Đề tài Vấn đề dạy ca dao, dân ca trong chương trình Ngữ văn 7

Đề tài Vấn đề dạy ca dao, dân ca trong chương trình Ngữ văn 7

 Ca dao là thể loại thơ ca dân gian truyền thống kết hợp lời và nhạc diễn tả nội tâm con người. Ca dao là lời thơ của dân ca.

Chức năng của ca dao là diễn tả nội tâm, bộc lộ tâm tư tình cảm của người lao động. Vì thế ca dao có giá trị biểu cảm cao và phù hợp với nhiều lứa tuổi.

Ca dao được chia ra nhiều chủ đề khác nhau: Ca dao về tình yêu quê hương, đất nước con người; tình cảm gia đình; những câu hát về tình yêu lứa đôi Tình cảm của ca dao thường nhẹ nhàng, kín đáo nhưng mặn mà, đôi lúc cũng rất nồng nàn mãnh liệt. Ca dao phản ánh đời sống xã hội, châm biếm đả kích các thói hư, tật xấu nhẹ nhàng mà sâu sắc, chua cay.

 

doc 22 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2368Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Vấn đề dạy ca dao, dân ca trong chương trình Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM NHÀ TRƯỜNG.
- Tác dụng của SKKN:	
- Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học:	
- Hiệu quả:	
- Xếp loại:	
	Thái Trị, ngày tháng năm 2008
	CT.HĐKHGD
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM PHÒNG GD.
- Tác dụng của SKKN:	
- Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học:	
- Hiệu quả:	
- Xếp loại:	
	Vĩnh Hưng, ngày tháng năm 2008
	CT.HĐKHGD
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.Đặt vấn đề:
 Ca dao là thể loại thơ ca dân gian truyền thống kết hợp lời và nhạc diễn tả nội tâm con người. Ca dao là lời thơ của dân ca.
Chức năng của ca dao là diễn tả nội tâm, bộc lộ tâm tư tình cảm của người lao động. Vì thế ca dao có giá trị biểu cảm cao và phù hợp với nhiều lứa tuổi.
Ca dao được chia ra nhiều chủ đề khác nhau: Ca dao về tình yêu quê hương, đất nước con người; tình cảm gia đình; những câu hát về tình yêu lứa đôi Tình cảm của ca dao thường nhẹ nhàng, kín đáo nhưng mặn mà, đôi lúc cũng rất nồng nàn mãnh liệt. Ca dao phản ánh đời sống xã hội, châm biếm đả kích các thói hư, tật xấu nhẹ nhàng mà sâu sắc, chua cay. 
Tất cả đều chứa đựng tình cảm nồng nàn, sâu sắc và có giá trị giáo dục cao. Đặc biệt là những lời ru, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của trẻ thơ:
Ngay từ thuở lọt lòngï, nằm trên chiếc nôi tre, đứa trẻ đã được nghe những câu hò, điệu hát êm đềm, tha thiết của mẹ, bà, chị... Chính những lời hát ấy đã phần nào giúp cho trẻ hiểu được công ơn dưỡng dục của cha mẹ, tình cảm gia đình, lòng tự hào và yêu quê hương , đất nước.
“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm múm lưỡi lừa cá xương”.
“Chị em như chuối nhiều tàu,
Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nặng lời”.
Lời ru đã gieo trồng, vun đắp cho các em nhân cách cao đẹp. Nhận thức về cội nguồn, phân biệt tốt – xấu. Những tưởng những lời ru ấy chỉ đơn giản là đưa trẻ con vào giấc ngủ, nhưng thực ra nó lại có tác dụng vô cùng lớn lao cho sự hình thành và phát triển tình cảm con người. Tất cả những nhân cách tốt đẹp ấy đều được giáo dục một cách toàn diện qua lời ca mượt mà ngọt ngào, tinh thần đoàn kết, tình yêu tha thiết với quê hương, làng xóm; nghĩa tình đằm thắm với gia đình, anh em, dòng họ :
“Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
Con đi mẹ dắt con đi
Con thi trường học, mẹ thi trường đời”
“Con ong làm mật yêu hoa,
Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời
Con người muốn sống con ơi.
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em
Một ngôi sao chẳng sáng đêm,
Một bông lúa chín chẳng nên mùa vàng. 
Một người đâu phải nhân gian
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi!”
Xuân Diệu từng nhận xét “Ca dao là thơ của vạn nhà”; hoặc khi nghiên cứu về ca dao, tiến sĩ Phan Văn Tường đã nhận xét: “Ca dao là nơi con người gửi gắm, kí thác tâm hồn trước những thăng trầm của thế sự và cuộc đời” Phan Văn Tường - Bước đầu tìm hiểu về Văn học ở Long An - NXB Văn Nghệ năm 2007 – Trang 22
 Môn Ngữ văn là môn học nền tảng giúp người học tiếp xúc với vẻ đẹp kì diệu, phong phú của văn hoá nhân loại được kết tinh trong các tác phẩm.Văn học giúp con người bồi dưỡng tâm hồn và nâng cao nhận thức đối với thế giới, giáo dục phát triển tính nhân văn. Văn chương giúp chúng ta thư giãn hằng ngày và còn đưa con người hướng tới Chân – Thiện – Mĩ.
Ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi bao la những cánh đồng thơm ngát, vườn cây trĩu quả. Nơi khi chiều tà từng đàn cò trắng bay lả, bay la đón ánh hoàng hôn. Nơi có những người nông dân một nắng hai sương nhưng rất đỗi nhân hậu hiền từ. Nơi đó văng vẳng mãi tiếng ầu ơ ru hời giữa buổi trưa hè êm ả. Nơi ấy đã kết tinh thành nhiều làn điệu dân ca. Ca dao dân ca kết tinh vẻ đẹp tâm hồn của con người. 
Nhưng thực tế đáng buồn khi tiếng nói tâm hồn da diết sâu lắng ấy đang dần bị lãng quên. Tiếng ru à ơi nghe bồi hồi tha thiết ngày một mất dần, thay vào đó là những làn điệu “thời thượng”. Học sinh chẳng hề biết thêm câu ca dao nào ngoài những câu ở Sách giáo khoa. Lí do một phần do sự phát triển của đất nước kéo theo sự ra đời của nhiều loại hình giải trí khác nhau mà phổ biến là thể loại nhạc trẻ hiphop, rap đang làm đảo điên giới trẻ. Một số bản nhạc sáng tác và thịnh hành theo trào lưu nhưng không giữ được chỗ đứng trong tâm hồn của con người. Nhiều gia đình cha mẹ không biết hát ru mà chỉ bật nhạc lên cho các bé con nghe mà thôi. Thiết nghĩ những điệu nhạc rất “mốt” ấy làm chúng ta nghe còn cảm thấy “mệt mỏi” thì những em bé ấy đang phải chịu một “ cực hình” như thế nào? Thay vì phải nghe những điệu nhạc dân ca trầm bỗng nhẹ nhàng sâu lắng thì giờ phải “ giật giật” theo nhạc. Rồi đây các em sẽ ra sao? Vì thực ra trong lời những bản nhạc ấy không thể giúp trẻ thơ hình thành nhân cách như ca dao, dân ca mang đến.
Đó là sự thật đáng buồn khi ca dao bị lãng quên mà học sinh không lấy được ví dụ về ca dao ngoài những gì có trong sách giáo khoa và giáo viên cung cấp.
Để ca dao, dân ca có thể tồn tại vĩnh cửu trong lòng người, thì trước hết phải gây cảm xúc, kích thích lòng đam mê tìm hiểu ca dao, dân ca đối với học sinh. Làm thế nào cho học sinh thấy được cái hay, cái đẹp; mộc mạc giản dị mà cao quý của ca dao. Từ đó mới có thể phát triển nhu cầu tìm hiểu ca dao, đó là vần đề hết sức quan trọng.
 2 Mục đích của đề tài:
Để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học ca dao, dân ca; cảm nhận được phần nào giá trị cao quý đáng trân trọng của ca dao; làm cho ca dao không còn là một khái niệm lạ; làm tăng khả năng cảm thụ văn chương của học sinh; giúp các em hòa nhập với cuộc sống hiện đại nhưng không lãng quên giá trị tinh hoa của truyền thống dân tộc.
Đó là lí do tôi chọn đề tài này.
3.Lịch sử đề tài:
Vốn yêu thích thể loại văn học dân gian, đặc biệt là ca dao, dân ca, tôi đã nhiều năm tham khảo tài liệu; dự giờ đồng nghiệp, tham khảo các cách diễn xướng ca dao, dân ca; thể nghiệm giảng dạy để thực hiện đề tài.
Đề tài nói về ca dao và dân ca thì vô cùng phong phú và cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu. Nhưng chưa có đề tài nào nói về việc giúp học sinh cảm nhận và yêu thích ca dao, dân ca. Cũng như trong giờ dạy ca dao, dân ca giáo viên chưa thực hiện được phương pháp dạy học tích cực do học sinh quá thụ động.
Một số đồ dùng dạy học ở nhà trường (băng ca dao, dân ca) chưa sử dụng được vì không phù hợp với đặc trưng về vùng miền (trong băng chủ yếu là dân ca quan họ Bắc Ninh).
Mặt khác năm trước, khi giảng dạy, tôi thấy học sinh hiểu về ca dao dân ca rất mơ hồ; mong muốn các em có thể nắm vững và yêu quý nền văn học dân gian, yêu qúy và trân trọng lời ru, tiếng hát, làn điệu quê hương, tôi thực hiện đề tài này.
4.Phạm vi đề tài:
Đề tài được thực hiện trong năm học 2007 – 2008 ở lớp 71 và lớp 72 trường THCS Thái Trị, huyện Vĩnh Hưng.
Đề tài có thể vận dụng dạy phần ca dao chương trình Ngữ văn 7 Trung học Cơ sở.
II.NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM:
1.Thực trạng của đề tài:
 Những năm trước khi thực tập và giảng dạy, qua nhiều lần khảo sát và tìm hiểu, tôi nhận thấy vấn đề hiểu biết về ca dao của học sinh đang có nhiều vấn đề cần quan tâm. Trong giờ học, học sinh thụ động chủ yếu là nghe giảng, tuy có phát hiện được một số nội dung và hình tượng nghệ thuật nhưng không sưu tầm được ca dao hoặc một làn điệu dân ca nào thuộc chủ đề đang học.
Khi ra trường được phân công giảng dạy đúng vào chương trình văn học dân gian, và ở chương trình ca dao dân ca Ngữ văn 7, thì tình hình cũng không có gì thay đổi, học sinh vẫn rất xa lạ với ca dao. Trong đó số học sinh biết thêm những bài ca dao khác lại rất hạn chế.
Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ biết về ca dao rất thấp. Năm học 2006 – 2007 tổng số học sinh ở hai lớp 71 và 72 là 60 học sinh thì số lượng biết thêm những bài ca dao không có trong SGK là:
Số lượng học sinh
Tỷ lệ %
Biết hơn 5 bài ca dao, dân ca
11
18,3 %
Biết 4 đến 5 bài ca dao, dân ca
13
21,7 %
Biết 2 đến 4 bài ca dao, dân ca
8
13,3 %
Biết 1 bài ca dao, dân ca
19
31,7 %
Không biết thêm ca dao, dân ca
9
15 %
Về sau, khi viết văn biểu cảm cho tác phẩm văn học, thì khả năng liên tưởng, tái hiện hình tượng nghệ thuật của học sinh rất kém. Tính liên hệ rời rạc, bộc lộ cảm xúc khô khan.
Trong tiết học, phần lớn học sinh nghe giảng thụ động. Lúc tiến hành hoạt động trò chơi, thi tìm hiểu về ca dao kết quả rất hạn chế. Số lượng bài ca dao cùng chủ đề mà học sinh sưu tầm được vô cùng ít ỏi. Thậm chí có nhiều học sinh còn nhầm lẫn ca dao với tục ngữ, vè
Tuy có ít phát hiện mới, nhưng phần lớn học sinh chỉ tiếp thu và tái hiện lại những gì giáo viên cung cấp mà cũng không trọn vẹn. Điều đó dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Mà theo phương pháp mới thì giáo viên chỉ là người chỉ đạo, hướng dẫn, giúp học sinh cảm thụ tác phẩm.
Với thực trạng trên thì việc cảm nhận, học tập của học sinh không thể đạt hiệu quả cao. Giáo viên phải cung cấp kiến thức nội dung sơ đẳng cũng như tư liệu sưu tầm, gần như quay về cách dạy, cách học truyền thống trước đây.
 Nhiều học sinh cảm thụ ca dao một cách máy móc, khô khan; không hiểu được hình tượng độc đáo và ý nghĩa của ca dao. Nhiều bài ca dao khi đi vào cảm nhận, học sinh chỉ biết diễn xuôi ca dao, rất ít học sinh có cách nhìn nhận và cảm thụ riêng. Ca dao thường có tính đa nghĩa lời ít ý nhiều “ý tại ngôn ngoại”. Như Phạm văn Đồng đã nhận xét: “ngôn ngữ ca dao được đúc lại như huân chương” giờ đây lại trở thành khô khan, gần như ấu tr ... hững khó khăn, bất trắc.
Hình ảnh từ ngữ miêu tả hình dáng, thân phận cò: Thân cò, gầy cò con.
-Hình thức câu hỏi ở cuối bài.
 “ Cò” làm lụng vất vả để làm gì? Kết quả của những vất vả của cò là gì?
- Bươn chải kiếm ăn của cò vẫn không đủ.
 Vì sao Cò không nói đến thân mình mà lại nói về “cò con”. Cho thấy đức tính gì của Cò?
Một điều đáng khâm phục đó là sự hy sinh hết lòng vì con cái, không màng đến bản thân mà luôn nghĩ đến “cò con”. Đây cũng là đức tính cao quý của các bậc làm cha mẹ, nhất là trong hoàn cảnh nghèo khó. Đó chính là phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.
Em hiểu thế nào là “lên thác, xuống ghềnh”, “bể đầy, ao cạn”?
- Học sinh dựa vào chú thích ở sách giáo khoa của bài để trả lời: là sự long đong, khó khăn vất vả, rủi ro trong cuộc mưu sinh.
Qua các từ ngữ: lên thác, xuống ghềnh, bể đầy, ao cạn em hình dung về sự vất vả của cò như thế nào?
-Học sinh trình bày cảm nhận của mình.
Giáo viên tổng hợp, giảng bình: Tác giả bài ca đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật vô cùng phong phú. Đó là những hình ảnh đối lập thể hiện nghịch lí của cuộc đời người lao động ngày xưa: Một mình phải đối mặt với bao thử thách dữ dội (Nước non, thác, ghềnh) với biết bao lận đận với biến động cuộc đời (Bể đầy, ao cạn), nhưng vẫn cố gắng tần tảo để nuôi con. Tuy nhiên sự bươn chải ấy chỉ đem lại kết quả quá nhỏ nhoi, ít ỏi không đủ nuôi con, “cò con” vẫn  “gầy”. Nhất là câu hỏi tu từ ở cuối bài “Ai làm cho bể kia đầy/ Cho ao kia cạn , cho gầy cò con?”, bộc lộ một tâm trạng buồn thương, ngao ngán cho thân phận hẩm hiu. Mỗi dòng thơ là một tiếng than, tiếng thở dài chua xót.
Thảo luận 2 phút:
Ngoài nội dung than thân, theo em bài ca dao còn có nội dung gì ? Tác dụng của câu hỏi tu từ cuối bài ca dao?
Học sinh trả lời.
Ngoài nội dung than thân vì phải sống vất vả làm không đủ ăn, bài ca dao còn có nội dung phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến trước đây. Sống trong xã hội bất công ấy, người nông dân phải “lên thác”, “xuống ngềnh” để mưu sinh, nhưng ấm no chẳng có, nói gì đến hạnh phúc. Ai gây nên tội lỗi này? Chính là bọn thống trị lúc bấy giờ. Câu hỏi tu từ cuối bài bỏ lửng, nhưng mạch thơ và dòng cảm xúc của thơ đã khơi gợi cho người nghe, người đọc tự giải đáp.
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về bài ca dao hoặc liên hệ cảm nhận một số hình tượng đặc sắc trong bài?
(Câu hỏi củng cố, bài tập tổng hợp giúp học sinh bộc lộ cảm nhận của bản thân).
Giá trị lớn nhất của ca dao là gì? Từ đó, ca dao có thể vận dụng như thế nào trong đời sống?
 Giá trị của ca dao là biểu cảm. Sử dụng ca dao để bộc lộ tình cảm trong những trường hợp phù hợp.
 Em có thể diễn xướng bài ca dao này theo làn điệu mà em biết?
HS có thể diễn xướng theo làn điệu: quan họ, dân ca Nam bộ
Điệu hò của Nam bộ:
Hò . ơi  Nước non lận đận một mình.thân cò lên thácxuống ghềnh bấy nay.Ai làm cho bể kia đầy.cho ao kia cạn Cho ao kia cạn. (chứ) hò ơi, cho ao kia cạn. cho gầy cò con?
Hướng dẫn học ở nhà:
- Em hãy bày tỏ tình cảm của mình về hình ảnh con Cò trong những bài ca dao mà em biết, liên hệ với hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ.
Tập đọc diễn cảm bài ca dao hoặc tập diễn xướng theo những làn điệu mà em biết, sưu tầm thêm một số làn điệu dân ca.
Học thuộc lòng những bài ca dao của văn bản, sưu tầm những bài ca dao cùng chủ đề than thân.
Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài ca dao, liên hệ một số hình tượng trong các bài ca dao khác.
Tập cảm nhận nội dung, hình tượng nghệ thuật của các bài ca dao.
Chuẩn bị bài học tiếp theo “ Ca dao châm biếm”:
Soạn theo nội dung câu hỏi SGK.
Sưu tầm những bài ca dao than thân mà em biết.
Đọc diễn cảm và diễn xướng các bài ca dao.
Tìm những từ ngữ, hình tượng đặc sắc trong các bài ca dao.
4.Kết quả chyển biến đối tượng:
Thực hiện theo đề tài này, tôi thu được kết quả chuyển biến của học sinh khả quan hơn. Học sinh yêu thích ca dao hơn do đó tự sưu tầm ca dao. Đồng thời khả năng liên hệ hình tượng, cảm nhận ca dao của học sinh cũng chuyển biến rõ rệt.
Học kì I, tổng số học sinh lớp 71 và 72 là 43 học sinh:
Số lượng học sinh
Tỷ lệ %
Biết hơn 5 bài ca dao, dân ca
12
 27,9%
Biết 4 đến 5 bài ca dao, dân ca
19
44,2 %
Biết 2 đến 4 bài ca dao, dân ca
12
27,9 %
Biết 1 bài ca dao, dân ca
0
 0 %
Không biết thêm ca dao, dân ca
0
 0 %
Theo đó thì số lượng học sinh biết thêm những bài ca dao khác cùng chủ đề tăng lên rõ rệt, những học sinh yếu cũng biết được trên hai bài. Sự yêu thích của học sinh với ca dao, dân ca cũng tăng lên. Biểu hiện cụ thể là học sinh chuẩn bị chu đáo hơn, giờ học tích cực tìm hiểu hơn, tiết học trở nên thú vị. Đặc biệt là sự cảm nhận ca dao của học sinh không còn khôn khan, cứng nhắc nữa mà trở nên có hồn hơn.
 Chẳng hạn cảm nhận về bài ca dao:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Em Mai Thị Thuỷ Tiên lớp 71 viết “ Đến câu cuối “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”, tuy lời ru chỉ rõ công ơn cha mẹ bằng một thành ngữ “cù lao chín chữ” tuy hơi khó hiểu, nhưng chúng ta vẫn thấm thía tình cảm của cha mẹ đối với con cái. Có thể nói công ơn cha mẹ không phải chỉ gói gọn trong chín con chữ mà mở rộng đến vô cùng. Câu thơ tám tiếng chia điều hai nhịp : bốn tiếng đầu “ cù lao chín chữ” nhấn mạnh công ơn cha mẹ, bốn tiếng sau “ghi lòng con ơi” nhắc nhở thái độ và hành động của con cái đền đáp công lao to lớn ấy”.
 Cảm nhận về “Thân em như trái bần trôi,
 Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”
Em Võ Thị Thi cảm nhận: “Văn bản dắt chúng ta trở về nghe trực tiếp tiếng than của người phụ nữ, hoặc cô gái. Lời than bằng hai tiếng “Thân em” ùa dậy trong trí nhớ ta biết bao bài ca dao có nội dung tương tự:
-Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày.
- Thân em như miếng cau khô
Người thô tham mõng, người thanh tham dày.
-Thân em như giếng giữa đàng
Người thanh khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Đây là chùm ca dao diễn tả xúc động những cay đắng cuộc đời của phụ nữ xưa. Trong xã hội Phong kiến, người phụ nữ không có quyền quyết định số phần mình mà phụ thuộc vào người khác. Họ dù xinh đẹp, tài hoa đến mấy thì vẫn chỉ như những vật dụng hàng ngày “tấm lụa”, như “miếng cau”, như “giếng giữa đàng” ... Trôi nổ, vật vờ, hạnh phúc rủi may, bất hạnh không sao lường trước được”.
 Từ sự cảm nhận của các em đã cho thấy sự tiến bộ trong cách suy nghĩ, cảm thụ ca dao. Lời cảm nhận có liên hệ, có cảm xúc hơn không còn thô thiển, cứng nhắc hoặc hiểu một cách lệch lạc nữa.Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, có em vẫn liên hệ nhưng chưa phù hợp, ý còn rời rạt, sai lỗi chính tả.
III.KẾT LUẬN.
1.Tóm lượt giải pháp:
Để giảng tiết dạy ca dao có hiệu quả, người giáo viên cần nắm vững mục tiêu bài học, nội dung từng bài ca dao, những đặc sắc về ngôn ngữ cũng như hình tượng nghệ thuật. Người giáo viên cần đọc diễn cảm tốt, vận dụng thiết bị dạy học nhuần nhuyễn, diễn xướng ca dao bằng các làn điệu để học sinh yêu thích ca dao hơn.
Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà một cách đơn giản, dễ hiểu.
Giới thiệu bài ấn tượng gây cảm hứng cho học sinh.
Tạo tình huống học tập, giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của ca dao.
Củng cố bài bằng hoạt động cảm nhận văn bản hoặc các hoạt động khác.
Thực hiện theo hướng dạy học mới, học sinh tích cực chủ động. Chú ý bao quát toàn thể học sinh, đưa hệ thống câu hỏi cho mọi học sinh điều có thể tham gia vào giải đáp bài học, tránh để học sinh yếu, kém không tham gia vào bài đâm ra nhàm chán.
2.Phạm vi áp dụng:
Đề tài được thực hiện trong năm học 2007 – 2008 ở lớp 71 và lớp 72 trường THCS Thái Trị, huyện Vĩnh Hưng.
Đề tài có thể vận dụng dạy ca dao Ngữ văn 7 của học sinh Trung học Cơ sở.
3.Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện:
Cần bổ xung những băng, đĩa ca dao dân ca phù hợp đặc điểm vùng, miền. Các băng đĩa đọc, hát chủ yếu là thuộc Bắc Ninh làm học sinh khó thích ứng vì các làn điệu dân ca Nam Bộ còn thiếu.
Bổ sung một số tranh ảnh minh hoạ cho một số bài ca dao, nhất là những bài ca dao than thân, châm biếm để học sinh dễ hình dung hơn.
Bổ sung tài liệu tham khảo về ca dao, dân ca vì tài liệu về ca dao ở thư viện rất hạn chế, cách tra cứu của tài liệu rất khó đối với lứa tuổi học sinh khi cần chọn bài cùng chủ đề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu long, NXB GD/ 1997.
Bước đầu tìm hiểu về Văn học ở Long An ,NXB Văn Nghệ, Phan Văn Tường.
Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam – Vũ Ngọc Phan – , NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978.
Phát huy tính tích cực sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương Nguyễn Trọng Hoàn – NXBGD 2002 .
Bình giảng văn 7 – Vũ Dương Quỹ – NXBGD, 2005.
Dạy học Ngữ văn 7 – Nguyễn Trọng Hoàn – Hà Thanh Huyền – NXBGD,2006.
Thiết kế bài dạy Ngữ văn 7 – Lê Xuân Soan – Dương Thị Thanh Huyền – NXB Thanh niên, 2005.
MỤC LỤC
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.Đặt vấn đề	
2.Mục đích đề tài	Trang 3
3.Lịch sử đề tài	Trang 5
4.Phạm vi đề tài	Trang 6
II.NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM 	
1.Thực trạng đề tài	Trang 6
2.Nội dung cần giải quyết	Trang 9
 3.Biện pháp giải quyết	 Trang 14
4.Kết quả chuyển biến đối tượng	Trang 20
III.KẾT LUẬN
1.Tóm lượt giải pháp	Trang 22
 2.Phạm vi đối tượng áp dụng	 Trang 22
3.Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện	 Trang 22

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Mot so van de trong giang.doc