khoa lịch sử lớp 11 ( cơ bản ) ở trường trung học phổ thông

 Bộ môn phương pháp dạy học lịch sử, là một trong những bộ môn được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm và chú trọng, trong quá trình đổi mới, cải cách giáo dục.

 Bộ môn phương pháp dạy học lịch sử, không chỉ cung cấp cho các em học sinh những kiến thức lịch sử của dân tộc, của thế giới mà còn giúp các em mở rộng tầm hiểu biết của mình. Hơn thế nữa môn lịch sử còn giúp các em trong việc hình thành nhân cách đạo đức của một công dân có ích cho xã hội. Do đó Đảng và nhà nước ta xác định : Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu . Chính vì tầm quan trọng của nó nên từ Đại hội VI của Đảng cũng đã xác định : Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo,

 

doc 17 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học chương I phần I sách giáo khoa lịch sử lớp 11 ( cơ bản ) ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyen de
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Bộ môn phương pháp dạy học lịch sử, là một trong những bộ môn được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm và chú trọng, trong quá trình đổi mới, cải cách giáo dục.
 Bộ môn phương pháp dạy học lịch sử, không chỉ cung cấp cho các em học sinh những kiến thức lịch sử của dân tộc, của thế giới mà còn giúp các em mở rộng tầm hiểu biết của mình. Hơn thế nữa môn lịch sử còn giúp các em trong việc hình thành nhân cách đạo đức của một công dân có ích cho xã hội. Do đó Đảng và nhà nước ta xác định : Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu . Chính vì tầm quan trọng của nó nên từ Đại hội VI của Đảng cũng đã xác định : Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều , rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Luật giáo dục cũng quy định : “ phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm ; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. ” [ 4 tr 23 ] . 
 Từ năm 2004 – 2005 Bộ giáo dục đã đổi mới Sách Giáo Khoa ( SGK ) lịch sử trung học phổ thông, SGK mới có những hình ảnh minh họa, có hệ thống câu hỏi ở mỗi mục đòi hỏi giáo viên ( GV ) phải có những phương pháp phù hợp, đặc biệt phải thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan ( ĐDTQ ) trong dạy học một cách thích hợp nhất . 
 Trong chương I phần I sách giáo khoa lịch sử lớp 11 ( cơ bản ) gồm 5 bài trong đó bài nào cũng có nhiều tranh, ảnh, lược đồ để minh họa . Nếu GV không sử dụng hoặc sử dụng không đúng phương pháp thì sẽ không khai thác và truyền đạt hết kiến thức cho học sinh. Đặc biệt muốn khai trác tranh, ảnh, lược đồ trong các bài trên có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải thiết kế, sử dụng đồ dùng và tự làm đồ dùng dạy học để minh họa. Đổi mới nội dung, phương pháp và cả hình thức tổ chức DH, là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi nhà trường, mỗi GV. Tuy SGK mới có nhiều thay đổi nhưng người GV vẫn khó có thể thay đổi tư tưởng dạy một chiều, điều này làm nảy sinh mâu thuẫn giữa chất lượng đào tạo với yêu cầu thực tại của xã hội đòi hỏi mỗi GV phải có những biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học. Song trên thực tế nhiều nơi việc đổi mới này chưa được GV quan tâm đúng mức, chỉ mang tính hình thức đối phó, chưa đạt hiệu quả cao, do GV chưa nắm chắc về lí thuyết cũng như thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học còn hạn chế, nguyên nhân một phần từ phía GV một phần vì cơ sở vật chất kĩ thuật còn nhiều thiếu thốn . 
 Để khắc phục tình trạng trên yêu cầu người GV phải có những biện pháp và việc làm cụ thể để đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Là GV dạy bộ môn lịch sử lâu năm chúng tôi rất trăn trở và muốn đóng góp phần nào vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay. Phần nào cung cấp, hỗ trợ cho GV về lí thuyết, cách thức thiết kề, làm và sử dụng ĐDDH trong dạy học lịch sử ở các bài trong phần I chương I SGK lịch sử 11 cho nên chúng tôi chọn đề tài : “ Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học chương I phần I sách giáo khoa lịch sử lớp 11 ( cơ bản ) ở trường trung học phổ thông.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 
 Chương trình SGK mới hiện nay có rất nhiều phương tiện trực quan được đưa vào trong bài học song những công trình nghiên cứu cụ thể để khai thác có hiệu quả các phương tiện giúp GV trong DH cũng như HS khi tiếp nhận tri thức lại rất hạn chế. Mà chỉ có những công trinh nghiên cứu và bài viết mang tính lí luận như : “Phương pháp dạy học lịch sử”tập hai của Phan Ngọc Liên ; “ tổ chức dạy học lịch sử” của Phan Ngọc Liên ; “Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông” của Phan Ngọc Liên, “Hệ thống thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử ở THPT” của Kiều Thế Hưng; “Phương tiện dạy họcc”của Tô Xuân Giáp; “Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học” và “ một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện đại ” của Thái Duy Tuyên vvv.
 Các công trình nghiên cứu và bài viết nói trên chủ yếu trình bày lí luận, quan niệm, nhận thức sự cần thiết về sử dụng ( ĐDTQ) trong DH lịch sử ở trường phổ thông. Các công trình nghiên cứu và bài viết trên cũng đã giúp chúng tôi xác định được nguyên tắc chung, con đường và biện pháp sư phạm. Tuy nhiên đó lại là những vấn đề còn chung chung .
 Còn vấn đề đi sâu nghiên cứu từng bài cụ thể thì còn hạn chế, đặc biệt là việc thiết kế và sử dụng ĐDTQ trong DH lịch sử chương I, phần I, SGK lịch sử lớp 11( cơ bản ) lại chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, đi sâu vào nội dung cụ thể của từng bài , vì vậy nhiệm vụ của chúng tôi là cần phải đi sâu nghiên cứu, thực nghiệm việc thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong từng bài ở chương I, phần I, sách giáo khoa lịch sử lớp 11 ( cơ bản ) ” để thấy được tính khả thi cũng như tác dụng của ĐDDH ở các bài cụ thể này nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
3.1 Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “ thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử chương I, phần I, sách giáo khoa lịch sử lớp 11 ( cơ bản ) ” để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
3.2 Phạm vi nghiên cứu 
 Với đối tượng nghiên cứu nói trên, đề tài tập trung nghiên cứu sâu vào việc “ thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử chương I, phần I , sách giáo khoa lịch sử lớp 11 ( cơ bản ) ” chứ không chuyên sâu về lí luận đồ dùng trực quan. Phạm vi thực nghiệm đề tài trong trường THPT huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh.
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu quy trình thiết kế và sử dụng ĐDTQ nhằm giúp GV có cơ sở và phương pháp thích hợp khi tiến hành các tiết dạy trên lớp, đồng thời qua đó củng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Tổ chức kiểm tra và đánh giá HS thông qua các tiết học trên lớp có sử dụng ĐDTQ trong chương I, phần I, SGK lịch sử lớp 11( cơ bản ) đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp DH .
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 
 Điều tra xã hội học để phát hiện thực tiễn giáo dục phổ thông về việc thiết kế và sử dụng ĐDTQ trong DH lịch sử .
 Phân tích cấu trúc nội dung chương I, phần I, SGK lịch sử lớp 11 (cơ bản ) 
 Thiết kế ĐDTQ nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho HS .
 Xác định yêu cầu chung và biện pháp cụ thể để thiết kế và sử dụng ĐDTQ cho GV và HS .
 Thực nghiệm sư phạm trường THPT trong tỉnh Trà Vinh nhằm kiểm nghiệm đề tài .
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Vận dụng quan điểm của phương pháp luận sử học mácxít - lêninnít.
 Nghiên cứu cơ sở lí luận về thiết kế và sử dụng ĐDTQ.
 Gặp gỡ và trao đổi với những GV giỏi, có kinh nghiệm lâu năm về thiết kế cũng như sử dụng đồ dùng dạy học ở trường phổ thông đặc biệt là những GV giảng dạy môn lịch sử ở khối 11. 
 Điều tra xã hội học .
 Tiến hành thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng ĐDTQ khi DH lịch sử chương I, phần I, SGK lịch sử lớp 11 ( chương trình cơ bản ) .
7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
 Nếu thiết kế và sử dụng ĐDTQ phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong DH chương I, phần I, sách giáo khoa lịch sử lớp 11 ( chương trình cơ bản ) phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng DH lịch sử, đáp ứng yêu cầu và mục đích đào tạo .
8. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN 
 Thiết kế và sử dụng ĐDTQ nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS trong DH chương I, phần I, SGK lịch sử lớp 11 ( chương trình cơ bản ).
 Làm tư liệu nghiên cứu và học tập cho đồng nghiệp tham khảo và vận dụng vào giảng dạy, góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục, lấy HS làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS .
9. CẤU TẠO CỦA KHÓA LUẬN
 Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 3 chương :
 Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng ĐDTQ trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông .
 Chương 2. Những nội dung lịch sử trong chương I, phần I, sách giáo khoa lịch sử lớp 11 ( chương trình cơ bản ) cần triệt để khai thác, sử dụng ĐDTQ .
 Chương 3. Thiết kế và sử dụng các loại ĐDTQ để dạy chương I, phần I, sách giáo khoa lịch sử lớp 11 ( chương trình cơ bản ) qua từng bài cụ thể.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
1.1 PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
 1.1.1 Khái niệm
 Đồ dùng dạy học là phương tiện, thiết bị được GV sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của HS, còn đối với HS đó là nguồn tri thức, là các phương tiện giúp HS lĩnh hội các khái niệm, định luật vv hình thành ở họ các kĩ năng kĩ xảo, đảm bảo việc giáo dục, phục vụ mục đích DH và giáo dục .
 ĐDTQ là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết cho GV và HS tổ chức và tiến hành hợp lí, có hiệu quả quá trình giáo dưỡng và giáo dục ở các môn học, cấp học .
 Như vậy có thể hiểu : ĐDTQ là hệ thống đối tượng vật chất và tất cả phương tiện kĩ thuật được GV và HS sử dụng trong quá trình DH.
 Để HS tiếp nhận kiến thức đạt kết quả cao thì cần phải thông qua quá trình nghe, nhìn, thực hành . Muốn có được điều đó ĐDTQ giúp cho quá trình nhận thức của HS là cực kì quan trọng . Qúa trình DH là quá trình nhận thức ở mức độ cao, vì vậy ĐDTQ là không thể thiếu trong quá trình DH.
 1.1.2 Vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử
 Do đặc điểm của việc học tập lịch sử không trực tiếp quan sát các sự kiện nên phương pháp trực quan có ý nghĩa rất quan trọng . Có nhiều loại ĐDTQ khác nhau, cách sử dụng và hiệu quả củng khác nhau, song đều có tác dụng nâng cao chất lượng DH lịch sử . Như vậy ĐDTQ là một trong những yếu tố tham gia vào quá trình cung cấp kiến thức cho HS, giúp HS tăng khả năng quan sát, trí tưởng tượng, óc tư duy sáng tạo. ĐDTQ giúp HS nhớ kĩ hiểu sâu những tri thức lịch sử. Hình ảnh mà HS lưu giữ trong trí não khi xem xét những hiện vật trực quan sẽ khó phai mờ trong tâm trí của HS. Trong quá trình DH, người dạy đưa ra những đồ dùng trực quan cùng với hệ thống câu hỏi khéo léo dẫn dắt, định hướng cho HS đi đến hiểu biết, phát hiện ra những nhận thức mới .
 Ví dụ : Khi dạy bài 3 mục 1 – Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược ( lịch sử 11 ), GV treo bức tranh các nước đế quốc xâu xé “ cái bánh ngọt” Trung Quốc lên bảng . GV hướng dẫn HS quan sát bức tranh và giới thiệu đôi nét về quá trình các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc . Sau khi giới thiệu xong GV đặt câu hỏi để hỏi HS:
 - Vì sao không một đế quốc nào có thể một mình độc chiếm Trung Quốc ?
 - Kể tên những nhân vật trong hình ?
 - Sau khi HS trả lời GV nhận xét, phân tích và rút ra kết lu ...  trung thực, cần cù
 Ngoài ra ĐDTQ còn hình thành và bồi dưỡng cho HS những quan điểm và cảm xúc thẩm mĩ. Khi cho HS nhìn vào những bức tranh về công cụ lao động, công trình kiến trúc, lược đồ về các trận đánh lịch sử, qua đó GV sẽ hình thành lòng yêu quý lao động, tự hào về sự sáng tạo của ông cha ta để lại cho mai sau những công trình kiến trúc và tinh thần dân tộc trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâmvvv
 Với tất cả ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và phát triển nêu trên, đồ ĐDTQ góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho HS . Nó là chiếc “cầu nối ” giữa quá khứ và hiện tại.
 Do đó, việc sử dụng các loại ĐDTQ trong DH lịch sử ở trường phổ thông là một điều kiện không thể thiếu được . GV cần chuẩn bị chu đáo về việc nắm vững nội dung các loại ĐDTQ , chế tạo ( những loại ĐDTQ cần thiết, không có ) và nhất là biết sử dụng ĐDTQ có hiệu quả .
 1.3 CÁC LOẠI ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
 Do yêu cầu của việc giảng dạy hiện nay là ĐDTQ được dùng nhiều trong các tiết dạy, đặc biệt là môn lịch sử . Trong khi đó còn có một số GV lại chưa hiểu hết các loại ĐDTQ và cách sử dụng chúng sao cho phù hợp. Vì vậy phân loại ĐDTQ củng là rất cần thiết nhằm giúp GV hiểu và sử dụng tốt ĐDTQ vào giảng dạy. Hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau về phân loại ĐDTQ . 
 Một số nhà nghiên cứu phương pháp dạy học lịch sử chia ĐDTQ thành 3 nhóm : a-Hiện vật ( các di vật của một nền văn hóa còn lưu lại ) ; b-Đồ dùng tạo hình ( tranh ảnh, phim nhựa, phim đèn chiếu, video, đồ phục chế ... ) c- Đồ dùng quy ước ( bản đồ, sơ đồ, đồ thị, niên biểu), Có người lại chia làm 6 loại : a- Hiện vật quá khứ; b- Đồ dùng tạo hình và minh họa có tính chất tư liệu ( ảnh, phim, tài liệu ); c- Đồ dùng tạo hình nghệ thuật( tranh lịch sử, phim truyện, chân dung nghệ thuật ); d-Biếm họa ; e- Bản đồ; g- Sơ đồ, biểu đồ, đồ thị Củng có ý kiến chia trong dạy học lịch sử ra thành các loại : a- hiện vật ; b- loại hình khối( mô hình, sa bàn.. ) ; c- loại ĐDTQ quy ước ; d- loại tranh ảnh [ 6 tr 64 ]
 Dù có những quan niệm khác nhau trong việc phân loại ĐDTQ , song về cơ bản chúng ta có thể chia chúng thành 3 nhóm lớn thường được sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông :
1.3.1 Nhóm thứ nhất : ĐDTQ hiện vật bao gồm những di tích lịch sử , những di vật khảo cổ và di vật thuộc thời đại lịch sử .
 ĐDTQ hiện vật là một loại tài liệu gốc có giá trị, có ý nghĩa to lớn về mặt nhận thức. Thông qua việc tiếp xúc với những di tích hay những dấu vết còn lại bằng chứng hiển nhiên về sự tồn tại thực của mỗi thời kì lịch sử, HS sẽ có những hình ảnh cụ thể, chân thực quá khứ và từ đó có tư duy lịch sử đúng đắn .
 Tuy nhiên việc sử dụng ĐDTQ bằng hiện vật lịch sử còn bị hạn chế, do nó không có sẵn trong trường, mà được gìn giữ ở các nhà bảo tang hoặc nơi di tích; nó không còn được nguyên vẹn, bị hủy hoại theo thời gian. Điều quan trọng hơn là việc nhận thức hiện vật lịch sử không đơn giản. Nó đã tách khỏi hiện thực lịch sử của thời đại nảy sinh, nó chỉ là “ dấu vết ” của quá khứ chứ không phải toàn bộ quá khứ. Vì vậy khi nghiên cứu hiện vật lịch sử, HS phải phát huy trí tưởng tượng tái tạo tư duy lịch sử để hình dung đúng đời sống hiện thực của quá khứ, với tất cả sự vận động và biểu hiện muôn màu, muôn vẽ của nó, nhưng ngày nay không còn tồn tại nữa.
 Trong những điều kiện thuận lợi GV nên tổ chức giảng dạy trong các viện bảo tàng ở trung ương, địa phương, hay ở ngay các địa điểm diễn ra sự kiện lịch sử để có thể sử dụng có kết quả ĐDTQ hiện vật [ 6 tr 65 ]
 1.3.2 Nhóm thứ hai : ĐDTQ tạo hình, bao gồm các loại phục chế, mô hình, sa bàn, tranh ảnh lịch sử Nó có khả năng khôi phục lại hình ảnh của những con người, đồ vật, biến cố, sự kiện lịch sử một cách cụ thể, sinh động và khá xác thực. ĐDTQ tạo hình trong trường phổ thông gồm nhiều loại :
 1.3.2.1 Mô hình, sa bàn, các loại đồ phục chế khác : Là ĐDTQ tạo hình vừa có tính nghệ thuật, vừa có tính khoa học trong một mức độ nhất định, GV hướng dân HS làm, mô hình, sa bàn, đồ phục chế . Qua đó rèn luyện cho HS thói quen lao động , làm phong phú kiến thức lịch sử, việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm được cụ thể, sinh động và sâu sắc .
 1.3.2.2 Hình ảnh và hình vẽ lịch sử : Là ĐDTQ tạo hình có khả năng cung cấp cho HS hình ảnh tương đối hoàn chỉnh và chân thực về quá khứ có giá trị như một tư liệu lịch sử.
 Ví dụ : Bức tranh các nước đế quốc xâu xé “ cái bánh ngọt” Trung Quốc được sử dụng dạy mục 1 – Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược. Hay bức chân dung Thiên Hoàng Minh Trị( 1852 – 1912 ) được sử dụng để giảng dạy mục I- Cuộc duy tân Minh Trị trong bài Nhật Bản ( lịch sử 11 ).
1.3.2.3 Phim học tập lấy chủ đề về lịch sử có phần hư cấu sáng tạo của tác giả. Hiện nay nguồn tài liệu này ít được sử dụng trong các trường phổ thông vì điều kiện trang thiết bị máy móc còn hạn chế, việc sử dụng cũng bị hạn chế, nên nó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ĐDTQ trong DH lịc sử .
1.3.3 Nhóm thứ ba : ĐDTQ quy ước bao gồm các loại bản đồ lịch sử, lược đồ, đồ thị, sơ đồ, niên biểu loại ĐDTQ này tạo cho HS những hình ảnh tượng trưng, khi phản ánh những mặt chất lượng và số lượng của quá trình lịch sử, đặc trưng khuynh hướng phát triển của hiện tượng kinh tế, chính trị - xã hội của đời sống. Nó không chỉ là phương tiện để cụ thể hóa sự kiện lịch sử mà còn là cơ sở để hình thành khái niệm cho HS [ 6 tr 66 ].
 Ví dụ : Lược đồ sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX được sử dụng khi dạy mục 3 bài Nhật Bản ( lịch sử 11 ).Thông qua lược đồ GV giới thiệu cùng với hệ thống câu hỏi cho HS trả lời nhằm làm rõ sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản cũng như đặc điểm của Nhật Bản lúc này .
1.3.3.1 Bản đồ lịch sử nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và không gian nhất định . Đồng thời bản đồ lịch sử còn giúp HS suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả , về tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố, ghi nhớ những kiến thức đã học [ 6 tr 67 ]
 Về hình thức, bản đồ lịch sử không cần có nhiều chi tiết về điều kiện thiên nhiên ( khoáng sản , sông núi .. ) mà cần có những kí hiệu về biên giới các quốc gia, sự phân bố dân cư, thành phố, các vùng kinh tế, địa điểm xảy ra những biến cố quan trọng ( các cuộc khởi nghĩa , chiến dịch  ) Các minh họa trên bản đồ phải đẹp, chính xác rõ ràng .
 Về nội dung bản đồ có thể chia làm hai loại chính : 
 Bản đồ tổng hợp phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của một nước hay nhiều nước có liên quan ở một thời kì nhất định, trong những điều kiện tự nhiên nhất định ( đặc biệt là biên giới các quốc gia vào thời điểm diễn ra sự kiện )
 Ví dụ : Bản đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX , được sử dụng trong mục 1 bài các nước Đông Nam Á ( cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX )
 Bản đồ chuyên đề nhằm diễn tả những sự kiện riêng rẽ hay một mặt của quá trình lịch sử, như diễn biến một trận đánh, sự phát triển kinh tế của một nước trong một giai đoạn lịch sử.
 Ví dụ : Bản đồ Nhật Bản , được sử dụng trong mục 1 Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 bài Nhật Bản
 Trong thực tiễn dạy học lịch sử cần kết hợp cả hai loại bản đồ nêu trên khi trình bày một sự kiện. Việc sử dụng bản đồ trong DH là điều kiện cần thiết, không thể thiếu được trong điều kiện nước ta hiện nay, đem lại nhiều kết quả về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. 
1.3.3.2 Niên biểu : Là hệ thống các sự kiện quan trọng theo thứ tự thời gian, đồng thời nêu mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một thời kì .
 Về đại thể có thể chia niên biểu ra thành mấy loại chính sau :
 Niên biểu tổng hợp : Là bản liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong một thời gian dài. Loại niên biểu này giúp HS không những ghi nhớ những sự kiện, mà còn nắm được các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng .
 Ví dụ : Niên biểu thống kê các cuộc đấu tranh của nhân dân In-đô-nê-xi-a chống thực dân Hà Lan trong thế kỉ XIX .
 Niên biểu chuyên đề : Đi sâu trình bày nội dung một vấn đề quan trọng nổi bật nào đấy của một thời kì lịch sử nhất định, nhờ đó mà HS hiểu được bản chất của sự kiện một cách toàn diện đầy đủ .
 Ví dụ : niên biểu “ Các giai đoạn chính trong cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII ”giúp HS thấy rõ hướng phát triển đi lên của cách mạng, vai trò của quần chúng nhân dân và sự ngã dần về phía phản cách mạng của giai cấp tư sản.
 Niên biểu so sánh : Dùng để đối chiếu so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử, nhằm làm nổi bật bản chất, đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc để rút ra một kết luận khái quát có tính chất nguyên lí. 
 Ví dụ : Niên biểu so sánh phong trào đấu tranh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX được sử dụng khi dạy mục 2 Khu vực Mĩ La-tinh trong bài 5 châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh.
1.3.3.3 Đồ thị : Dùng để diễn tả quá trình phát triển, sự vận động của một sự kiện lịch sử, trên cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài học. Đồ thị có thể biểu diễn bằng một mũi tên để minh họa sự vận động đi lên sự phát triển của một hiện tượng lịch sử , hoặc được biểu diễn trên các trục hoành ( ghi thời gian ) và trục tung ( ghi sự kiện ) .
1.3.3.4 Sơ đồ : nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những hình học đơn giản , diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội , một chế độ chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử 
1.3.3.5 Hình vẽ bằng phấn đen trên bảng : Minh họa ngay những sự kiện đang được trình bày miệng và không cần sử dụng một loại ĐDTQ nào khác . Sử dụng loại phương tiện trực quan này đòi hỏi không chỉ cần có trình độ chuyên môn sâu mà cả nghệ thuật dạy học của GV trong việc xử lí “ viên phấn và bảng đen ”.
1.3.3.6 Các phương tiện kĩ thuật khác trong dạy học : 
 Ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển việc áp dụng các phương tiện kĩ thuật vào DH lịch sử ngày càng tăng .Nói đến phương tiện kĩ thuật giáo dục là nói đến trước hết các phương tiện dùng trong giảng dạy như kênh hình, phim ảnh máy ghi âm, máy phóng thanh Trong DH lịch sử các phương tiện kĩ thuật thường được sử dụng ( ngày nay nhiều trường phổ thông Việt Nam đã có điều kiện và khả năng sử dụng ) là màn ảnh nhỏ, ( ti vi, đèn chiếu .. ) ra điô, máy ghi âm Những phương tiện này cần có trong DH lịch sử , song không thể nào thay thế cho ĐDTQ đã có, càng không thể thay thế vai trò của GV trên lớp . Vì vậy vấn đề đặt ra là phối hợp như thế nào các ĐDTQ vốn có và các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong giờ học lịch sử và vai trò của GV sẽ như thế nào trong việc tổ chức DH có hiệu quả. Dĩ nhiên trong khuôn khổ một giờ học không thể sử dụng mọi loại trực quan mà cần phải lựa chọn và biết cách sử dụng tùy theo tình hình cụ thể và đặc điểm của từng lớp học .

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de.doc