luyện tập.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: củng cố kiến thức về mặt phẳng tọa độ.
2. Kĩ năng: Dùng cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng tọa độ . Vẽ được hệ trục tọa độ. Xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó . Biết tìm tọa độ của một điểm cho trước
3. Thái độ: kiên trì trong suy luận, cẩn thận và chính xác trong tính toán .
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV: Bảng phụ ghi BT 35 SGK trang 68
2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị các BT đã cho ở tiết trước, Bảng nhóm
Ngày soạn: 13-11-2007 LUYỆN TẬP. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: củng cố kiến thức về mặt phẳng tọa độ. 2. Kĩ năng: Dùng cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng tọa độ . Vẽ được hệ trục tọa độ. Xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó . Biết tìm tọa độ của một điểm cho trước 3. Thái độ: kiên trì trong suy luận, cẩn thận và chính xác trong tính toán . II. CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của GV: Bảng phụ ghi BT 35 SGK trang 68 2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị các BT đã cho ở tiết trước, Bảng nhóm I. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ( 6 ph) HS1 : Tìm tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD HS2 : Tìm tọa độ các đỉnh của hình tam giác PQR HD : A(0,5;2) B(2;2) C(2;0) D(0,5;0) P(-3;3) Q(-1;1) R(-3;1) 3. Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài: Củng cố cách vẽ hệ trục tọa độ, xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ b. Tiến trình bài dạy: T.G HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 15 ph Hoạt động 1: CHỮA BÀI TẬP Bài tập 1: Tọa độ của các điểm E(3;0); F(-2;0) M(0;3) ; N(0;2); H(0;-2) - Những điểm nằm trên trục hoành có tung độ bằng 0 - Những điểm nằm trên trục tung có hoành độ bằng 0 GV: giới tiệu bàitập GV : Lấy hai điểm E, F trên hoành. Tìm tọa độ của E, F - Những điểm nằm trên trục hoành có tung độ bằng bao nhiêu ? GV : Lấy vài điểm trên trục tung. Tìm tọa độ của điểm M, N, H - Những điểm nằm trên trục tung có hoành độ bằng bao nhiêu ? HS : Tọa độ của các điểm E(3;0) ; F(-2;0) - Những điểm nằm trên trục hoành có tung độ bằng 0 - Tọa độ của các điểm M(0;3); N(0;2); H(0;-2) - Những điểm nằm trên trục tung có hoành độ bằng 0 HS đứng tại chỗ trả lời Hs lên bảng vẽ hệ trục tọa độ Oxy 10 ph Hoạt động 2: LUYỆN TẬP Bài tập 37: Hàm số y được cho bởi bảng sau : x 0 1 2 3 4 y 0 2 4 6 8 a) Có các cặp giá trị (0 ;0) ; (1 ;2) ; (2 ;4) ; (3 ;6) ; (4 ;8) b) Vẽ hệ trục và xác định các điểm trên Bài 37 SGK GV đưa bảng phụ và yêu cầu HS đọc các giá trị tương ứng GV : Yêu cầu HS vẽ hệ trục tọa độ Oxy và xác định vị trí của các điểm A, B, C, D trên hệ trục tọa độ Oxy - Có nhận xét gì về 5 điểm này 9 Hoạt động nhóm : Vẽ hệ trục Oxy : a) Đánh dấu A(-4;-1) D(-4;-3) b) Đường thẳng AD có tính chất gì ? - Xác định vị trí của các điểm A, B, C, D, O 8 ph Hoạt động 3:CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ GV : Yêu cầu HS đọc có thể em chưa biết GV : Để chỉ vị trí của một quân cờ đang ở vị trí nào ta phải dùng kí hiệu nào ? Kí hiệu H6 cho biết gì ? * Những điểm nằm trên trục hoành có tung độ bằng mấy ? * Những điểm nằm trên trục tung có hoành độ bằng mấy ? HS: Ta phải dùng một chữ và một số HS : Quân cờ đang đứng ở cột H và dòng 6 * tung độ bằng 0 * hoành độ bằng 0 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (5ph). - Cần phải biết cách xác định tọa độ của một điểm trong hệ trục oxy - Biết tọa độ của các điểm đặc biệt - BTVN : 38 trang 68 SGK 47, 48, 49, 50 SBT trang 50, 51 HD bài 38 : Từ các điểm Hồng, Đào, Liên kẻ các đường vuông góc với trục tung và vuông góc với trục hoành ta sẽ tìm được số tuổi và chiều cao của mỗi bạn IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: