Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn ngữ văn - Lớp 7 năm học 2008-2009 thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn ngữ văn - Lớp 7 năm học 2008-2009 thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)

Câu 1 ( 5 điểm). Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (Ngữ văn 7, tập I) được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp rất khó khăn, gian khổ, nhưng đều toát lên phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. Em hãy tìm hiểu xem phong thái ấy được thể hiện trong những yếu tố nào của nội dung và nghệ thuật hai bài thơ ?

Câu 2 ( 2 điểm). Câu “Con bò ra đường cái rồi” có thể hiểu nghĩa như thế nào ? Từ đó, theo em cần phải làm gì khi sử dụng trường hợp như thế này để ý nghĩa được rõ ràng ?

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1728Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn ngữ văn - Lớp 7 năm học 2008-2009 thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục và đào tạo đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện 
 tĩnh gia	 Môn Ngữ văn - Lớp 7 Năm học 2008-2009
	 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)
Thí sinh không phải chép lại đề vào Tờ giấy thi !
Câu 1 ( 5 điểm). Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (Ngữ văn 7, tập I) được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp rất khó khăn, gian khổ, nhưng đều toát lên phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. Em hãy tìm hiểu xem phong thái ấy được thể hiện trong những yếu tố nào của nội dung và nghệ thuật hai bài thơ ?
Câu 2 ( 2 điểm). Câu “Con bò ra đường cái rồi” có thể hiểu nghĩa như thế nào ? Từ đó, theo em cần phải làm gì khi sử dụng trường hợp như thế này để ý nghĩa được rõ ràng ?
Câu 3 (3 điểm). Cho đề văn nghị luận sau :
	Chứng minh rằng đến với ca dao Việt Nam, ta hiểu thêm về đời sống tình cảm phong phú và sâu sắc của người lao động xưa.
	Khi viết thành văn, có bạn học sinh đã mở bài như sau :
	Ca dao là thể loại văn học dân gian rất gần gũi và quen thuộc đối với mỗi con người Việt Nam. Ngay từ khi mới lọt lòng, em đã được thưởng thức âm điệu ngọt ngào của ca dao qua lời ru của bà, của mẹ. Và cứ thế, em lớn lên cùng những khúc ca dao, dân ca mộc mạc, ân tình.
	Khi chấm bài, cô giáo phê : “ Mở bài chưa đạt yêu cầu”.
	Theo em, vì sao cô giáo phê như vậy ?
Câu 4 (10 điểm). Kí ức về một người thân đã đi xa.
hướng dẫn chấm thi chọn học sinh giỏi huyện năm học 2008-2009
Môn Ngữ văn Lớp 7
Câu 1 ( 5 điểm). Phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ được thể hiện ở :
Những rung động tinh tế và dồi dào của một tâm hồn nghệ sĩ trước cái đẹp của thiên nhiên đất nước, đã sáng tạo nên những bức tranh đẹp về cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc ( 1 đ).
Tâm trạng của tác giả trong bài Cảnh khuya : mặc dù lo nghĩ việc nước đến tận canh khuya nhưng vẫn không quên cảm nhận vẻ đẹp kì thú của cảnh trăng rừng, của tiếng suối trong (1 đ).
Cảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn bạc việc quân trở về, phơi phới nhẹ nhàng chở đày ánh trăng trong bài Rằm tháng giêng (1 đ).
Giọng thơ khoẻ khoắn, trẻ trung, có suy tư, trăn trở nhưng vẫn hào hứng, đầy tin tưởng (1 đ).
Đặt trong hoàn cảnh sáng tácở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, càng thấy rõ phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ trong hai bài thơ (1 đ).
Câu 2 ( 2 điểm). Trường hợp này :
con có thể hiểu là danh từ chỉ quan hệ thân thuộc (cha – mẹ – con) (0,5 đ),
bò là động từ làm vị ngữ và cũng có thể hiểu là loại từ (con) đứng trước danh từ (bò) còn bò là danh từ chỉ vật thể (0,5 đ).
Hai cách hiểu dẫn tới hai ý nghĩa khác nhau (0,5 đ). 
Vì thế, trong những trường hợp này ta phải thêm phó từ hoặc quan hệ từ thích hợp để làm rõ nghĩa. Ví dụ :
+ Con bò đã ra đường cái rồi.
+ Con đã bò ra đường cái rồi (0,5 đ).
Câu 3 (3 điểm). Trả lời được các ý sau :
Cô giáo phê “Mở bài chưa đạt yêu cầu” là vì trong phần Mở bài, bạn học sinh chưa nêu được vấn đề cần chứng minh mà mới chỉ dừng lại ở một số lời giới thiệu chung về ca dao (1 đ).
Để đạt yêu cầu, trong phần Mở bài phải giới thiệu được luận điểm : Ca dao Việt Nam phản ánh rất rõ đời sống tình cảm phong phú và sâu sắc của người lao động xưa. ý này nên đặt cuối phần Mở bài (1 đ).
Ngoài ra, dùng đại từ nhân xưng em là không phù hợp với phong cách nghị luận. Nên dùng đại từ ta (hoặc chúng ta) (1 đ).
Câu 4 (10 điểm). I/ Yêu cầu về hình thức (3 đ)
Bài làm có bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, trình bày sạch đẹp (1 đ).
Văn viết trôi chảy, có cảm xúc, hấp dẫn ; lỗi về chính tả, ngữ pháp không đáng kể (1 đ).
Văn bản phải có sự kết hợp, đan xen giữa biểu cảm, tự sự và miêu tả ; nên dùng cách nói hồi tưởng (1 đ).
II/ Yêu cầu về nội dung (7 đ) Chia ra: Mở bài 1 đ ; Thân bài 5 đ ; Kết bài 1 đ.
Bài văn phải biểu lộ được tình cảm của người viết đối với người thân của mình.
Đề yêu cầu ghi lại kí ức, tức là phải hồi tưởng lại những kỉ niệm đã qua, đã xa.
Cần lưu ý đối tượng mà người viết đang hướng tới để bày tỏ cảm xúc, hiện tại đang ở xa (hoặc đã mất).
Thái độ tình cảm thể hiện trong bài là : nhớ, yêu mến, trân trọng, 
Lưu ý GK: Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, giám khảo xem xét từng trường hợp cụ thể về mức độ đáp ứng để quyết định cho điểm, chú ý xem xét những bài làm thực sự có năng khiếu văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSG Ngu van 7(1).doc