Đề thi học kì i môn: ngữ văn 7 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi học kì i môn: ngữ văn 7 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (1 điểm): Chỉ rõ lỗi sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng:

a, Nó chăm chú nghe kể chuyện đầu đến cuối.

b, Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1648Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì i môn: ngữ văn 7 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: ....................................
Lớp: ..............
đề thi học kì I
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề 1
(Học sinh làm bài vào đề)
Câu 1 (1 điểm): Chỉ rõ lỗi sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng:
a, Nó chăm chú nghe kể chuyện đầu đến cuối.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b, Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2 (1 điểm): Giải thích nghĩa và đặt câu với thành ngữ sau:
 ếch ngồi đáy giếng: ...............................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Câu 3 (3 điểm): Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) cảm nhận nét đặc sắc về mặt nghệ thuật trong hai câu thơ sau:
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 4 (5 điểm): Cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
Họ và tên: ....................................
Lớp: ..............
đề thi học kì I
Môn: Ngữ Văn 7 
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề 2
(Học sinh làm bài vào đề)
Câu 1 (1 điểm): Chỉ rõ lỗi sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng:
a, Con xin báo một tin vui cha mẹ mừng.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b, Ngày nay,chúng ta cũng có quan niệm với cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2 (1 điểm): Giải thích nghĩa và đặt câu với thành ngữ sau:
 Đi guốc trong bụng: ...............................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Câu 3 (3 điểm): Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) cảm nhận nét đặc sắc về mặt nghệ thuật trong hai câu thơ sau:
“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
Câu 4 (5 điểm): Cảm nghĩ của em về bài thơ “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu) của Hồ Chí Minh.
Đáp án và biểu điểm học kì I
Môn : Ngữ Văn 7
Đề 1: 
Câu 1:(1 điểm) 
a, Học sinh chỉ rõ lỗi sai: thiếu quan hệ từ cho 0.25 điểm
Biết chữa đúng cho 0,25 điểm.: thêm quan hệ từ, từ “từ”. Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.
 b, Học sinh chỉ rõ lỗi sai: thiếu quan hệ từ cho 0.25 điểm
Biết chữa đúng cho 0,25 điểm.: thêm quan hệ từ, từ “với”. Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.
Câu 2: (1 điểm)
Giải thích nghĩa đúng cho 0,5 điểm: Người ít hiểu biết, kiến thức nông cạn do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp mà huênh hoang.
Đặt câu đúng ngữ pháp, đúng văn cảnh, nội dung trọn vẹn cho 0,5 điểm.
 Câu 3 (3 điểm)
Về hình thức: đoạn văn có độ dài từ 5 đến 7 câu.(0,5 điểm)
Về nội dung: Nghệ thuật đảo ngữ “Lom khom”, “Lác đác” giữ chức năng vị ngữ được đảo lên trước chủ ngữ. (1 điểm)
Tác dụng: 
+ Xác định rõ điểm nhìn nghệ thuật, chỗ đứng để tả cảnh của tác giả: từ trên cao, từ xa nên chỉ có thể thấy tương đối rõ dáng lom khom và sự thưa thớt, lác đác điểm xuyết của những ngôi nhà. 
+ Cảnh sắc Đèo Ngang càng trở nên hoang vắng trống trải. (0,5 điểm)
Câu 4 (5 điểm) Cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
1.Yêu cầu: Học sinh xác định và viết đúng cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. Hình dung cảnh sắc do bài thơ gợi lên và phân tích vài chi tiết thơ hay nhất để làm rõ cảm nghĩ của mình . Cách trình bày có thể khác nhau nhưng phải làm được những ý sau :
* Cảnh khuya núi rừng chiến khu Việt Bắc
- Âm thanh tiếng suối từ xa vọng lại, tiếng suối so sánh như tiếng hát trong trẻo của con người trong đêm vắng, ta cảm thấy ấm cúng.
- Bức tranh thiên nhiên trong rừng đêm khuya, trăng chiến khu, chú ý điệp từ “lồng” tạo nên vẻ đẹp huyền ảo lung linh... là bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng.
* Tâm trạng của nhà thơ
- Điệp ngữ “chưa ngủ” câu 3 và 4 giúp ta hiểu được lí do nhà thơ không ngủ được không chỉ thưởng ngoạn ánh trăng mà “Vì lo nỗi nước nhà”. Điều đó chứng tỏ Bác không ngủ vì Người lo cho dân, cho nước, lo cho cuộc kháng chiến còn muôn vàn khó khăn. 
- Tâm hồn của người thi sĩ, người chiến sĩ.
Lưu ý: Bài viết có thể nêu vẻ đẹp của bài thơ cả về nội dung và hình thức nghệ thuật nhưng chủ yếu là phải nói được những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân học sinh về bài thơ và về tác giả Hồ Chí Minh. Những suy nghĩ, biểu cảm trong bài thơ tuỳ vào mỗi học sinh, nhưng điều chủ yếu là phải chân thực.
2. Biểu điểm
- Điểm 5: Làm đủ các ý trên, hành văn trong sáng, văn viết có cảm xúc, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 4: Thiếu một ý nhỏ trong các ý trên, hành văn trong sáng, văn viết có cảm xúc, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3: Thiếu hai ý nhỏ trong các ý trên, hành văn trôi chảy, văn viết có cảm xúc, còn mắc một vài sai sót về chính tả.
- Điểm 2: Thiếu ba ý nhỏ trong các ý trên, diễn đạt thoát ý, còn mắc một vài sai sót về chính tả, diễn đạt, ngữ pháp.
- Điểm 1: Thiếu ba ý nhỏ trong các ý trên, diễn đạt còn lủng củng, bố cục lộn xộn, còn mắc một vài sai sót về chính tả, diễn đạt, ngữ pháp.
- Điểm 0: Viết sai lạc về nội dung và phương pháp.
( Giáo viên có thể cho điểm lẻ đến 0,5 điểm căn cứ vào mỗi bài viết của học sinh)
Đáp án và biểu điểm học kì I
Môn : Ngữ Văn 7
Đề 2: 
Câu 1:(1 điểm) 
a, Học sinh chỉ rõ lỗi sai: thiếu quan hệ từ cho 0.25 điểm
Biết chữa đúng cho 0,25 điểm.: thêm quan hệ từ, từ “để”. ”. Con xin báo một tin vui để cha mẹ mừng.
 b, Học sinh chỉ rõ lỗi sai: dùng quan hệ từ không thích hợp cho 0.25 điểm
Biết chữa đúng cho 0,25 điểm.: bỏ quan hệ từ, từ “với”, thay bằng quan hệ từ “như”. Ngày nay,chúng ta cũng có quan niệm như cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.
Câu 2: (1 điểm)
Giải thích nghĩa đúng cho 0,5 điểm: Biết rõ ý đồ tâm tư sâu kín mà người khác ôm ấp, giấu diếm.
Đặt câu đúng ngữ pháp, đúng văn cảnh, nội dung trọn vẹn cho 0,5 điểm.
 Câu 3 (3 điểm)
Về hình thức: đoạn văn có độ dài từ 5 đến 7 câu.(0,5 điểm)
Về nội dung: Nghệ thuật đảo ngữ “Nhớ nước”, “Thương nhà” giữ chức năng vị ngữ được đảo lên trước chủ ngữ. (1 điểm)
Tác dụng: 
+ Nhấn mạnh tâm trạng thường trực khắc khoải: nhớ nước, thương nhà.(1 điểm)
+ Nỗi buồn thấm thía vào chín tầng sâu cõi lòng, toả rộng trong không gian.(0,5 điểm)
Câu 4 (5 điểm) Cảm nghĩ của em về bài thơ “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu) của Hồ Chí Minh.
 1.Yêu cầu: Học sinh xác định và viết đúng cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. Hình dung cảnh sắc do bài thơ gợi lên và phân tích vài chi tiết thơ hay nhất để làm rõ cảm nghĩ của mình . Cách trình bày có thể khác nhau nhưng phải làm được những ý sau :
* Hai câu thơ đầu:
- Điệp từ “xuân” của cả hai câu không chỉ miêu tả màu xanh của trời xuân mà nó còn là nước mùa xuân, dòng sông mùa xuân. Mùa xuân của cảnh vật tràn đầy sức sống, tràn đầy ánh trăng.
- Cảnh đêm trăng rằm tháng giêng thật huyền ảo, thơ mộng nhưng nó rất thực. Qua đó chúng ta thấy sức trẻ của con người, của mùa xuân.
* Hai câu cuối:
- Trong cảnh đêm trăng mờ ảo, tại chiến khu Việt Bắc nơi “Yên ba thâm xứ” là không khí khẩn trương của những người chiến sĩ đang bàn bạc việc nước. 
- Câu kết vẫn ánh trăng rằm nhưng ánh trăng không chỉ trong không gian mà thuyền đang chở đầy ánh trăng.
- Nghệ thuật trào lộng của tác giả cho ta thấy tâm trạng ung dung, thư thái của người chiến sĩ, thi sĩ.
Lưu ý: Bài viết có thể nêu vẻ đẹp của bài thơ cả về nội dung và hình thức nghệ thuật nhưng chủ yếu là phải nói được những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân học sinh về bài thơ và về tác giả Hồ Chí Minh. Những suy nghĩ, biểu cảm trong bài thơ tuỳ vào mỗi học sinh, nhưng điều chủ yếu là phải chân thực.
2. Biểu điểm
- Điểm 5: Làm đủ các ý trên, hành văn trong sáng, văn viết có cảm xúc, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 4: Thiếu một ý nhỏ trong các ý trên, hành văn trong sáng, văn viết có cảm xúc, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3: Thiếu hai ý nhỏ trong các ý trên, hành văn trôi chảy, văn viết có cảm xúc, còn mắc một vài sai sót về chính tả.
- Điểm 2: Thiếu ba ý nhỏ trong các ý trên, diễn đạt thoát ý, còn mắc một vài sai sót về chính tả, diễn đạt, ngữ pháp.
- Điểm 1: Thiếu ba ý nhỏ trong các ý trên, diễn đạt còn lủng củng, bố cục lộn xộn, còn mắc một vài sai sót về chính tả, diễn đạt, ngữ pháp.
- Điểm 0: Viết sai lạc về nội dung và phương pháp.
( Giáo viên có thể cho điểm lẻ đến 0,5 điểm căn cứ vào mỗi bài viết của học sinh)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe hoc ki Van 7.doc