ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời mở đầu:
Trong quá trình đổi mới giáo dục cấp THCS nói chung và môn Ngữ văn nói riêng, mục tiêu, nội dung giáo dục đã được đổi mới, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội đang phát triển. Người thầy đã và đang vận dụng những phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh học tốt và yêu thích môn Ngữ văn. Gần đây nhất, năm học 2010- 2011, giáo viên được tiếp thu các chuyên đề: Đổi mới kiểm tra đánh giá; Dạy học bám chuẩn kiến thức- kĩ năng; Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực; Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống là những định hướng để người dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Đặt vấn đề I. Lời mở đầu: Trong quá trình đổi mới giáo dục cấp THCS nói chung và môn Ngữ văn nói riêng, mục tiêu, nội dung giáo dục đã được đổi mới, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội đang phát triển. Người thầy đã và đang vận dụng những phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh học tốt và yêu thích môn Ngữ văn. Gần đây nhất, năm học 2010- 2011, giáo viên được tiếp thu các chuyên đề: Đổi mới kiểm tra đánh giá; Dạy học bám chuẩn kiến thức- kĩ năng; Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực; Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống là những định hướng để người dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong nhà trường, dạy học là hoạt động trọng tâm để giáo viên thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện sứ mệnh “ trồng người”. Hoạt động dạy học chỉ đạt hiệu quả cao khi người dạy tạo lập được môi trường sư phạm lành mạnh, không khí giờ học thân thiện, phát huy vai trò tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Do đó, cách tổ chức các hoạt động dạy học được coi là nhân tố mới, là con đường để kích thích, điều khiển các em lĩnh hội kiến thức hiệu quả nhất. Hiện nay, các nhà cách tân đã nâng cao vị trí của môn Tiếng Việt ở trường THCS, phân môn có số tiết tương đương với giờ Văn. Mục đích của phân môn yêu cầu một cách toàn diện: Nâng cao ý thức gìn giữ sự giàu đẹp của Tiếng Việt; xây dựng hứng thú và thái độ nghiêm túc trong học tập; có ý thức và biết cách ứng xử, giao tiếp trong trường học và ngoài xã hội Nhiệm vụ của phân môn lại đặt trọng tâm là rèn cho các em kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và khả năng thực hành. Vì vậy, để giáo viên giảng dạy một tiết Tiếng Việt không phải là khó nhưng cần chính xác, bài bản. Trước những yêu cầu cấp thiết như trên, không ít thầy cô luôn trăn trở, tìm tòi sáng tạo, đổi mới cách dạy cho từng giờ học tiếng Việt sao cho có hiệu quả và được các học sinh yêu thích, say mê, hứng thú học như các môn học khác. Đặc biệt, người thầy phải tìm ra được con đường hướng dẫn, điều khiển các em học tập thật sôi nổi, hiệu quả thì không hề đơn giản. Tuy nhiên, khi trực tiếp giảng dạy những đơn vị bài học trong chương trình SGK Ngữ văn do Bộ giáo dục qui định, người dạy gặp không ít khó khăn để tìm ra cách tổ chức giờ học đạt hiệu quả. Chọn đề tài “ Tổ chức các hoạt động dạy học giờ Tiếng Việt có hiệu quả cho học sinh lớp 6. ” tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ hiểu biết và công sức của mình để gây hứng thú học tập ở học sinh, tiến tới nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường THCS. II. Thực trạng của vấn đề: Thực trạng: Từ thực tế giảng dạy của bản thân và dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy một số vấn đề còn tồn tại như sau: *Về phía người dạy: Thứ nhất: ở các tiết Tiếng Việt, giáo viên thường tiến hành các hoạt động một cách dập khuôn: Kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố, dặn dò. Cách kiểm tra bài cũ ở 5 phút đầu giờ liên tục như vậy, đôi khi gây sự căng thẳng cho học sinh, chưa tạo được tâm thế chủ động, sự khám phá kiến thức cho các em. Thứ hai: Thông thường giáo viên nghĩ: học sinh THCS còn ngoan, dễ bảo, nói gì nghe nấy nên cứ dạy theo các câu hỏi SGK và tiến hành làm xong bài tập là được, tổ chức giờ Tiếng Việt chủ yếu là vấn đáp. Cách nghĩ, cách dạy như vậy khiến các tiết học nặng nề, nhàm chán. Thứ ba: Nhiều giáo viên nghĩ: Dạy Tiếng Việt dễ hơn dạy Văn và Tập làm văn nên chưa thật sự đầu tư cho bài dạy. Thứ tư: Hiện nay, các trường THCS đã có phương tiện dạy học hiện đại phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin. Song thiết bị còn hạn chế, lắp đặt còn cồng kềnh, chưa thuận lợi để mỗi giáo niên áp dụng cho tất cả các giờ dạy Tiếng Việt. *Về phía người học: Trước hết, học sinh lớp 6 vừa thay đổi cấp học, phương pháp học. Các em chưa quen với việc học nhiều môn với mức độ kiến thức khó hơn. Học sinh chuẩn bị bài ở nhà chủ yếu là các tiết văn bản hoặc giờ ôn tập, luyên tập. Giờ Tiếng Việt các em chuẩn bị sơ sài, đối phó. Thứ 2: Do điều kiện kinh tế xã hội phát triển, do sức ép của gia đình nên một bộ phận học sinh chưa thật sự quan tâm đến môn học xã hội, đặc biệt là môn Ngữ văn. Các em quan tâm đến việc học tiếng Anh hơn học tiếng Việt. Thứ ba: Học sinh THCS không còn hứng thú học tập với giờ Tiếng Việt như ở tiểu học vì khả năng ghi nhớ kiến thức, vận dụng để làm bài tập còn yếu. Bên gạnh đó, các em có thể làm tốt bài tập nhận diện còn những bài tập vận dụng, thực hành sáng tạo còn rất non yếu. Thứ tư: Trong thực tế, học sinh giao tiếp, ứng xử còn vụng về, hạn chế. Đó chính là kĩ năng sống của các em ở trong và ngoài trường học chưa được chú ý đúng mức. Kết quả của thực trạng: Qua khảo sát giờ học Tiếng Việt của 2 lớp 6A, 6B trường THCS Vân Du ở đầu học kì I năm học 2011- 2012, tôi thu được kết quả như sau: Mức độ Không thích học Thích học Say mê học Lớp SL TL SL TL SL TL 6A( 26hs) 21 80,8% 4 15,4% 1 3,8% 6B ( 34hs) 16 47,1% 10 29,4% 8 23,5% Giải quyết vấn đề I.Các giải pháp thực hiện: 1. Đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra bài cũ để kích thích tư duy của học sinh. 2. Vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học đặc trưng bộ môn 3. Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 4. Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh. II. Các biện pháp tổ chức thực hiện. 1. Đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra bài cũ để kích thích tư duy của học sinh. Thông thường, kiểm tra bài cũ là hoạt động bắt buộc và quen thuộc đối với tất cả giáo viên khi lên lớp. Phần lớn giáo viên đều quan niệm và thực hiện cứ hỏi kiến thức cũ, nhận xét, ghi điểm là xong. Tuy nhiên, để đáp ứng những mục tiêu mới của giáo dục, việc đổi mới kiểm tra đánh giá cũng phải theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh nhằm phát triển trí thông minh, khuyến khích khả năng vận dụng của các em. Trước yêu cầu phải đổi mới kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng giáo dục, tôi mạnh dạn áp dụng các nội dung, hình thức kiểm tra bài cũ như sau: Kiểm tra bài cũ ở 5 phút đầu giờ: 1.1.1 Kiểm tra kiến thức cũ và kiến thức liên quan bài mới. Ngoài kiểm tra kiến thức vừa học, với những bài mới là những kiến thức đã quen thuộc hoặc học sinh đã được tiếp cận ở Tiểu học, tôi kiểm tra cả nội dung liên quan đến bài học mới để kích thích tư duy, sáng tạo cho học sinh. Ví dụ ở tiết 91:Nhân hoá. Tôi đã kiểm tra bài cũ ở học sinh như sau: Giáo viên chiếu đoạn văn: “ Cái anh chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.” ( Bài học đường đời đầu tiên- Tô Hoài) Sau khi gọi một học sinh đọc đoạn văn, tôi nêu yêu cầu: ? Tìm phép so sánh, kiểu so sánh trong đoạn văn trên? ? Dựa vào kiến thức về nhân hoá đã học ở Tiểu học, tìm phép nhân hoá? Tôi gọi 2 học sinh lên bảng làm, sau đó cho bạn nhận xét, đánh giá. Như vậy các em đã tìm ra phép nhân hoá, giáo viên dễ dàng dẫn dắt vào bài mới. 1.1.2 Tăng cường kiểm tra thực hành. Tôi tăng cường kiểm tra việc vận dụng lí thuyết của học sinh vào thực tế, nhằm hạn chế được phương pháp học vẹt. Đó là, giáo viên cho một số học sinh vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập trên bảng. Trong thời gian đó, tôi kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh hoặc hỏi những câu hỏi ngắn về lí thuyết để các đối tượng làm việc được nhiều hơn giảm sự căng thẳng cho người lên bảng, tạo sự gần gũi, thân thiện giữa giáo viên, học sinh trong lớp học. Ví dụ ở tiết 26: Chữa lỗi dùng từ ( Tiếp theo) Tôi yêu cầu 2 học sinh vận dụng kiến thức đã học về lỗi dùng từ, gọi 3 học sinh lên bảng phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các trường hợp sau: a.Cảnh ngày mùa ở quê em đẹp như một bức tranh quê. b. Chị Lan ngồi dậy cho dễ dàng. c. Thầy giáo đã truyền tụng cho chúng em rất nhiều kiến thức. Thời gian các em làm trên bảng, tôi xuống lớp kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của một số học sinh để tạo không khí gần gũi, thân thiện. Hay ở tiết 86: So sánh ( tiếp theo) Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng, - 1 em tìm phép so sánh trong bài: Vượt thác( Võ Quảng). - 1 em tìm phép so sánh trong bài: Bức tranh của em gái tôi( Tạ Duy Anh) Thời gian học sinh làm trên bảng, tôi có thể đi xuống lớp gọi học sinh nhắc lại khái niệm so sánh là gì? Nêu tác dụng của so sánh? Dựa vào lí thuyết vừa trả lời, tôi cho học sinh nhận xét bài làm của bạn, đánh giá bài làm, cho điểm bạn. 1.2 Thực hiện linh hoạt trong tiết dạy bài mới. Tôi có thể kiểm tra bài cũ vào bất cứ thời điểm nào khi lên lớp nhằm phục vụ cho việc khám phá giờ học mới. 1.2.1 Vận dụng kiểm tra bài cũ khi khai thác nội dung bài học. Ví dụ ở tiết 52: Số từ và lượng từ. Bài học trước đó là Kiểm tra Tiếng Việt, Viết bài Tập làn văn số 3 nên giáo viên không kiểm tra bài cũ ở 5 phút đầu giờ, mà khi tìm hiểu phần I. Số từ Giáo viên đưa ví dụ SGK trên máy chiếu, yêu cầu học sinh đọc. Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “ Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.” ( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. ( Thánh Gióng) Tôi hỏi: Các từ in đậm trong ví dụ bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Giáo viên ghi nhanh các từ học sinh tìm được lên bảng nháp: hai chàng một trăm ván cơm nếp một trăm nệp bánh chưng chín ngà chín cựa chín hồng mao một đôi Hùng Vương thứ sáu Lúc này tôi kiểm tra bài cũ bằng cách sẽ hỏi: Những từ gạch chân thuộc từ loại gì mà các em đã học? Nếu học sinh trả lời đúng là danh từ, tôi tiếp tục hỏi: Vì sao em cho đó là danh từ? Như vậy các em được kiểm tra kiến thức về danh từ. Hoặc ở tiết 66: Ôn tập tiếng Việt, giáo viên có thể kiểm tra bài cũ học sinh ở mục 5. Từ loại và cụm từ. Đó là yêu cầu học sinh tìm cụm danh từ, cụm tính từ trong văn bản: Thầy bói xem voi. Giáo viên tổ chức cho học sinh thi viết trên bảng về các cụm danh từ, cụm tính từ. Qua hoạt động này, các em vừa được củng cố kiến thức, được thực hành và được rèn kĩ năng ‘viết tích cực’’ 1.2.2. Kiểm tra kiến thức đã học từ lâu có liên quan đến bài mới. Ngoài kiểm tra bài cũ vừa học ở tiết trước, tôi còn kiểm tra kiến thức cũ, thậm chí kiến thức đã học từ rất lâu để phục vụ cho việc tìm hiểu bài mới. Việc làm này buộc các em tự học, nắm vững kiến thức về mặt bản chất. Ví dụ ở tiết 106: Các thành phần chính của câu Khi tìm hiểu phần I. Phân biệt ... thuật mảnh ghép. Ví dụ ở tiết 91: Nhân hoá, tôi chọn nội dung có thể thảo luận nhóm là bài tập 4 SGK. Tôi đưa bài tập lên máy chiếu, phân lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 ý a, b, c, d. Tôi yêu cầu 4 em học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Giao việc cho mỗi nhóm. Giáo viên phát cho mỗi bàn một phiếu học tập, thư kí một tờ giấy toky, sau 3 phút chuyển đến thư kí để tổng hợp kết quả chính xác nhất của cả tổ. Hết thời gian 5 phút, các nhóm dán kết quả lên các góc lớp để tạo kĩ thuật phòng tranh. Lúc này, tôi yêu cầu nhóm trưởng trình bày kết quả của nhóm mình, đối chiếu với kết quả của từng bàn, thành viên khác nhận xét. Lúc này, giáo viên cũng có thể chuẩn xác kiến thức trên máy chiếu để học sinh đối chiếu kết quả. Cứ lần lượt như vậy, số học sinh trong lớp được rèn kĩ năng nói nhiều hơn, kết quả thảo luận cũng tương đối chính xác. 3.2. Tạo không khí sôi nổi, thân thiện trong giờ học bằng các tình huống. Theo đặc trưng của PPDH tích cực là dạy học phải tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập sủa học sinh. Đó là trong quá trình tổ chức các hoạt động, giáo viên phải lấy hoạt động học làm trung tâm. Người thầy phải đầu tư công sức để khi lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, dẫn dắt, trọng tài các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Có thể nói : Đây là cách tổ chức cho lớp học ồn ào hơn, nhưng là sự ồn ào hiệu quả, đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Ngoài ra, cách tổ chức dạy học như trên là đang thực hiện cuộc vận động : ‘Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’’. Chính vì thế, tôi đã thiết kế, tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập giờ Tiếng Việt bằng các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học. Ví dụ ở tiết 44: Cụm danh từ. Sau khi tìm hiểu xong phần II. Cấu tạo của cụm danh từ, tôi đã thay đổi không khí giờ học bằng cách mời một học sinh hát bài: Một con vịt Sau khi học sinh hát xong, cô giáo cảm ơn bạn đã mang lại niềm vui cho cả lớp, yêu cầu cả lớp vỗ tay. Lúc này giáo viên có thể yêu cầu 2 học sinh đại diện cho 2 tổ lên bảng tìm cụm danh từ trong bài hát. Học sinh đã tìm được các cụm danh từ sau: Một con vịt. Hai cái cánh. Tôi lại tiếp tục các em lên bảng phân tích cấu tạo của các cụm danh từ trên. Như vậy các em đã được rèn luyện kĩ năng viết, được thực hành , vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn Hoặc ví dụ ở tiết 91: Nhân hoá. Sau khi tìm hiểu xong phần II. Các kiểu nhân hoá, tôi đã thay đổi không khí giờ học bằng cách mời một học sinh hát đoạn đầu trong bài: Con chim vành khuyên nhỏ Có con chim vành khuyên nhỏ. Dáng trông thật ngoan ngoãn quá. Gọi dạ. Bảo vâng. Bé mới ngoan nhất nhà Chim gặp bác Chào Mào, chào : bác ! Chim gặp cô Sơn Ca chào cô ! Chim anh Chích Choè chào anh ! Chim gặp chị Sáo Nâu chào chị ! Sau khi học sinh hát xong, cô giáo cảm ơn bạn đã mang lại niềm vui cho cả lớp, yêu cầu cả lớp vỗ tay. Lúc này giáo viên có thể nói : trong lời bài hát vừa rồi của tác giả Hoàng Vân, cô nghe có các từ: Bác Chào Mào, cô Sơn Ca, anh Chích Choè, chị Sáo Nâu. ? Theo các em, tác giả đã sử dụng kiểu nhân hoá nào trong 3 kiểu nhân hoá mà chúng ta vừa học ? Và các em đã chỉ ra được kiểu nhân hoá: Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật. Giáo viên có thể kết luận: Đây chính là kiểu nhân hoá thứ nhất, hai kiểu nhân hoá còn lại các em về nhà tìm thêm. Giáo viên tiếp tục chuyển sang phần luyện tập. Để tạo không khí sôi nổi và kích thích được tư duy ở các em, tôi còn sử dụng hình thức lật tranh để củng cố kiến thức. Sau mỗi mảnh ghép ở bức tranh là một câu hỏi liên quan đến kiến thức đã học. Sau khi lật hết các mảnh ghép là bức tranh. Tôi cố gắng chọn các bức tranh có nội dung phù hợp để các em quan sát và đặt câu, viết đoạn văn. Ví dụ ở tiết 91 : Nhân hoá Sau khi hướng dẫn học sinh làm xong các bài tập 1,3,4 SGK tại lớp, tôi hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập 2. Tôi tổ chức trò chơi lật tranh. Giáo viên đưa bức tranh gồm 5 mảnh ghép lên máy chiếu, lần lượt cho học sinh lật từng bức tranh. Tôi đã cho các em củng cố kiến thức về: Phó từ. Nhân vật chính của truyện Buổi học cuối cùng. Nhận diện phép so sánh. Xác định kiểu so sánh. Kĩ năng cần thiết để viết văn miêu tả ? ( kĩ năng quan sát) Sau khi lật được 5 mảnh ghép, các em đã có bức tranh về thiên nhiên. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và viết đoạn văn ( khoảng 5-7 dòng) có sử dụng phép nhân hoá. Tổ chức trò chơi lật tranh hiệu quả đã làm không khí giờ học sôi nổi, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Thông qua trò chơi này, các em còn được củng cố kiến thức đã học ở tiết trước và viết đoạn văn miêu tả đảm bảo yêu cầu về hình thức, nội dung miêu tả bức tranh sinh động, sử dụng phép nhân hoá giàu sức biểu cảm. 3. Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh. Với đặc trưng là một môn học về KHXH và nhân văn, cùng với nhiệm vụ là tiếp nhận văn bản, thực hành các kiểu văn bản là việc hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt. Giáo dục kĩ năng sống cũng nhằm rèn cho học sinh 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Vì vậy, khả năng giáo dục kĩ năng sống trong giờ Tiếng Việt cho học sinh lớp 6 là rất cần thiết. Tôi đã thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Tiếng Việt như sau: Trước hết, giáo viên cần chọn các kĩ năng sống phù hợp cho giờ Tiếng Việt. Tôi quan tâm đến các kĩ năng sống sau đây: - Kĩ năng giao tiếp : giáo dục cho các em biết lắng nghe, biết phản hồi thông tin, biết cách trình bày, ứng xử giao tiếp tự tin. - Kĩ năng tư duy sáng tạo: Giáo dục cho các em biết tìm kiếm và xử lí thông tin. Cho các em bình luận, phân tích, đối chiếu kết quả. - Kĩ năng hợp tác: Giáo dục cho học sinh biết cách tham gia, thảo luận cùng nhóm bạn. - Kĩ năng ra quyết định: Biết giải quyết vấn đề, biết chọn vấn đề phù hợp trước các tình huống. - Kĩ năng tự nhận thức: Giáo dục học sinh lòng tự tin, tự trọng, tự xác định giá trị của Tiếng Việt. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin: Giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình. Khi thiết kế bài dạy, giáo viên chọn nội dung giáo dục kĩ năng sống và phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong bài dạy. Khi tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp, giáo viên sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh thực hành trải nghiệm KNS trong quá trình học tập. Với cách tổ chức lồng ghép, tích hợp như vậy, giờ học Tiếng Việt sẽ không nặng nề, quá tải mà trở nên nhẹ nhàng, thiết thực, bổ ích hơn cho học sinh. Ví dụ ở tiết 26 : Chữa lỗi dùng từ( tiếp theo) Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng Các KNS được giáo dục Nội dung tích hợp trong bài dạy Kĩ thuật động não. - Kĩ năng giao tiếp. - Kĩ năng ra quyết định. + Suy nghĩ, nhận diện lỗi dùng từ không đúng nghĩa. + Tìm từ ngữ phù hợp thay thế. Dữ liệu : SGK trang 75 + Chia sẻ ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đúng nghĩa. Kĩ thuật bản đồ tư duy. - Kĩ năng tư duy sáng tạo. - Kĩ năng hợp tác. + Tìm các lỗi dùng từ thường gặp. + Chỉ ra nguyên nhân, cách chữa lỗi. Hoặc ở tiết 91 : Nhân hoá Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng Các KNS được giáo dục Nội dung tích hợp trong bài dạy - Kĩ thuật trình bày 1 phút. - Phương pháp đóng vai. Kĩ thuật viết tích cực. - Kĩ năng tư duy sáng tạo. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin. - Thực hành sử dụng phép nhân hoá theo những tình huống cụ thể. Ví dụ : Đối với lớp 6B ( Lớp chọn) a. Đóng vai mình là con gà trống nói về ý nghĩa của mình. b. Tưởng tượng mình là chiếc bút bi đang chuẩn bị viết một bài văn hay. c. Đóng vai mình là cây bàng, nói về cảm nghĩ của mình khi mùa xuân đến. * Đối với lớp thường. - Thực hành đặt câu có sử dụng phép nhân hoá. Sự vật được nhân hoá là : Cây cối, đồ vật, loài vật... - Kĩ thuật bản đồ tư duy. - Kĩ năng giải quyết vấn đề. - Kĩ năng hợp tác - Trình bày khái niệm, tác dụng của nhân hoá, chỉ ra các kiểu nhân hoá. c.Kết luận. I. Kết quả đạt được : Sau khi nghiên cứu và áp dụng vào quá trình tổ chức các hoạt động dạy học giờ Tiếng Việt cho học sinh lớp 6 trường THCS Vân Du, tôi thấy tổ chức hoạt động dạy học tốt đã đem lại những hiệu quả thiết thực như sau : Làm cho giờ học Tiếng Việt trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, các em chủ động tiếp thu kiến thức và có hứng thú học tập cao. Các em học tốt hơn, nhiều em thích và say mê giờ Tiếng Việt, dùng từ, đặt câu chuẩn hơn. Nhiều em có khả năng sáng tạo trong bài kiểm tra. Học sinh lớp 6 được rèn các kĩ năng sống cơ bản, nhiều em tự tin, mạnh dạnbày tỏ ý kiến của mình, biết chia sẻ kinh nghiệm dùng từ, đặt câu. ở trên lớp, giáo viên lao động trở nên nhẹ nhàng hơn. Điều đó cho thấy, giáo viên đầu tư chính đáng cho việc tổ chức các hoạt động dạy học giờ Tiếng Việt cho học sinh lớp 6 là việc làm đúng đắn, phù hợp. Qua điều tra, khảo sát hứng thú học tập giờ Tiếng Việt ở giữa học kì II, năm học 2011- 2012 của khối 6 trường THCS Vân Du, tôi thu được kết quả như sau : Mức độ Không thích học Thích học Say mê học Lớp SL TL SL TL SL TL 6A( 26hs) 3 11,5% 17 65,4% 6 23,1% 6B ( 34hs) 1 2,9% 12 35,3% 21 61,8% II. Bài học kinh nghiệm. Để tổ chức những giờ học Tiếng Việt thực sự có hiệu quả, học sinh có hứng thú học tập đòi hỏi rất nhiều công sức cũng như sự sáng tạo, linh hoạt của người dạy. Qua thực tế, tôi rút ra một số bài học như sau: 1. Giáo viên phải nghiên cứu bài thật kĩ, lập kế hoạch dạy học, đầu tư cho việc thiết kế bài dạy. Căn cứ vào đối tượng học sinh và lượng kiến thức của từng bài để định hướng các hoạt động dạy học, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại phù hợp, hiệu quả. 2. Khi tổ chức các hoạt động trên lớp, giáo viên phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo, tạo tình huống học tập để kích thích tư duy của học sinh. Sau mỗi tiết dạy có thể rút kinh nghiệm cho giờ dạy tiếp theo. 3. Chú trọng dạy học đúng đặc trưng bộ môn, sử dụng các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực. Tích hợp rèn các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và các kĩ năng sống cho học sinh. Giáo viên cần cho học sinh được làm việc nhiều, nói nhiều hơn, viết nhiều hơn. 4. Linh hoạt trong khâu kiểm tra bài cũ để không tạo không khí thoải mái cho giờ học. Động viên khuyến khích học sinh để các em cảm thấy thích học giờ Tiếng việt, yêu tiếng mẹ đẻ. Những vấn đề tôi vừa trình bày trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ rút ra từ thực tế giảng dạy của bản thân. Tôi rất mong các bạn đồng nghiệp tham khảo, góp ý để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Vân Du ngày 30 tháng 3 năm 2012 Người viết Phạm Thị Hồng Thái
Tài liệu đính kèm: