Đề tài Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong môn ngữ văn

Đề tài Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong môn ngữ văn

I. Đặt vấn đề

 Dạy học là một môn nghệ thuật. Nghệ thuật ấy không phải ai cũng thể nghiệm giống nhau.

 Với định hướng “ Đổi mới phương pháp dạy học” phải là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học;

 Bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;

 Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, sự hứng thú học tập cho học sinh;.

Thì việc vận dụng đổi mới phương pháp vô cùng cần thiết.

 Để làm dược yêu cầu trên, từ khi cải cách giáo dục, thay sách giáo khoa, . chúng ta đã đổi mới nội dung giáo dục THCS: Giảm quá tải, tăng tính thực tiễn và tính thực hành, đảm bảo tính vừa sức, tính khả thi,.

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 10600Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong môn ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chuyên đề:
Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực 
trong môn Ngữ văn
Tổ Khoa học xã hội
Trường THCS Kỳ Sơn
Người thực hiện: Lê Thị Thu Hà
I. Đặt vấn đề
	Dạy học là một môn nghệ thuật. Nghệ thuật ấy không phải ai cũng thể nghiệm giống nhau.
	Với định hướng “ Đổi mới phương pháp dạy học” phải là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học;
	Bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
	Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, sự hứng thú học tập cho học sinh;...
Thì việc vận dụng đổi mới phương pháp vô cùng cần thiết.
	Để làm dược yêu cầu trên, từ khi cải cách giáo dục, thay sách giáo khoa, ... chúng ta đã đổi mới nội dung giáo dục THCS: Giảm quá tải, tăng tính thực tiễn và tính thực hành, đảm bảo tính vừa sức, tính khả thi,...
	Nhìn chung, các giờ học giáo viên đã chuyển tải kiến thức, học sinh tiếp nhận bài học khá sinh động.
	Năm học 2010 – 2011, Bộ GD & ĐT đã triển khai và ban hành hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông các môn học và đưa ra một số kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy – học Ngữ văn ở trường THCS.
	Từ thực tế trên, năm học 2010 -2011, tổ KHXH trường THCS Kỳ Sơn thực hiện chuyên đề “ Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực” trong giảng dạy ngữ văn.
II. Nội dung:
Phần một: Cấu trúc phân môn.
	Bộ môn ngữ văn bao gồm 3 phân môn. Mỗi phân môn có đặc trưng riêng. Vì vậy khi giảng dạy, giáo viên phải bám sát đặc trưng để có phương pháp phù hợp.
	Với phân môn Văn:
	Nhằm hướng học sinh, giúp học sinh tham gia khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm, để học sinh thực sự tự phát triển.
	Công việc của giáo viên không chỉ tập trung vào trang văn, áng văn mà cần có công đoạn sáng tạo. Nghĩa là, giáo viên phải hướng dẫn, tổ chức cho học sinh thực sự hoạt động ở trên lớp để khám phá tác phẩm, từ đó phát hiện và phát triển con người mình.( Thày phải thiết kế công việc làm của học sinh để từ hình tượng tác giả và tác phẩm, tạo dựng đựơc một hình ảnh của bạn đọc trong từng cá thể học sinh.)
	Với phân môn Tập làm văn:
	 Mỗi chương đảm bảo cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho 1 kiểu làm bài. Mỗi kiểu bài bao giờ cũng bắt đầu bằng một tiết khái quát tìm hiểu chung về đặc điểm kiểu bài và phương pháp làm bài kèm theo một số tiết luyện tập thực hành.
	Giúp học sinh làm được một văn bản, các kĩ năng : Tìm hiểu- phân tích đề; rèn luện kĩ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, viết bài hoàn chỉnh,.. đã đặt ra cho giáo viên những yêu cầu cụ thể và phù hợp với các đối tượng học sinh trong cách ra đề, hướng dẫn.
	Với môn Tiếng Việt:
	Nhìn chung theo hướng: Giáo viên truyền thụ cho học sinh những kiến thức trong SGK theo phương pháp: Diễn giảng, hỏi đáp, nêu vấn đề, quy nạp, suy diễn, thực hành,...
Các thao tác này đôi lúc còn lặp đi lặp lại, chưa gây hứng thú trong việc lĩnh hội kiến thức, có lúc thày trình bày lý thuyêt quá dài, thời gian luyện tập của học sinh quá ít, không phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, kém sinh động,...
Phần hai: Giới thiệu về phương pháp dạy học.
	Căn cứ tài liệu tập huấn giáo viên: Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục PT môn ngữ văn cấp THCS: Giới thiệu về phương pháp dạy học:
	1. Quan điểm dạy học.
	2. Phương pháp dạy học.
	3. Kĩ thuật dạy học.
	4. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học.
	5. Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học.
	Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường PT là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “ Phương pháp dạy học tích cực.” Với các kĩ thuật dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Làm cho “Học” là quá trình kiến tạo, học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất của con người mới tự tin, năng động sáng tạo trong cuộc sống.
	Phương pháp dạy học tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái với không hoạt động, thụ động.
Kĩ thuật dạy học tích cực là hạt nhân của phương pháp dạy học tích cực, hướng tới việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, nghĩa là hướng vaò phát huy tính tích cực, chủ động của người học chứ không chỉ hướng vào việc phát huy tính tích cực của người dạy.
	6. Đặc trưng cơ bản của “ Phương pháp dạy học tích cực”.
a, Dạy học tích cực phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện hoạt động học tập của học sinh.
b, Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp học tập và phát huy năng lực tự học của học sinh.
c, Dạy học phân hoá kết hợp với hợp tác.
	7. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
	Không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phải vận dụng mộy cách hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp hiện đại cùng với các phương pháp dạy học tích cực đã được sử dụng tù những năm học trước đây đó là:
1, Phương pháp vấn đáp.
2, Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
3, Phương pháp đóng vai.
4, Phương pháp thuyết trình ( Giảng bình, thuyết giảng).
5, Phương pháp tổ chức học sinh hoạt động tiếp nhận các tác phẩm trong gipờ đọc văn ( Phát huy vai trò bạn đọc sáng tạo của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương).
Phần ba: Các kĩ thuật dạy học tích cực.
Năm học 2010- 2011, tổ KHXH sẽ thực hiện một số kĩ thuật dạy học tích cực.
	1. Kĩ thuật động não.
	Là sự vận dụng trí tuệ (Động não) tập thể để giả quyết một vấn đề phức tạp.
Động não là kĩ thuật trong dạy học nhằm giúp HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
	Để thực hiện kĩ thuật này, GV cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận. Sau đó tiến hành theo trình tự:
- GV nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm, khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
- Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưc lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.
- Phân loại ý kiến.
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.
2. Học theo góc.
	Là phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học đảm bảo cho HS học sâu và học thoải mái. Các bước dạy học theo góc như sau:
	- Bước 1: Chuẩn bị:
+ Lựa chọn nội dung bài học phù hợp.
+ Xác định nhiệm vụ cụ thêt cho từng góc.
+ Thiết kế các hoạt động để thực hịên nhiệm vụ ở từng góc bao gồm phương tiện/ tài liệu ( tư liệu nguồn, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc, bản hướng dẫn theo mức độ hỗ trợ, bản hướng dẫn tự đánh giá,...)
	- Bước 2: Tổ chức hoạt động học tập theo góc:
+ Giới thiệu bài học và các góc học tập.
+ HS được lựa chọn góc theo sở thích, sau đó học luân phiên tại các góc theo thời gian quy định (VD 10-15’ mỗi góc) để đảm bảo học sâu.
+ Tổ chức trao đổi/ chia sẻ (Thực hiện linh hoạt).
3. Kĩ thuật các mảnh ghép.
	Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vị phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của HS : nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2).
	- Vòng 1: Hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm đựoc giao 1 nhiệm vụ
 VD: Nhóm 1: Nhiệm vụ A; Nhóm 2: Nhiệm vụ B; Nhóm 3: Nhiệm vụ C,...
 -> Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao, trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm.
	- Vòng 2: Hình thành nhóm mới (1 người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2, 1 người từ nhóm 3,...)
-> Sau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết và trình bày kết quả nhiệm vụ vòng 2.
	4. Kĩ thuật “Khăn phủ bàn”.
	 Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm cuả cá nhân HS, phát triển mô hình hợp tác giữa các HS.
 - Thực hiện kĩ thuật “ Khăn phủ bàn” qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn HS hoạt động độc lập: Các thành viên trong nhóm ngồi vào vị trí như hình vẽ, hoạt động tư duy tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...), sau đó trình bày ý kiến của bản thân vào ô quy định trong “khăn phủ bàn” độc lập tương đối với các thành viên khác.
+ Giai đoạn HS hoạt động tương tác: Các thành viên chia sẻ và thảo luận các câu trả lời, sau đó viết ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn phủ bàn.
VD: Vận dụng kĩ thuật này vào việc hướng dẫn HS khám phá về ý nghĩa sâu sắc ở khổ thơ cuối bài Sang thu.
	5. Sơ đồ KWL
	Là kĩ thuật dạy học nhằm tạo điều kiện cho người học nêu được những điều đã biết liên quan đến chủ đề, những điều muốn biết về chủ đề trước khi học, và những điều đã học sau khi học.
	Dựa trên sơ đồ KWL, người học tự đánh giá được sự tiến bộ của mình trong việc học, đồng thời Gv biết được kết quả học tập của người học, từ đó điều chỉnh việc dạy học cho hiệu quả.
6. Học theo dự án.
Học theo dự án ( Project Work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho HS tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống.
	Các bước học theo dự án: 
	- Bước 1: Lập kế hoạch.
	Là bước đầu tiên quan trọng, tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia xây dựng và xác định đựoc: Mục tiêu cần hướng tới – nhiệm vụ phải làm- sản phẩm dự kiến – cách triển khai thực hiện hoàn thành dự án – thời gian thực hiện và hoàn thành.
	- Bước 2: Thực hiện dự án.
	Bao gồm các công việc: Thu thập thông tin – Xử lí thông tin – Thảo luận với các thành viên khác – Trao đổi và xin ý kiến GV hướng dẫn.
	- Bước 3: Tổng hợp kết quả.
	Bao gồm các công việc: Xây dựng sản phẩm – Trình bày sản phẩm – Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án.
	Phần bốn: áp dụng cụ thể vào bài dạy.
 Ví dụ 1: Dạy bài “Những câu hát châm biếm”( Tiết 14)
	Đây là bài ca giúp HS nắm được ứng xử của các tác giả dân gian trước những thói hư tật xấu, những hủ tục lạc hậu trong xã hội.
 Hiểu được một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao thuộc chủ đề châm biếm. ( GV có thể AD kĩ thuật “ Động não”)
* Vấn đề được tìm hiểu đưa ra trước tập thể lớp theo câu hỏi:
 ? Trong bài ca dao thứ nhất, chân dung “chú tôi” được giới thiệu qua những chi tiết nào?
HS sẽ đưa ra nhiều tín hiệu. Trong đó có thông tin được thể hiện qua từ “hay”,
 “ ước” 
 “hay”+ tửu, tăm
 + nước chè đặc
 + nằm ngủ trưa
 “ ước”+ ngày mưa
 + đêm thừa trống canh
=> HS có thể có các cách hiểu khác nhau:
 * GV tập hợp ý kiến và tiếp tục phát vấn:
 ? Em hiểu như thế nào về từ “ hay”?
 “ Hay” => giỏi giang.
 => biết nhiều.
 => ham thích....
 ? Nghĩa của từ “ hay” trong từ điển được hiểu là gì?( giỏi giang)
 ? Theo em, từ “ hay” ở bài ca này có được hiểu là “ giỏi giang” không? Vì sao?
 => Từ việc tìm hiểu tập thể( động não) như vậy, các ý kiến sẽ được thẩm định, làm sáng tỏ.
 Ví dụ 2: Dạy bài “ Luyện tập cách làm văn biểu cảm”( Tiết 28)
 Với mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đặc điểm thể loại biểu cảm, vận dụng các thao tác làm văn biểu cảm và thể hiện tình cảm, cảm xúc.
 GV nên sử dụng “kỹ thuật mảnh ghép” và kỹ thuật “ khăn phủ bàn” để hướng dẫn HS.
 * Sử dụng “ Kỹ thuật mảnh ghép”:
 Sau khi cho HS tìm hiểu đề, tìm ý, GV phân nhóm học sinh thực hiện bước lập dàn ý
 + Vòng 1: Mỗi dãy bàn hàng dọc là 1 nhóm
 Yêu cầu mỗi nhóm làm một nhiệm vụ:
 - Nhóm 1: Lập dàn ý phần mở bài
 - Nhóm 2: Lập dàn ý phần thân bài
 - Nhóm 3: Lập dàn ý phần kết bài
 Hết thời gian quy định, HS chuyển nhóm.
 + Vòng 2: Các nhóm mới được hình thành bằng cách sát nhập thành viên của ba nhóm theo dãy bàn hàng ngang. Cứ 2 bàn là một nhóm.
 Yêu cầu các nhóm trình bày dàn ý đã làm. Như vậy, lúc này mỗi nhóm đã có đủ dàn ý 3 phần.
 * Sử dụng kỹ thuật “ khăn phủ bàn”
 GV yêu cầu HS viết một số đoạn văn.
 + Giai đoạn 1: GV chia nhóm theo dãy bàn hàng ngang. Các dãy tự viết từng phần theo phân công:
 Nhóm 1: Phần mở bài
 Nhóm 2: Phần thân bài
 Nhóm 3: Phần kết bài
 + Giai đoạn 2: Các dãy bàn hàng dọc cùng đưa ra nội dung
 Các dãy bàn hàng ngang cùng đưa ra nội dung
 => GV và HS cả lớp bổ sung , chọn nội dung bài của nhóm chính xác nhất...
 Ví dụ 3: Dạy bài “ Từ đồng nghĩa”( Tiết 35)
 GV dùng các kỹ thuật dạy học tích cực hướng dẫn HS làm bài tập củng cố kiến thức từng phần bài học
 * Phần I: Thế nào là từ đồng nghĩa
 Sau khi hình thành khái niệm về từ đồng nghĩa, GV dùng “ Kỹ thuật động não” hướng dẫn HS làm bài tập 1+ 2( SGK 115) để củng cố kiến thức phần I.
 * Phần II: Phân loại từ đồng nghĩa
 GV dùng “ kỹ thuật mảnh ghép hướng dẫn HS làm bài tập 3+ 5( SGK 116)
 Bằng kỹ thuật này, HS nhanh chóng tiếp cận với nội dung bài học : Từ đồng nghĩa được phân làm 2 loại: Từ đồng nghĩa hoàn toàn( sắc thái nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau được)
 Từ đồng nghĩa không hoàn toàn( sắc thái nghĩa khác nhau, không thể thay thể cho nhau được)
 * Phần III: Cách sử dụng từ đồng nghĩa
 GV dùng “ kỹ thuật khăn phủ bàn” để HS vận dụng làm bài tập 6( SGK 116)
 ý kiến cá nhân có thể chưa chính xác( Giai đoạn 1), ý kiến tập thể sẽ bổ trợ để các em nhận ra chỗ thiếu, chưa hoàn thiện trong bài tập của mình( Giai đoạn 2)
III. Kết luận
 Trên đây là các kỹ thuật dạy học tích cực được triển khai trong tài liệu tập huấn giáo viên: Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn cấp THCS.
 Với các hình thức vận dụng kỹ thuật dạy học phù hợp trong từng bài, từng phần, phần nào đã giúp HS nắm bắt kiến thức nhanh hơn.
 Trong quá trình thực hiện, ở kỹ thuật này hay kỹ thuật khác có thể có lúc dễ thực hiện, không tốn kém, sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy đông tối đa tríb tuệ của tập thể, huy động được nhiều ý kiến, tạo diều kiện cho nhiều học sinh tham gia. Song, có lúc, kỹ thuạt này hay kỹ thuật khác có thể đi lạc đề, mất thời gian nhiều trong việc chọ các kiến thức thích hợp.
 Có thể có một số học sinh tích cực nhưng lại có học sinh thụ động.
 Như vậy, không phải giờ học nào cũng thực hiện được tất cả các kĩ thuật dạy học trên. Vì vậy, tuỳ từng tiết học, từng kiểu bài, giáo viên vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực cho phù hợp.
 .
K ( Điều đã biết)
 Know
W ( Điều muốn biết) What
L ( Điều học được)
Learn
Người học điền những điều đã biết về chủ đề bài học trước khi học
Người học điền những điều muốn biết về chủ đề bài học.
Sau khi học xong chủ đề/ bài học, người học điền những điều đã học được.
An-đéc- xen được mệnh danh là “người kể chuyện cổ tích” có nhiều tác phẩm nổi tiếng...
Cô bé bán diêm có phải là chuyện cổ tích không? Vì sao?
Cô bé bán diêm có tính chất của cổ tích: Là hiện thực trong mộng tưởng của những trẻ em nghèo, bất hạnh.
Có thể trong 2 bài tập này, HS sẽ đưa ra các từ đồng nghĩa không thống nhất với nhau, GV căn cứ vào bài làm của các em để sửa cho đúng.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de van 2011.doc