- Tục ngữ có đặc điểm hình thức nh thế nào và thờng nói về những đề tài gì?
Hãy minh hoạ những đặc điểm đó và phân tích giá trị của chúng bằng những câu tục ngữ đã học, đọc thêm (bằng cách kẻ và điền vào bảng sau).
Đề thi môn ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài 90 phút ĐỀ 3 1- Tục ngữ có đặc điểm hình thức nh thế nào và thờng nói về những đề tài gì? Hãy minh hoạ những đặc điểm đó và phân tích giá trị của chúng bằng những câu tục ngữ đã học, đọc thêm (bằng cách kẻ và điền vào bảng sau). (3,5 điểm) Đặc điểm Câu minh hoạ Giá trị 2- Nêu các bước để tìm hiểu đề và lập ý cho bài văn nghị luận. Vận dụng các bước tìm hiểu đề và lập ý cho đề văn sau: Phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng thiên nhiên trong những bài thơ kháng chiến chống Pháp của Hồ Chí Minh thuộc chương trình Ngữ văn 7 . (3,5 điểm) 3- Tự luận: Cảm nghĩ của em về bài ca dao: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót nh ma ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. (3,0 điểm) hướng dẫn chấm thi môn ngữ văn lớp 7 Câu 1 (3,5 điểm): Nội dung trả lời: a- Tục ngữ có đặc điểm hình thức nh: Ngắn gọn; Thờng có vần, nhất là vần lng; Các vế thờng đối xứng nhau cả về hình thức, cả về nội dung; Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. b- Tục ngữ thờng nói về những đề tài thiên nhiên và lao động sản xuất, con ngời và xã hội c- Hãy minh hoạ những đặc điểm đó và phân tích giá trị của chúng bằng những câu tục ngữ đã học, đọc thêm. Đặc điểm Câu minh hoạ Giá trị Ngắn gọn: Tấc đất tấc vàng, ăn quả nhớ kẻ trồng cây Dễ nhớ, dễ hiểu Thờng có vần, nhất là vần lng: Một mặt ngời bằng mời mặt của; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. Dễ thuộc, truyền cảm, hấp dẫn Các vế thờng đối xứng nhau cả về hình thức (từ loại, cấu trúc, thanh điệu), cả về nội dung (ý nghĩa cụ thể, ý nghĩa hàm ngôn): Đói cho sạch, rách cho thơm. Tạo nhạc điệu, gây ấn tợng sâu sắc, nhấn mạnh, làm nổi bật bản chất Lập luận chặt chẽ: Có công mài sắt, có ngày nên kim Chết trong hơn sống đục từ thực tế đa lời nhận xét So sánh đối chiếu, chỉ ra sự hơn kém rất rõ ràng Có tính khẳng định cao nh chân lí Giàu hình ảnh: Ngời ta là hoa đất Vừa cụ thể, vừa gợi cảm Cách cho điểm: a- Nêu đúng, trình bày đủ 4 đặc điểm cho 0,5 điểm. b- Nêu đúng, trình bày rõ mỗi đề tài cho 0,25 điểm, tổng là 0,5 điểm. c- 5 đặc điểm tổng là 2,5 điểm, mỗi đặc điểm cho 0,5 điểm, chia ra: nêu ví dụ minh hoạ cho 0,25 điểm, có ý phân tích cho 0,25 điểm Câu 2 (3,5 điểm): Nội dung trả lời: a- Tìm hiểu đề là: Xác định đúng vấn đề; Xác định đúng phạm vi; Xác định đúng tính chất; Xác định đúng kiểu lập luận. b- Nêu các bớc để lập ý cho bài văn nghị luận: Xác lập luận điểm; Tìm luận cứ; Xây dựng lập luận. c- Vận dụng vào đề văn sau: Phát biểu cảm nghĩ về hình tợng thiên nhiên trong những bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh trong chơng trình Ngữ văn 7 +Tìm hiểu đề là: Xác định đúng vấn đề: hình tợng thiên nhiên - Xác định đúng phạm vi: những bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh trong chơng trình Ngữ văn 7 - Xác định đúng tính chất: đánh giá, khẳng định Xác định đúng kiểu lập luận: biểu cảm về một vấn đề văn học. + Nêu các bớc để lập ý cho bài văn nghị luận: Xác lập luận điểm: Thiên nhiên trong thơ Bác rất chân thực, sống động, giàu ý nghĩa nghệ thuật, nhân văn. Tìm luận cứ: Thiên nhiên trong thơ Bác rất chân thực, sống động Giàu ý nghĩa nghệ thuật, nhân văn. Xây dựng lập luận: Bắt đầu từ cảm nghĩ về vẻ đẹp thiên nhiên. Sau đó là cảm nghĩ về tàì năng nghệ thuật. Cuối cùng là cảm nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn. Cách cho điểm: Cho 0,5 điểm. Cho 0,5 điểm. c- +Tìm hiểu đề cho 1, 0 điểm, chia ra mỗi ý 0,25 điểm + Nêu các bớc để lập ý cho bài văn nghị luận cho 1, 5 điểm, chia ra mỗi ý 0,5 điểm Câu 3 (3,0 điểm): Nội dung trả lời: a- Mở bài: Giới thiệu: “ Cày đồng...” là một trong những bài ca dao hay nhất... Giới thiệu ấn tợng cảm xúc: Khi đọc lên, em cảm thấy xúc động, thấm thía. b- Thân bài: b1- Nêu chủ đề bài ca dao. b2- Nêu cảm nghĩ theo từng ý: - Cảm thông với nỗi vất vả của nhà nông. - Xúc động trớc giá trị của thành quả lao động. c- Kết bài: Khẳng định giá trị của bài ca dao. Bài học cho bản thân. Cách cho điểm: (a) và (c) cho 0,5 điểm, (b1) cho 0,5 điểm, (b2 ) cho 1,5 điểm, tổng 3,0 điểm đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 Năm học 2004 - 2005 (Thời gian làm bài 150 phút) Câu 1 (3 điểm): Viết một đoạn văn so sánh cụm từ “Ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “Ta với ta” trong bài “Qua đèo ngang” của Bà huyện Thanh Quan. Câu 2 (5 điểm): Trình bày cảm nhận về những cái hay của đọan văn sau: “ ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”. (Trích “Mùa xuân của tôi”- Vũ Bằng) Câu 3 (12 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưaothong qua các văn bản: “Những câu hát than thân” (Ca dao); “Sau phút chia ly” (Đoàn Thị Điểm); “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương) đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 Năm học 2006 - 2007 (Thời gian làm bài 150 phút) Câu 1 (3 điểm): Hãy chỉ rõ và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong những câu thơ sau: “ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” (Sau phút chia ly - Đoàn Thị Điểm). Câu 2 (5 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền” (Một thứ quà của lúa non: Cốm - Thạch Lam) Câu 3 (12 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ: Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 Năm học 2007 - 2008 (Thời gian làm bài 150 phút) Câu 1 (3 điểm): Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong những câu thơ sau: “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. ( Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương). Câu 2 (5 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “ Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa: “Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”. (Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương) Câu 3 (12 điểm): Từ các văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài. Hãy bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó. 5 Hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi Môn ngữ văn 7 Năm học 2007-2008 Tổng điểm cho cả bài thi là 20 điểm, phân chia như sau: Câu 1 (3 điểm): * Yêu cầu 1 (1,0 điểm): Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà. * Cho điểm: Chỉ đúng mỗi từ cho 0,5 điểm. * Yêu cầu 2: Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ (2,0 điểm): - Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm. - Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ. - Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào. - Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương. * Cho điểm: - Mỗi ý đúng, sâu sắc cho 0,5 điểm. - Chạm vào yêu cầu cho 0,25 điểm. - Thiếu hoặc sai hoàn toàn cho 0 điểm. Câu 2 (5 điểm): * Yêu cầu: Đây là đoạn văn biểu cảm tình yêu Sài Gòn của nhân vật trữ tình trong tuỳ bút Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương. - Câu mở đầu đoạn văn bộc lộ tình cảm một cách khái quát, những câu sau bộc lộ tình yêu Sài Gòn một cách cụ thể của tôi. Với những hình ảnh đối lập, sự liệt kê cho thấy tôi yêu sài Gòn da diết, yêu rất nhiều thứ, nhiều lúc, nhiều nơi: Yêu thiên nhiên yêu nắng, yêu mưa, yêu sớm, yêu chiều, yêu đêm, yêu ngày, yêu nhịp sống của phố phường lúc tĩnh lặng, yêu cả những lúc phố phường náo động, dập dìu, yêu những lúc thời tiết đẹp trời, rồi yêu cả những lúc thời tiết trái chứng trở trời. Và cuối cùng tác giả lí giải cho cái tình cảm của mình bằng một câu ca dao càng làm nổi bật tình yêu sâu sắc đối với quê hương. Thông qua tình yêu của tác giả ta cảm nhận được nét đẹp riêng, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu và phố phường Sài Gòn. - Điệp ngữ tôi yêu nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng với hình ảnh gợi cảm nắng ngọt ngào, gió nhớ thương, cây mưa nhiệt đới bất ngờ, trời ui ui buồn bã, ta như cảm thấy nhân vật trữ tình huy động tất cả các giác quan để cảm nhận một cách tinh tế thiên nhiên, phố phường Sài Gòn để bộc lộ tình yêu Sài Gòn sâu nặng, thiết tha. - Đoạn văn gợi nhắc mọi người về tình yêu đối với quê hương, đất nước. * Cho điểm: - Cho 4,0 – 5,0 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế. - Cho 3,0 – 3,75 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, có lúc sâu sắc, tinh tế. - Cho 2,0 – 2,75 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, nhưng tản mạn, khô cứng. - Cho 1 – 1,75 điểm: Cảm nhận hời hợt, nông cạn. - Cho 0,25 – 0,75 điểm: Có chi tiết chạm vào yêu cầu. - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. Câu 3 (12 điểm): a) Mở bài (0,5 điểm): * Yêu cầu: Giới thiệu những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người than trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó thông qua việc đọc các văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình, Mẹ tôi (ét-môn-đo đơ A-mi-xi), Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài). * C ... cho mình. - Bày tỏ tình cảm một cách sâu sắc nhất bằng cách nguyện ghi lòng tạc dạ chín chữ cù lao, làm tròn chữ hiếu, anh em hoà thuận làm cho cha mẹ vui lòng, nhớ thương cha mẹ ông bà trong mọi hoàn cảnh. - Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. + Bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài). - Cuộc đời còn biết bao nhiêu bạn sống thgiếu những tình yêu thương của cha mẹ, anh em phải xa cách chia lìa như Thành và Thuỷ trong “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) và biết bao tình cảnh éo le khác. ********************* đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 Năm học 2008 – 2009 (Thời gian làm bài 150 phút) Câu 1 (4 điểm): Tìm 4 thành ngữ nói về đặc điểm của con người và mỗi thành ngữ đó hãy đặt một câu? Câu 2: (6,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ, Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”. (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) Câu 3 (10,0 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh (Trong chương trình Ngữ văn 7). 7 Hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi Môn ngữ văn 7 Năm học 2008-2009 Tổng điểm cho cả bài thi là 20 điểm, phân chia như sau: Câu 1 (4,0 điểm): * Yêu cầu: Tìm 4 thành ngữ nói về đặc điểm con người. Ví dụ như: Hiền như đất, đẹp như tiên, vắt cổ chày ra nước, rán sành ra mỡ - Đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được (Câu đúng về ngữ pháp, hợp về ngữ nghĩa). * Cho điểm: Mỗi thành ngữ tìm đúng cho 0,5 điểm, đặt câu đúng yêu cầu cho 0,5 điểm. Câu 2 (6 điểm): * Yêu cầu: - Đoạn văn nói về tinh thần yêu nước của nhân dân trong văn bản nghị luận về Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh. - Đoạn văn đã sử dụng phép lập luận chứng minh, cách lập luận rất rõ ràng theo quan hệ Tổng - Phân - Hợp giàu sức thuyết phục: + Câu mở đoạn nêu luận điểm: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước để giới thiệu tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay đồng thời còn có sự so sánh đối chiếu với tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày trước để bày tỏ thái độ ngợi ca, trân trọng. + Các câu 2,3,4 liệt kê một loạt dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn diện để chứng minh làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay nêu ra ở câu nêu luận điểm: các cụ già các cháu thiếu niên nhi đồng; các kiều bào đồng bào vùng bị tạm chiếm; nhân dân miền ngược miền xuôi; những chiến sĩ ngoài mặt trận các công chức ở hậu phương; những phụ nữ bà mẹ; nam nữ công nhân và nông dân những đồng bào điền chủ Cùng với những dẫn chứng tác giả trình bày chi tiết, tỉ mỉ những hành động, biểu hiện của tấm lòng yêu nước của những con người này: Ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc, nhịn đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình, thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, quyên đất ruộng cho chính phủ Kiểu câu “Từ . đến” tạo ra lối điệp kiểu câu, cùng với điệp từ những, các và phép liệt kê rất tự nhiên, sinh động vừa đảm bảo tính toàn diện vừa giữ được mạch văn trôi chảy thông thoáng cuốn hút người đọc, người nghe. Tác giả đã làm nổi bật tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến rất đã dạng, phong phú ở các lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn, hành động, việc làm. + Cuối đoạn văn khẳng định: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước. - Với cách lập luận chặt chẽ, tác giả ca ngợi tấm lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta từ đó kích thích động viên mọi người phát huy cao độ tinh thần yêu nước ấy trong cuộc kháng chiến chống Pháp. * Cho điểm: - Cho 5,5 - 6 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế. - Cho 4,0 - 5,25 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, có lúc sâu sắc, tinh tế. - Cho 2,0 - 3,75 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ nhưng tản mạn, khô cứng. - Cho 1,0 - 1,75 điểm: Cảm nhận hời hợt, nông cạn. - Cho 0,25 - 0,75 điểm: Có chi tiết chạm vào yêu cầu. - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. Câu 3 (10 điểm): A- Mở bài (0,5 điểm): * Yêu cầu: Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ qua “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. * Cho điểm: - Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu. - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. B- Thân bài (9,0 điểm): - Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh: + Đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi ta như lạc vào Côn Sơn một nơi thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ, khoáng đạt, dịu mát, cảnh đẹp như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình; ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm, bất tận ngày đêm không ngớt. ta như được ngồi trên chiếu thảm rêu phơi trên đá, êm đềm, dịu mát. Dưới bạt ngàn rừng thông, , rừng trúc, ta tìm nơi mát mẻ ta nằm chơi, ngâm thơ nhàn nhã Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kì thú, nên thơ làm sao. Cảnh sắc thiên nhiên là suối, đá, thông, trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế. Nó là tiếng đàn muôn điệu, là nơi con người gần gũi, giao hoà, là nơi con người thả hồn mình cùng những vần thơ. + Đến với bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp tươi, thơ mộng. Ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống. Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái. Cảnh không lạnh lẽo, vắng vẻ nữa. Cảnh núi rừng ở đây không có đá, rêu, thông trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng mênh mang từ sông nước đến trời mây. Cảnh đêm khuya giữa núi rừng Việt Bắc mà thật thơ mộng, quyến rũ hồn người. Nhưng nổi bật trong cảnh đêm xuân thơ mộng ấy là cảnh con người - những người chiến sĩ đang toạ đàm quân sự. Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong “Bài ca Côn Sơn” mà là làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân, vì nước mà tiêu biểu là Bác Hồ. Chính vì vậy người đọc không thể quên được hình ảnh ánh trăng ngân đầy thuyền, một hình ảnh đầy chất lãng mạn càng làm cho cảnh và con người đẹp hơn. - Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tượng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn của các nhà thơ ở hai bài thơ này: + Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ, nhà thi sĩ Nguyễn Trãi trong bài “bài ca Côn Sơn” đã chủ động đến với thiên nhiên hoà mình vào thiên nhiên và yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách, bản lĩnh kiên cường, phong thái ung dung, tự tại. Ta trân trọng tâm hồn thanh cao, trong sạch, ngay thẳng, kiên cường qua cách xưng hô, giọng điệu, hành động và những hình ảnh thiên nhiên. + Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ, nhà chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài “ Rằm tháng giêng”: Cảm mến trước tâm hồn nhạy cảm yêu cảnh thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ, yêu vẻ đẹp đầy chất quyến rũ của đêm trăng sông nước nơi chiến khu. Với tình yêu ấy, nhà thơ đã thổi hồn vào cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc, làm cho nó hiện lên thật gần gũi, sống động, thân thương. Đó cũng chính là lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết, nó thể hiện chất nghệ sĩ của tâm hồn Hồ Chí Minh. Nhưng cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ với thú lâm tuyền như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng lo lắng việc quân sự, sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác thể hiện sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và người chiến sĩ. ánh trăng ngân đầy thuyền như ngân lên tình yêu quê hương, đất nước của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. * Cho điểm: - Điểm 7,25 - 9,0: Các ý đầy đủ, cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc, tinh tế, rõ ràng, trong sáng và chân thực; lời văn thích hợp và gợi cảm, khéo léo trong sự so sánh cảnh vật tâm hồn. - Điểm 5,25 - 7,0: các ý đầy đủ, cảm xúc và suy nghĩ khá sâu sắc, tinh tế, rõ ràng, trong sáng và chân thực;ời văn thích hợp và gợi cảm, khéo léo trong sự so sánh cảnh vật tâm hồn. - Điểm 3,25 - 5,0: Các ý tương đối đầy đủ, cảm xúc và suy nghĩ rõ ràng, trong sáng và chân thực; lời văn còn đôi chỗ chưa thích hợp và chưa gợi cảm. - Điểm 0,25 - 1,0: Tỏ ra có hiểu chút ít yêu cầu của đề - Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn C- Kết bài (0,5 điểm): * Yêu cầu: Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ. * Cho điểm: - Cho 0,5 điểm đạt như yêu cầu. - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 Năm học 2009 – 2010 (Thời gian làm bài 150 phút) Câu 1 (3 điểm): Chỉ rõ và phân tích nét độc đáo trong cách dùng từ và biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích sau: “Nhìn bàn tay của em mảnh mai dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em Từ đấy chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi”. (Trích “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoà) Câu 2 (7 điểm): Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” của Trần Nhân Tông? Câu 3 (10 điểm): Từ các văn bản “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”, “Sài Gòn tôi yêu” trong sách Ngữ văn 7, tập một, hãy phát biểu những suy nghĩ về tình yêu, lòng tự hào với quê hương, đất nước, con người.
Tài liệu đính kèm: