Đề thi học kì I môn: Vật lý 8

Đề thi học kì I môn: Vật lý 8

Câu1:Đại lượng nào cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động?

A.Thời gian vật chuyển động B.Quãng đường vật đi được

C. Vận tốc của vật D. cả A,B,C đều sai

Câu 2:Khi một vật chịu tác dụng của hai lực mà vật đó vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực:

A. Cân bằng B. Bằng nhau

C. Cùng phương D. Ngược chiều nhau.

Câu 3: Một vật đang chuyển động về phía trước, đột ngột rẽ trái thì người ngồi trên xe sẽ có xu hướng nghiêng về :

 A.Bên trái. B.Phía trước.

 C. Phía sau. D.Bên phải

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1055Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn: Vật lý 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lý Tự Trọng ĐỀ THI HỌC KÌ I
Họ Và Tên:. Môn: VẬT LÝ 8
 Lớp:SBD	 
Điểm:
	Lời Phê Của Giáo Viên:
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm,mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).Khoanh tròn vào câu em cho là đúng nhất 
Câu1:Đại lượng nào cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động?
A.Thời gian vật chuyển động 	B.Quãng đường vật đi được 
C. Vận tốc của vật	 D. cả A,B,C đều sai
Câu 2:Khi một vật chịu tác dụng của hai lực mà vật đó vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực:
A. Cân bằng	B. Bằng nhau
C. Cùng phương	D. Ngược chiều nhau.	
Câu 3: Một vật đang chuyển động về phía trước, đột ngột rẽ trái thì người ngồi trên xe sẽ có xu hướng nghiêng về :
 A.Bên trái. B.Phía trước.
 C. Phía sau. D.Bên phải
Câu 4: Trường hợp nào sau đây cần tăng lực ma sát: 
 A. Bảng trơn và quá nhẵn B. Khi quẹt diêm
 C. Khi phanh gấp để xe dừng lại D. Cả A,B,C
Câu 5:Tại sao không thể tính trực tiếp áp suật khí quyển bằng công thức P = d.h?
Vì khí quyển có độ cao rất lớn
Vì khí quyển không có khối lượng.
Vì độ lớn của áp suất khí quyển thay đổi theo độ cao.
Vì khí quyển không có trọng lượng riêng.
Câu 6: Vì sao khi lặn người thợ lặn cần phải mặc bộ đồ lặn?
A. Vì khi lặn sâu nhiệt độ tăng. 
B. Vì khi lặn sâu lực ma sát giữa người và nước rất lớn
C. Vì khi lặn sâu áp suất chất lỏng tác dụng lên người rất lớn 
D. Cả A,B,C đều sai.
Câu 7:Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng. Lực đó được gọi là.................................................................
Khi nhúng một vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng, nếu lực đẩy ác-si-met lớn hơn trọng lượng của vật thì vật sẽ.....................................
D. Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố là .........................................................Và................................................
Câu 8:Một vật lần lượt được nhúng ngập trong nước, dầu, thuỷ ngân.Lực đẩy Aùc-si-met tác dụng lên vật trong chất nào là lớn nhất? 
A. Nước . B. Dầu
C. Thuỷ ngân. D. Tất cả đều bằng nhau
Câu 9 :Một vật nổi được trên mặt nước, vì:
A. Có lực đẩy ác-si-met tác dụng lên vật
B. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước
C. Cả A và b đều đúng.
D. Cả A và b đều sai.
Đánh dấu X vào ô thích hợp:
Câu
Đúng
Sai 
1. Lực đẩy ác-si-met phụ thuộc vào trọng lượng riêng cuả chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
2. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công
3. Lực ma sát nghỉ sinh ra khi một vật đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang
4. Aùp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào độ cao tính từ điểm tính áp suất đến mặt thoáng của chất lỏng
5. Nhúng một vật chìm trong chất lỏng vật sẽ chìm xuống khi trọng lượng của vật bằng lực đẩy ác-si-met tác dụng lên vật
II. PHẦN TỰ LUẬN:(6 điểm)
 Câu 1: (2 điểm):
Một vật chuyển động theo hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Vật chuyển động với vận tốc v1=15km/h trong 3km đầu tiên.
Giai đoạn 2: Vật chuyển động hết 3/4giờ với vận tốc v2=32km/h.
Tính tổng quãng đường vật đã đi trong hai giai đoạn trên.
Tính vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường trên.
Câu 2: ( 1 điểm):
Một thùng cao 2m đựng đầy xăng, tính áp suất của xăng lên đáy thùng và điểm cách đáy thùng 60cm, cho trọng lượng riêng của xăng là 7000 N/m3.
Câu 3: (1 điểm)
Viết công thức tính công cơ học, cho biết ý nghĩa vật lý của các đại lượng có trong công thức, đơn vị đo của chúng
Câu 4: (2điểm) Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để đưa vật có trọng lượng là 1000N lên cao 1,2m bằng một lực kéo 400N. Biết chiều dài mặt phẳng nghiêng là 6m.
Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
Tính lực cản tác dụng lên vật trong trường hợp này.	
PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
CÂU 1: C
CÂU 2: A
CÂU 3: D
CÂU 4: D
CÂU 5: C
CÂU 6: C
CÂU 7: 
A) lực đẩy ác –si-met 
B) nổi lên
C) lực tác dụng và quãng đường vật dịch chuyển
CÂU 8: C
CÂU 9: B
Đánh dấu X vào ô thích hợp:
1 đúng
2 đúng
3 đúng
4 sai
5 sai 
PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: 
Tóm tắt: 
Cho: v1=15km/h; S1=3km
t1=3/4h; v2 = 32km/h
Tính: 
S = ?
Vtb =?
 Giải:
a) Quãng đường của vật trong giai đoạn 2 là: (0,5đ)
 S2 = v2.t2 = ¾ .32 =24km 
Quãng đường vật đi được trong cả 2 giai đoạn là: (0,5đ)
S = S1 + S2 = 24 + 3 = 27km
b) Thời gian của vật trong giai đoạn 1 là: (0,5đ)
t1 = S1 : v1 = 3:15 = 1/5h
Vận tốc trung bình của vật trên cả hai quãng đường trên là: (0,5đ)
 Vtb = (S1+S2) : (t1+t2) = (3+24) : (3/4 + 1/5) = 28,42 km/h
Câu 2: 
Tóm tắt:
Cho: h1 = 2m; h2 = 60cm = 0,6cm
dxăng = 7000N/m3 
Tính: 
P1 = ?
P2 = ?
Giải:
Aùp suât tại đáy bình là: (0,5đ)
P1 = dxăng.h1 = 7000 . 2 = 14000 pa
Aùp suất tại điểm cách đáy thùng 60cm là: (0,5đ)
P2 = dxăng.(h1 - h2) = 7000.(2 - 0,6) = 9800 pa
Câu 3: Công thức tính công cơ học: A = F.S trong đó
A: Công cơ học, đơn vị đo (J)
F: Lực tác dụng vào vật, đơn vị đo (N)
S: Quãng đường vật dịch chuyển dưới tác dụng của lực F, đơn vị đo (m) (1đ)
Câu 4: 
Tóm tắt:
Cho: P = 1000N; h = 1,2m;
Fk = 400N; s = 6m
Tính: 
H = ?
Fc = ?
Giải:
Công nâng vật (công có ích): 0,25đ
A1 = P.h = 1000 x 1,2 = 1200 (J)
Công kéo vật trên mặt phẳng nghiêng là (công toàn phần): 0,25đ
A2 = Fk . s = 400 x 6 = 2400 (J)
Hiệu suất mặt phẳng nghiêng là: 
H = (A1 : A2) x 100% = 50% (0,75đ)
Công do lực cản gây ra là:
A = A2 - A1 = 2400 - 1200 = 1200 (J) (0,25đ)
Lực cản trong trường hợp này là:
Fc = A : s = 1200 : 6 = 200 N (0,5đ)
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I
MÔN: VẬT LÝ 8
Mức độ nhận thức
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng 
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Bài 1;2;3;4;5;6
2 câu
 0,5đ
2 câu 
0,5đ
2câu
0,5đ
1câu
2đ
3,5đ
Bài 7;8;9
2 câu 
0,5đ
1câu 
1đ
1,5đ
Bài 10
2câu 
0,5đ
1câu
1đ
1,5đ
Bài 12
2 câu
0,5đ
2câu 
0,5đ
1đ
Bài 13
2 câu
0,5đ
1câu 
2đ
2,5đ
Tổng 
30%
40%
30%
10đ

Tài liệu đính kèm:

  • docktrly8.doc