Đề tài Ứng dụng cộng nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học và soạn giáo án điện tử ở trường trung học cơ sở

Đề tài Ứng dụng cộng nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học và soạn giáo án điện tử ở trường trung học cơ sở

Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy học là một chủ trương lớn của Bộ GD&ĐT nhằm nhanh chóng khắc phục lối giáo dục truyền thụ một chiều, thụ động để rèn luyện tư duy sáng tạo, năng động cho người học. Để phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học, công nghệ thông tin (CNTT) đã từng bước được đưa vào các ngành học cấp học và đã thu được những kết quả nhất định. Một trong những công cụ phương tiện thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đó là công nghệ thông tin và các phần mềm dạy học. Trong nhiệm vụ năm học 2005-2006, Bộ GD&ĐT đã nhấn mạnh : “Đẩy mạnh những ứng dụng công nghệ thông tin trong GD - ĐT ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học, theo hướng sử dụng CNTT như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”.

Trong thực tế, CNTT và các phần mềm dạy học đóng vai trò hết sức to lớn đối với việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thể hiện qua những điểm sau:

1. Công nghệ thông tin - phần mềm dạy học thể hiện rõ đổi mới PPDH.

2. Công nghệ thông tin - phần mềm dạy học là phương tiện hiện đại phục vụ đắc lực trong quá trình dạy học.

 

doc 2 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Ứng dụng cộng nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học và soạn giáo án điện tử ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng dụng cộng nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học
và soạn giáo án điện tử ở trường trung học cơ sở
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy học là một chủ trương lớn của Bộ GD&ĐT nhằm nhanh chóng khắc phục lối giáo dục truyền thụ một chiều, thụ động để rèn luyện tư duy sáng tạo, năng động cho người học. Để phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học, công nghệ thông tin (CNTT) đã từng bước được đưa vào các ngành học cấp học và đã thu được những kết quả nhất định. Một trong những công cụ phương tiện thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đó là công nghệ thông tin và các phần mềm dạy học. Trong nhiệm vụ năm học 2005-2006, Bộ GD&ĐT đã nhấn mạnh : “Đẩy mạnh những ứng dụng công nghệ thông tin trong GD - ĐT ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học, theo hướng sử dụng CNTT như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”.
Trong thực tế, CNTT và các phần mềm dạy học đóng vai trò hết sức to lớn đối với việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thể hiện qua những điểm sau:
Công nghệ thông tin - phần mềm dạy học thể hiện rõ đổi mới PPDH.
Công nghệ thông tin - phần mềm dạy học là phương tiện hiện đại phục vụ đắc lực trong quá trình dạy học.
	Trong bài viết này tôi chỉ làm rõ những ứng dụng của CNTT đặc biệt là các phần mềm dạy học vào việc đổi mới phương pháp và vận dụng vào quá trình soạn và dạy bằng giáo án điện tử ở trường THCS.
1. Công nghệ thông tin - phần mềm dạy học thể hiện rõ việc đổi mới PPDH.
Việc đổi mới PPDH ở trường THCS là tích cực hoá hoạt động của học sinh khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh, điều đó được biểu hiện cụ thể như sau:
- Thay vì tiếp thu tri thức qua bài giảng của thầy giáo, học sinh có thể hình thành kiến thức bằng hoạt động học tập trong môi trường của các phần mềm dạy học trên máy tính điện tử qua tất cả các cơ quan thính giác, thị giác được phát huy hoạt động tối đa, do vậy khả năng tập trung và lĩnh hội những kiến thức sẽ tốt hơn.
- Trong môi trường các phần mềm dạy học, giáo viên đề ra được nhiều hoạt động giúp học sinh tìm tòi khám phá và tự hình thành kiến thức mới thông qua hoạt động của bản thân, từ đó HS có niềm tin và hứng thú trong học tập.
- Thông qua các phần mềm dạy học rèn luyện kỹ năng thực hành và củng cố kiến thức đã học một cách đầy đủ hệ thống thông qua các dạng bài tập được xây dựng trên Violet, Power point, Plas, có hình ảnh âm thanh sinh động đẹp mắt giúp học sinh tập trung và gải quyết vấn đề nhanh hơn. Qua hoạt động này sự kiểm tra kết quả của máy tính làm cho các em cố gắng hơn, tự giác hơn trong khâu nắm chắc kiến thức kỹ năng để gải quyết vấn đề.
- Qua các phần mềm dạy học cho phép học sinh phát triển tư duy tốt hơn thông qua hoạt động quan sát, mô tả, phân tích, dự đoán bằng các hình ảnh có sự chính xác cao và hình ảnh chỉ có thể trên máy tính mới có.
 	- Qua các phần mềm dạy học cho phép học sinh có tính độc lập chủ động, sáng tạo hơn trong học tập, có khả năng tự kiểm tra đánh giá bản thân nhanh chóng chính xác giúp điều chỉnh ý thức học tập và rèn luyện bản thân tốt hơn.
2. ứng dụng CNTT - phân mềm dạy học như phương tiện dạy học.
Với tất cả các tính năng cuả CNTT và phần mềm dạy học thì việc truyền thụ kiến thức bây giờ không còn đơn thuần là bảng đen phấn trắng nữa mà thường sử dụng CNTT - phần mềm dạy học và nó đang thành một trào lưu mạnh mẽ, có quy mô quốc tế và là một xu hướng của giáo dục thế giới. Nó tạo ra sự chính xác trong hình vẽ, trực quan và sinh động hơn. Học sinh vận dụng tối đa các cơ quan vào việc nhận thức. Biểu thị hay mô tả những vấn đề có tính trừu tượng, không nhìn thấy trong thực tế như: Sự chuyển động của các hành tinh, quĩ tích của các điểm,, chuyển động của các electron, hình ảnh và những giọt nước mắt của người dân khi vào viếng lăng Bác tạo cho bài học trở lên gần gũi và thực tế hơn. 
Mặt khác, sự truy cập nhanh, lưu giữ nhiều vấn đề liên quan giúp cho giáo viên cung cấp một cách rõ ràng và đầy đủ hơn những thông tin về bài học. Thông qua các hình ảnh âm thanh trong bài học, trong bài tập sẽ giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. Việc sử dụng các phần mềm dạy học làm tăng khối lượng kiến thức mà giáo viên muốn học sinh lĩnh hội cũng như những kỹ năng cần thực hành kỹ hơn.
Trên đây là một phần rất nhỏ trong vai trò của CNTT - phần mềm dạy học. Việc vận dụng hiệu quả những tính năng này vào một giờ lên lớp và soạn giáo án điện tử ở trường THCS có thể đúc kết thành một qui trình cụ thể để thiết kế bài giảng điện tử như sau:
Bước1: Tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy. 
Đây là công việc cần làm đầu tiên và quan trọng của người GV dù là soạn giáo án trên giấy hay trên các phần mềm. Điều này càng quan trọng đối với việc soạn giáo án trên máy tính bởi nắm chắc ý đồ của tác giả và đối tượng học sinh mà giáo viên phát huy hết tính năng của các phần mềm dạy học mà bình thường việc soạn giáo án trên giấy không thể thực hiện được.
Ví dụ: Trong bài Viếng lăng Bác cần đoạn băng hình những giọt nước mắt của người dân khi vào viếng lăng Bác, hình ảnh nhà bác học và những công trình vĩ đại .
Chuẩn bị những phương án khác nhau trong quá trinh phân tích hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức mới. Có thể bóc tách vấn đề ra thành những phần đơn lẻ. 
Lựa chọn nội dung, kiến thức, kĩ năng cần đạt được qua tiết dạy. Thu thập những tài liệu có liên quan đến nội dung bài dạy nhằm bổ sung mở rộng kiến thức, phù hợp với trình độ nhận thức của HS.
Bước2: Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng và thể hiện kịch bản trên máy.
Đây là bước rất quan trọng trong việc thiết kế bài giảng điện tử. Khi thực hiện bước này đòi hỏi người GV phải hình dung được toàn bộ nội dung và các hoạt động sư phạm trên lớp của tiết dạy để xá định được phần nào của bài cần sự hỗ trợ của máy vi tính và sử dụng phần mềm nào để trình chiếu nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Các nội dung lí thuyết, nội dung bài tập, kiến thức, kĩ năng cần chú ý, các đoạn băng hình hoặc âm thanh đi kèm phải được chuẩn bị một cách chính xác, sinh động, hấp dẫn và đặc biệt là phải thể hiện được tiến trình bài dạy. 
Bước 3: Xem xét điều chỉnh và thể hiện thử (dạy thử). 
Chạy thử (từng phần hoặc tất cả các Side) để điều chỉnh các sai sót về kĩ thuật trên máy tính. Dạy thử trước HS hoặc GV để điều chỉnh về nội dung hay hình thức trước khi dạy chính thức. Để làm công đoạn này, phải hiểu rõ và phối hợp linh hoạt thiết kế giáo án đã xây dựng. Hiểu được các cách và công đoạn trình chiếu thể hiện nội dung bài giảng. Kết hợp với việc sử dụng phương tiện dạy học khác như bảng, phấn  một cách phù hợp. Nâng cao hiệu quả bài giảng. 
Hiểu những ưu nhược điểm của phương tiện dạy học đang sử dụng như sự ổn định trong thiết bị (điện, máy móc và cả sự thu hút thái quá của những hình ảnh âm thanh với một số học sinh khi theo dõi bài giảng). 
* Tóm lại để có một giáo án điện tử giờ dạy đạt chất lượng cao thì quá trình soạn giảng phải có sự đầu tư về công sức, trí tuệ. Hiểu sâu nội dung và ý nghĩa của bài dạy, lựa chọn phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh. Sử dụng hợp lý khoa học các phần mềm để thiết kế bài giảng một cách sinh động, rõ ràng hấp dẫn, tạo sức thu hút cho HS trong quá trình học tập . 
3. Những điểm cần chú ý khi soạn giảng có ứng dụng CNTT và phần mềm dạy học: 
- Phải hiểu rõ được chức năng của các phần mềm khi sử dụng. 
- Hiểu rõ được nội dung bài giảng, sưu tầm những tài liệu, băng hình, âm thanh. Phát huy hết chức năng của các phần mềm. Tạo cho học sinh có cảm giác đang xem một cuốn phim hấp dẫn. Hình thành phương thức học tập mới, một ý thức tự giác tích cực cho mỗi học sinh.
- Vận dụng phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường, với đối tượng học sinh.
- Phối hợp chặt chẽ, linh hoạt các phương pháp dạy học.
4. Việc soạn giảng bằng giáo án điện tử ở trường THCS Xuân Lâm - Thuận Thành: 
	Từ năm học 2004-2005, các GV dạy Tin học của trường đã chủ động tiếp cận tự nghiên cứu tìm hiểu và soạn giáo án điện tử. Năm học 2005-2006 trường đã mở chuyên đề ứng dụng CNTT trong soạn giáo án điện tử và yêu cầu các GV Tin học soạn và dạy nhiều tiết bằng giáo án điện tử. Đồng chí Hiệu trưởng đã trực tiếp tổ chức chuyên đề, soạn và dạy mẫu một giáo án điện tử cho toàn bộ GV của trường dự. Hiện tại trường có hai đồng chí trong BGH và 5 GV đã soạn và dạy được giáo án điện tử. Trường có phòng máy nối mạng và được sử dụng truy cập thông tin thường xuyên. Trường đã sử dụng CNTT vào các công việc sau: quản lí hồ sơ CBGV, quản lí hồ sơ HS, làm phổ cập, tính điểm xếp loại cho HS lớp 9, xếp TKB, phân công chuyên môn, quản lí tài sản nhà trường, quản lý ngân sách kế toán, quản lí danh mục sách thư viện, quản lý ĐDDH.
5. Kết luận: 
Việc ứng dụng CNTT - phần mềm dạy học đã và đang thay đổi nội dung, PPDH, cách kiểm tra đánh giá HS  theo hướng thiết thực hơn, phù hợp và chính xác hơn, đào tạo ra những con người có năng lực và phẩm chất tốt hơn.
Việc ứng dụng CNTT - phần mềm dạy học dần đào tạo ra một thế hệ học sinh có tính tích cực, tự giác, trách nhiệm với bản thân và xã hội, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về trí tuệ con người của xã hội. 
Việc ứng dụng CNTT - phần mềm dạy học hiện nay đã thể hiện sự đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy và học bắt kịp xu thế phát triển của nền giáo dục thế giới.
 Nguyễn Đình Triển

Tài liệu đính kèm:

  • docbai ca hoa tri.doc