I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?
A. Hồi kèn xung trận
B. Khúc ca khải hoàn
C. Áng thiên cổ hùng văn
D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?
A. Phò giá về kinh
B. Bài ca Côn Sơn
C. Bánh trôi nước
D. Qua Đèo Ngang
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỚP 7 MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm) Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì? A. Hồi kèn xung trận B. Khúc ca khải hoàn C. Áng thiên cổ hùng văn D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên 2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào? A. Phò giá về kinh B. Bài ca Côn Sơn C. Bánh trôi nước D. Qua Đèo Ngang 3. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt. C. Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương. D. Quang Trung đại phá quân Thanh. 4. Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật điều gì? A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được. B. Nước Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa. C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, có thể sánh ngang với các cường quốc khác. D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm. 5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà? A. Giang sơn B. Sông núi C. Đất nước D. Sơn thuỷ 6. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nước Nam là gì? A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc B. Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp C. Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn giữa ý tưởng và cảm xúc D. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng 7. Trong các bài thơ sau, bài nào là thơ Đường? A. Phò giá về kinh B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh C. Cảnh khuya D. Rằm tháng giêng 8. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình? A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm. B. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc. C. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm. D. Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả. 9. Thành ngữ trong câu "Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con." giữ vai trò gì? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Bổ ngữ D. Trạng ngữ 10. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu sau: "Con cá đối bỏ trong cối đá Con mèo cái nằm trên mái kèo" A. Từ ngữ đồng âm B. Cặp từ trái nghĩa C. Nói lái D. Điệp âm II. Tự luận (7, 5 điểm) 11. (2 điểm): Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến). 12. (5,5 điểm): Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau: Một kỉ niệm tuổi thơ. Tình bạn tuổi học trò Đề kiểm tra học kì I lớp 7 môn Ngữ văn - Đề số 2 MA TRẬN ĐỀ THI Cấp độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TN TL TN TL BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ Số câu Số điểm Tỉ lệ % Chép chính xác bài thơ Số câu 1 Số điểm 1,5 Tỉ lệ: 15 % Số câu: 1 Sđ :1,5đ = 15% DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ Số câu 1 Số điểm Tỉ lệ % - Chỉ ra từ đồng âm có trong bài: 1đ Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10 % - Nêu tác dụng của từ đồng âm: 1đ Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10 % Số câu:1 Sđ: 2,0đ = 20% QUA ĐÈO NGANG Số câu Số điểm Tỉ lệ % Nhận biết bài thơ và tên tác giả Số câu: 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10 % So sánh cụm từ ”ta với ta” trong hai bài thơ Số câu: 1 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15 % Số câu: 2 Sđ: 2,5 = 25% BÀI VĂN CẢM NGHĨ Bài văn nêu cảm nghĩ về tình bạn Số câu: 1 SĐ: 4,0 Tỉ lệ: 40 % Số câu: 1 Số điểm: 4,0 Tỉ lệ: 40 % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 1,5 = 15% Số câu : 2 Số điểm: 3,0 = 30 % Số câu :2 Số điểm: 5,5 = 55 % Số câu: 5 Số điểm: 10 = 100 % ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Cho câu thơ: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà” 1. Chép tiếp 7 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ? 2. Bài thơ em vừa chép, tác giảđã sử dụng nghệ thuật chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm, đó là từ nào? Nêu tác dụng? 3. Trong bài thơ em vừa chép có cụm từ “ ta với ta”.Cụm từ này làm em nhớ đến bài thơ nào cũng có cụm từ đó? Tác giả bài thơ đó là ai? 4. Cùng cách viết “ ta với ta”nhưng về cách hiểu hai cụm từ ở hai bài thơ có giống nhau không? Vì sao? 5. Từ nội dung bài thơ em vừa chép, hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về tình bạn. _________________Hết________________ ĐÁP ÁN Câu Nội dung trả lời Điểm 1 - Chép chính xác bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” 1,5 = 1,5 điểm 2 - Dùng từ đồng âm để chơi chữ ở câu thơ sau: Bác đến chơi đây, ta với ta! + ta 1 : chỉ tác giả + ta 2 : chỉ người bạn đến chơi - Tác dụng : Tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ, thú vị cho người đọc, người nghe. 1 đ 1 đ = 2,0 điểm 3 - Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan 0,5đ 0,5đ = 1,0 điểm 4 - So sánh cụm từ “ta với ta” HS trình bày được các ý cơ bản sau: - Giống nhau về hình thức và cách phát âm và cả hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”. - Khác nhau về nội dung, ý nghĩa biểu đạt: + Ở bài Qua Đèo Ngang, cụm từ này có ý nghĩa chỉ một người – chủ thể trữ tình của tác phẩm. Còn ở bài Bạn đến chơi nhà có ý nghĩa chỉ hai người: chủ và khách – hai người bạn. + Ở bài Qua Đèo Ngang, cụm từ này thể hiện sự cô đơn không thể sẻ chia của nhân vật trữ tình. Ở bài Bạn đến chơi nhà cho thấy sự cảm thông và gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỉ. 0,5đ 0,5đ 0,5đ = 1,5 điểm 5 Hình thức bài văn: bố cục 3 phần I. Mở bài: Giới thiệu về tình bạn II. Thân bài: Nội dung: tình bạn - Cơ sở tình bạn: xây dựng bằng tình cảm vô tư, chân thành, trong sáng - Biểu hiện tình bạn: gắn bó, chia sẻ, cảm thông, tin tưởng ... - Liên hệ bản thân III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về tình bạn 0,5đ 1,0đ 1,0đ 1,0đ 0,5đ = 4,0 điểm
Tài liệu đính kèm: