Để thi học sinh giỏi lớp 7 năm học: 2010-2011, thời gian: 90 phút

Để thi học sinh giỏi lớp 7 năm học: 2010-2011, thời gian: 90 phút

1. Viết đoạn văn khoảng 10 dòng làm rõ giá trị 5 dòng thơ cuối trong bài “ Mao ốc vị thu phong sở phá ca” của Đỗ Phủ, trong đó có sử dụng phép so sánh, nhân hóa.

( 3đ)

2. Tìm câu tục ngữ trái ngược với câu “ Sống chết mặc bay” và giải thích, chứng minh cho câu tục ngữ mà em đã chọn. (7đ)

ĐÁP ÁN

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1136Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Để thi học sinh giỏi lớp 7 năm học: 2010-2011, thời gian: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục huyện Núi Thành Để thi học sinh giỏi lớp 7
Trường THCS lương Thế Vinh Năm học: 2010-2011, tg: 90’
Viết đoạn văn khoảng 10 dòng làm rõ giá trị 5 dòng thơ cuối trong bài “ Mao ốc vị thu phong sở phá ca” của Đỗ Phủ, trong đó có sử dụng phép so sánh, nhân hóa.
( 3đ)
Tìm câu tục ngữ trái ngược với câu “ Sống chết mặc bay” và giải thích, chứng minh cho câu tục ngữ mà em đã chọn. (7đ)
ĐÁP ÁN
Yêu cầu:
a. Về nội dung:
- Học sinh chép đầy đủ 5 dòng thơ cuối trong bài thơ.
- Học sinh thấy được trong bài thơ của Đỗ Phủ, nhờ có 5 dòng thơ cuối mà nỗi đau của một người đã trở thành tấm gương phản chiếu nỗi đau của muôn người. Kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ nhiều không kể xiết bởi thế mà nhà thơ muốn có nhà rộng muôn ngàn gian mới có thể chứa hết.
- Qua đó ta thấy được tư tưởng nhân văn của tác giả khi biết đặt nỗi đau chung của đất nước, của muôn người lên nỗi đau riêng. Ông dám đánh đổi hạnh phúc cá nhân lấy hạnh phúc những cuộc đời chung.
- Ước mơ của nhà thơ tuy ảo tưởng nhưng rất đẹp bởi nó chứa chan một tấm lòng vị tha, nhân đạo sâu sắc.
b. Về hình thức:
- Đoạn văn đáp ứng số dòng theo yêu cầu và có ít nhất một phép tu từ so sánh và một phép nhân hóa.
- Văn viết mạch lạc
2. Yêu cầu chung của bài tập làm văn:
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận giải thích kết hợp chứng minh một vấn đề xã hội. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, lí lẽ có sức thuyết phục, dẫn chứng cụ thể, hạn chế lỗi chính tả, lỗi dùng từ.
- Nội dung: Học sinh hiểu được câu tục ngữ trái ngược với câu “ Sống chết mặc bay” là câu “ Thương người như thể thương thân” thể hiện tình yêu thương giữa con người với nhau.
1/ Lòng yêu thương vốn là truyền thống sáng ngời của dân tộc Việt Nam. Văn học dân gian có rất nhiều câu tục ngữ khuyên con người có lối sống trái ngược với “ Sống chết mặc bay” của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm của Phạm Duy Tốn.
2/ giải thích ngắn gọn ‘thương thân”, “thương người” là gì?
- Câu tục ngữ chia làm hai vế so sánh rất rõ. Cách nói ngắn gọn đã làm sáng ngời lên lối sống tốt đẹp “ vì mọi người”.
- Nếu thương người xung quanh như thương bản thân mình thì mức độ yêu thương là tuyệt đối và chân thật, hết lòng tận tụy: đó là lối sống của một xã hội văn minh.
- Thương người và giúp đỡ người không phải là thương hại. Ngoài việc giúp đỡ người nghèo đói, còn phải động viên, an ủi, chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh không may mắn, bất hạnh trong cuộc sống, giúp họ tin yêu và có ý chí vươn lên.
- Xã hội ta ngày nay đã có những việc làm đẹp thể hiện nội dung câu tục ngữ: lập ra trại trẻ mồ côi, phát động các phong trào trái tim cho em, áo lụa tặng bà, nỗi đau da cam......
- Trong văn học có nhiều tác phẩm thể hiện tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau như: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ, đã thể hiện thật xúc động tình thương yêu của tác giả với những người nghèo trong thiên hạ: “ Ước gì nhà rộng muôn ngàn gian, che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan”....Hay như Dế Mèn với người bạn là Dế Trũi bị bọn Châu Chấu voi bắt làm tù binh, Mèn đã từ giã chức thủ lĩnh tổng Châu Chấu, khăn gói lên đường tìm bạn....
- Dân gian ta còn nhiều câu tục ngữ , ca dao tương tự như: Lá lành đùm lá rách, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ... đó là tấm lòng nhân ái, là nghĩa cử cao đẹp mà mỗi học sinh phải học tập..

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi HS gioi khoi 7 2011.doc