Đề tài Vận dụng đổi mới phương phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng một giờ dạy Văn 9

Đề tài Vận dụng đổi mới phương phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng một giờ dạy Văn 9

_ Như chúng ta đã biết, hiện nay tình trạng học sinh lười học Văn hay học một cách ít hứng thú đã khá phổ biến và trở thành một dư luân xã hội, từ đó kéo theo chất lượng học tập bộ môn ngày càng giảm sút. Chính vì những điều này đã làm cho các cấp quản lý giáo dụ và nhất là đội ngũ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ Văn đã không ít băn khoăn trăn trở. Do vậy lúc đổi mới phương pháp dạy học Văn nói riêng đang là một vấn đề bức xúc của nhà trường chúng ta hiện nay.

doc 21 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1109Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Vận dụng đổi mới phương phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng một giờ dạy Văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MUÏC LUÏC
ÑAËT VAÁN ÑEÀ 
ÑAËT ÑIEÅM TÌNH HÌNH
Thuaän lôïi
Khoù khaên
YEÂU CAÀU CUÛA ÑEÀ TAØI
BIEÄN PHAÙP 
Muïc tieâu
Chuaån bò 
KINH NGHIEÄM RUÙT RA 
KEÁT LUAÄN 
ĐẶT VẤN ĐỀ:
_ Như chúng ta đã biết, hiện nay tình trạng học sinh lười học Văn hay học một cách ít hứng thú đã khá phổ biến và trở thành một dư luân xã hội, từ đó kéo theo chất lượng học tập bộ môn ngày càng giảm sút. Chính vì những điều này đã làm cho các cấp quản lý giáo dụ và nhất là đội ngũ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ Văn đã không ít băn khoăn trăn trở. Do vậy lúc đổi mới phương pháp dạy học Văn nói riêng đang là một vấn đề bức xúc của nhà trường chúng ta hiện nay. 
_ Thực tế cho thấy, nhiều năm qua phương pháp giảng dạy cũ đã đạt ít nhiều kết quả nhất định. Nhưng không vì thế mà chúng ta duy trì những gì đã bộc lộ những nhược điểm của nó. Như vậy đổi mới phương pháp giảng dạy không có nghĩa là vứt bỏ phương pháp cũ để rồi vận dụng phương pháp mới hoàn toàn máy móc và thiếu khoa học.
_ Cho nên vấn đề được đặt ra là phương pháp được sử dụng nhằm mục đích gì? Để thầy trò đọc ghi, để thụ động tiếp thu kiến thức từ giáo viên truyền đạt hay để lặp lại, ghi nhớhay người học chủ động, sáng tạo, tự phát triển. Đây chính là ranh giới giữa cũ và mới, đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng sao cho thật linh hoạt, khoa học và có hiệu quả.
_ Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này.
ĐẶT ĐIỂM TÌNH HÌNH:
_ Từ đầu năm học 2007 – 2008 tôi được phân công giảng dạy Ngữ văn ở ba lớp 9 (9A4, 9A5, 9A6). Đây là những lớp cuối cấp các em sẽ phải trải qua kỳ thi chuyển cấp vào lớp 10. Do đó các em phải được trang bị một số kiền thức vững vàng để bước vào bậc PTTH. Muốn vậy, các em phải có ý thức học tốt môn Văn, phải có niềm hứng thú, say mê mới đạt được yêu cầu đó.
_ Trong quá trình giảng dạy, tôi đã có được những thuận lợi và gặp không ít khó khăn như sau:
Thuận lợi:
_ Được sự quan tâm, hỗ trợ sâu sát từ Ban giám hiệu đã tạo mọi điều kiện để giáo viên giảng dạy tốt. Bên cạnh đó vai trò của tổ chuyên môn cũng là một thuận lợi lớn cho giáo viên trong việc dự giờ, thao giảng. Giáo viên trong tổ có điều kiện, học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
_ Học sinh có ý thức trong học tập, chuẩn bị bài tốt, hăng hai phát biểu ý kiến để xây dựng bài học.
_ Bản thân tôi cũng luôn ra sức học hỏi, nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đến bộ môn giảng dạy, luôn trao dồi chuyên môn để nâng cao trình độ và bài giảng được phong phú hơn.
Khó khăn:
_ Địa bàn nơi trường tọa lạc là một vùng nửa nông thôn, nửa thành thị, phụ huynh đa số làm thuê, làm mướn nên hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, do vậy ít có quan tâm đến các em. 
_ Bộ môn Văn chưa được coi trọng, mặc dù đó là môn phải thi tốt nghiệp. Ngay từ các lớp đầu cấp, phụ huynh chỉ chú trọng cho các em học Toán, Ngoại ngữ, Lý, Hóa Còn học sinh thì đến giờ Văn chỉ thụ động nghe giảng rồi ghi bài, học thuộc bài chỉ để nhằm đối phó với giáo viên.
_ Môn Văn được xem là môn năng khiếu nên phụ huynh ít quan tâm nhắc nhở các em rèn luyện, đọc sách báo để các em có một số vốn kiến thức về Văn học.
_ Bên cạnh đó trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn còn quá ít, chỉ có sách giáo khoa, sách tham khảo và một ít tranh ảnh, chân dung các nhà văn, còn thì hầu như còn thiếu rất nhiều.
_ Còn một số học sinh chưa có ý thức học tập tốt bộ môn này, các em còn học vẹt, không nắm vững bài, chưa có phương pháp học tập đúng đắn, thầy giảng, trò không biết tự ghi mà chỉ chờ đọc, chép.
_ Học sinh ít có điều kiện, thời gian xem sách báo, tài liệu văn học để hỗ trợ cho môn học.
ô Trước những thuận lợi cũng như khó khăn gặp phải và trước yêu cầu thực tiễn của bộ môn, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy nhằm làm sao tạo được sự say mê, hứng thú học Văn, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI:
_ Vận dụng đổi mới phương pháp để góp phần nâng cao hiệu quả một giờ dạy Văn (Giảng văn) đòi hỏi người giáo viên phải:
	_ Người thầy có vai trò rất quan trọng trong việc giúp học sinh yêu thích bộ môn Văn, trước hết thầy cần có tác phong mẫu mực, tâm hồn trong sáng , gần gũi với học sinh để học sinh có cái nhìn mỹ cảm về người thầy. Ngoài ra người giáo viên còn phải tâm huyết với nghề, yêu thích ngay bộ môn mình giảng dạy, có yêu thích môn Văn, giáo viên mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái hồn trong tác phẩm để truyền đạt đến học sinh.
	_ Giáo viên cần có giọng nói truyền cảm để đủ sức thu hút học sinh lắng nghe lời giảng của thầy.
	_ Giáo viên chuẩn bị cho tiết học với đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tranh ảnh thể hiện nội dung bài học, kiến thức mở rộng; phiếu học tập, giao việc cụ thể cho nhóm, tổ
	_ Trình bày bảng đẹp, rõ ràng cũng góp phần tạo nên thành công cho tiết dạy. Trong giờ dạy tôi thường chia bảng làm ba phần: phần giữa bảng và bên trái bảng dùng ghi nội dung bài học, phần bên phải ghi các ý của tổ, nhóm thảo luận hay phần luyện tập (phần này dễ dàng bôi xóa, có thể gọi là “nháp”), bên cạnh việc trình bày bảng rõ ràng, đẹp giáo viên cần phải chữ viết yêu cầu không sai chính tả (đó là điều tối kỵ) chữ viết phải chuẩn mới thu hút tầm nhìn của học sinh.
	_ Nội dung bài phải phong phú về mặt kiến thức lẫn ngôn từ sử dụng thì bài giảng mới sinh động.
	_ Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm mà các em tranh luận, bàn bạc, kích thích được hoạt động của từng cá nhân, nhờ việc thảo luận nhóm mà các em có thể nắm vững được kiến thức một cách chủ động, dễ nhớ và đặc biệt là những em nhút nhát trở nên dạn dĩ hơn. Các em biết lắng nghe ý kiến của bạn mình để nhận xét, giúp các em tự tin, hứng thú trong học tập.
	_ Giáo viên phải biết vận dụng khéo léo và nhuần nhuyễn các phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới để kích thích tư duy và gây hứng thú cho học sinh. 
	_ Khi hướng dẫn phân tích tác phẩm nên cho các em liên hệ thực tế với các tác phẩm khác, các môn học có liên quan để hiểu tác phẩm và đoạn trích sâu sắc (ví dụ: Khi dạy bài “Mây và Sóng” thì liên hệ bài “Con cò, Trong lòng mẹ, Cổng trường mở ra”) cho học sinh phát biểu suy nghĩ về tình mẹ con hay bài “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn thành Long có liên quan (tích hợp) với phần Tập làm văn – Tiết 70 bài “Người kể chuyện trong văn bản tự sự”
	_ Giáo viên nên biến tiết học thành một tiết trao đổi kiến thức giữa thầy và trò vì học sinh chúng ta đã quen với nếp “thầy nói – trò ghi” tạo cho học sinh thói thụ động và nảy sinh tâm lý chán học. Do vậy người giáo viên phải là người nêu ra tình huống – đánh giá – bổ sung những vấn đề học sinh chưa phát hiện ra hay nhận xét chưa đúng. Cần nên để cho học sinh phát hiện vấn đề và đánh giá ban đầu để các em nói lên những điều mình suy nghĩ. Sự tranh luận này sẽ tạo nên không khí thoải mái, sinh động trong giờ học. Và khi phát hiện ra vấn đề dù đúng hay sai cũng tạo cho học sinh sự hứng thú và tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Cách tiếp nhận này không gò bó, khuôn khổ vì vậy các em sẽ nhớ dai, hiểu sâu về bài học. 
	_ Mỗi bài dạy giáo viên cần liên hệ thực tế để qua đó học sinh có thể hiểu sâu bài học.
	_ Cần tạo cho học sinh niềm say mê bộ môn Văn học vì sự say mê, hứng thú là yếu tố không thể thiếu giúp các em học tốt môn này.
	_ Tăng cường làm và sử dụng đồ dùng dạy học, cho học sinh xem phim ảnh có liên quan đến tác phẩm mà các em đã học để có thể khắc sâu kiến thức như phim “Tắt đèn”, “Lục Vân Tiên”. Những tình tiết, lời thoại trong phim sẽ giúp các em nhớ lâu hơn khi ta đọc tác phẩm. Nhà trường hiện nay đã áp dụng phương pháp mới bằng giáo án điện tử nên giáo viên có thể đưa nhiều hình ảnh tư liệu vào trong bài giảng, chính vì thế mà tiết học sinh động và phong phú hẳn lên.
	_ Cần tạo một không khí sôi nổi, thi đua lẫn nhau tránh sự căng thẳng, áp đặt, giáo viên nên để học sinh trả lời theo cách hiểu của mình và luôn chú ý lắng nghe để uốn nắn, sửa sai một cách tế nhị, ôn hòa và sẳn sàng giải đáp những thắc mắc của các em. 
BIỆN PHÁP:
_ Xuất phát từ những suy nghĩ trên tôi đã áp dụng vào giờ dạy của mình. Xin nêu một bài dạy cụ thể sau. Tiết 66 – 67 bài : 
LẶNG LẼ SA PA
	(Nguyễn Thành Long)
Mục tiêu: qua bài dạy này học sinh phải:
_ Về kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp về tâm hồn, tính cách và lý tưởng sống của các nhân vật trong truyện, đặc biệt là nhân vật anh thanh niên.
_ Về thái độ: Học sinh có tinh thần vượt khó khăn hoàn thành nhiệm vụ để phục vụ tổ quốc.
_ Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích truyện giàu chất trữ tình, nhận biết vai trò của người kể và các biện pháp nghệ thuậ kết hợp trong văn tự sự.
Tích hợp với phần Tập làm văn ở tiết 70 bài: “Người kể chuyện trong văn bản tự sư”
Chuẩn bị: 
_ Giáo án – tranh ảnh về Sa Pa.
_ Học sinh: đọc tóm tắt truyện và soạn bài ở nhà.
Tiến trình lên lớp:
Bài cũ: (5’)
Nêu và phân tích các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để khắc họa tâm trạng khi nghe tin làng theo giặc của ông Hai trong truyện “Làng” của Kim Lân. 
Bài mới: Chúng ta đã biết tình yêu làng của ông Hai cũng là tình yêu Tổ quốc, đất nước của con người Việt Nam, nhà thơ Chế Lan Viên đã có lần thốt lên:
“Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi con đò, ngọn núi, dòng sông”
(Chế Lan Viên)
Nhà thơ Chế Lan Viên đã nói hộ cho mỗi người chúng ta về tình yêu Tổ quốc, nhưng tình yêu đó không chỉ ở suy nghĩ mà nó phải được cụ thể hóa bằng việc làm của mỗi người. Những năm 60 – 70 của thế kỷ 20 miền Bắc nước ta bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội với những phong trào 3 đảm đang của phụ nữ, 3 sẳn sàng của thanh niên. Nhiều người sẳn sàng đi bất cứ nơi đâu để phục vụ Tổ quốc nhân dân. Nhân vật anh thanh niên trong “LẶNG LẼ SA PA” của Nguyễn Thành Long cũng là một trong những người như thế. Chúng ta cùng tìm hiểu.
Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.
Giáo viên chia bảng làm ba phần
Đọc và tìm hiểu chú thích: 
Tác giả - tác phẩm (5’). Tôi thường không hỏi em hãy cho biết tiểu sử tác giả và hoàn cảnh sáng tác? Để tránh đơn điệu tôi thường hỏi:
+ Ngoài những thông tin trong sách giáo khoa em hãy phát biểu những hiểu biết của em về Nguyễn Thành Long. Hoặc: Theo em truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa của ai? Cho biết nguồn gốc, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm này? (tìm xuất xứ). Đó là tôi đã sang bước thứ 2 là nêu xuất xứ của tác phẩm.
Đại ý:
_ Để tìm đại ý thì việc đầu tiên tôi cho các em tóm tắt nội dung tác phẩm (đã chuẩn bị ở nhà) khoảng 2 – 3 học sinh, và hỏi: Theo em tác giả trình bày vấn đề gì? (học sinh trả lời – giáo viên chốt ý và ghi lên bảng. Ở phần này tôi cho học sinh xem một số hình ảnh về Sa Pa
Toàn cảnh Sa Pa
Rặng đào 
Bố cục: 
_ Tôi không hỏi học sinh bài này được chia làm mấy đoạn? Câu hỏi đơn điệu quá và gây nhàm chán cho học sinh nếu bài nào gi ... heo sách giáo khoa hoặc gợi ý của giáo viên)
_ Vận dụng khéo léo các phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới để kích thích tư duy và gây hứng thú cho các em nhằm đào sâu bài dạy, học sinh sẽ nắm kiến thức một cách tự nhiên, thuộc bài ngay tại lớp thông qua việc tự tìm hiểu bài.
_ Cần tạo cho học sinh tự tin, mạnh dạn, bình tĩnh, trong giờ học đoàn kết với bạn bè. Xây dựng cho các em tinh thần tự giác học ở nhà, chuẩn bị bài, xem bài trước để đến lớp cùng trao đổi với bạn bè.
_Bản thân giáo viên phải không ngừng học hỏi qua đồng nghiệp, tài liệu tham khảo để trau dồi chuyên môn, nâng cao trình độ, tiếp cận cái mới để tiếp thu, vận dụng vào bài giảng giúp học sinh học tốt hơn. 
_ Cần quan tâm đầy đủ các đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu, phân công việc phù hợp năng lực từng đối tượng. 
_ Có những cách kiểm tra linh động, khéo léo, chú ý cách kiểm tra nhằm kích thích tính năng động sáng tạo của học sinh.
_ Tổ chức ôn tập Văn học bằng nhiều hình thức như: hái hoa dân chủ, đố vui có thưởng, giải ô chữ văn học để câu lạc bộ học tốt môn Vănđể khuyến khích các em học tập tốt bộ môn.
_ Nếu có điều kiện cần tổ chức sinh hoạt ngoại khóa dưới nhiều hình thức, vừa giúp các em có tài liệu học tập, vừa giảm căng thẳng qua những giờ học căng thẳng, như thế sẽ tạo hứng thú hơn trong học Văn.
KẾT LUẬN:
_ Trên đây là một số công việc mà tôi đã thực hiện được trong năm học mặc dù việc đầu tư còn ít và thời gian eo hẹp để có thể rút ra được những kinh nghiệm hoàn chỉnh hơn. Vì con đường đổi mới phương pháp giảng dạy Văn học còn là một quá trình tìm tòi khá công phu.
_ Tuy bước đầu vận dụng đã có những kết quả khả quan nhằm tăng thêm sự hứng thú trong học tập của các em, hiệu quả một giờ dạy Văn có nâng lên rõ rệt, học sinh đã yêu thích học Văn hơn. Điều đó đã động viên giáo viên rất nhiều. 
_ Trong lúc trình bày chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong các đồng nghiệp góp ý kiến giúp đỡ để tôi được học hỏi và giảng dạy ngày càng tốt hơn. 
Phú Thọ, Ngày 07 tháng 04 năm 2008
Người thực hiện
Nguyễn Thị Minh Nguyệt 
NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
NHẬN XÉT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC 
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
NHẬN XÉT CỦA SỞ GIÁO DỤC 
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG_KIEN_KINH_NGHIEM van 9.doc