Tiết 57: §5. đa thức.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Kiến thức:HS nắm vững khái niệm đa thức và bậc của đa thức
2. Kĩ năng: Kĩ năng: Thành thạo thu gọn đa thức và tìm bậc của đa thức.
3. Thái độ: Thái độ:Giáo dục tư duy linh hoạt, nhạy bén khi thu gọn đa thức.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV:
2. Chuẩn bị của HS:
I. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: ( 6 ph)
Ngày soạn: 17-03-2008 TIẾT 57: §5. ĐA THỨC. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Kiến thức:HS nắm vững khái niệm đa thức và bậc của đa thức 2. Kĩ năng: Kĩ năng: Thành thạo thu gọn đa thức và tìm bậc của đa thức. 3. Thái độ: Thái độ:Giáo dục tư duy linh hoạt, nhạy bén khi thu gọn đa thức. II. CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của GV: 2. Chuẩn bị của HS: I. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ( 6 ph) +) Muốn cộng ( trừ ) các đơn thức đồng dạng ta tiến hành như thế nào? Tính tổng: 2x2y + 7x2y – 12 x2 y 3. Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài: (1ph): Từ kiểm tra bài cũ: Biểu thức ở bước kiểm tra là tổng của những đơn thức. Biểu thức như vậy gọi là đa thức.Vậy : Đa thức là gì? Những vấn đề liên quan đến đa thức? Nội dung tiết học hôm nay ta sẽ nghiên cứu. b. Tiến trình bài dạy: T.G HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 10 ph Hoạt động 1: đa thức 1. Đa thức: Đa thức là một tổng của những đơn thức.Mỗi dơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức. +) Ví dụ: P = 2x2 y + 3x2y – 6x + 1 Q= 4 – 12x2 +15 – 3x2 + ½ x +) Chú ý: Mỗi đơn thức được coi là một đa thức. GV: Viết thêm các biểu thức đại số ( là đa thức): 2x2y + 3x2y- 6x + 1 4- 12x2 +15 –3x2 + ½ x Các biểu thức trên là những ví dụ về đa thức. GV: Đa thức là gì? GV: Để cho gọn ta có thể kí hiệu đa thức bằng các chữ in hoa. GV: Cho HS làm?1 SGK GV: Chú ý : Mỗi đơn thức được coi là một đa thức. GV: Có nhận xét gì về các hạng tử của đa thức P, đa thức Q? GV: Trong thực tế nhiều khi cần phải thu gọn các hạng tử đồng dạng để đa thức nhận được đơn giản hơn đa thức đã cho. Thu gọn đa thức như thế nào? HS: Nêu được khái niệm đa thức. HS: Làm trên bảng con ?! SGK. HS: Có các hạng tử đồng dạng. 7 ph Hoạt động 2: thu gọn đa thức 2. Thu gọn đa thức.(SGK) GV: Cho HS thu gọn các đa thức P và Q trong mục 1. GV: Cho HS làm ?2 SGK trên bảng con? HS: Thực hiện. HS: Thực hiện.1 em lên bảng làm, các em khác nhận xét bài làm của bạn. 8 ph Hoạt động 3: bậc của đa thức 3. Bậc của đa thức: Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó. +) Ví dụ: Đa thức M = x2y5 – xy4 +y6 + 1 có bậc là 7 * Chú ý (SGK) GV: Cho đa thức M = x2y5 –xy4 +y6 + 1. Hạng tử x2y5 có bậc 7 Hạng tử-xy4 có bậc 5 Hạng tử y6 có bậc 6 Hạng tử 1 có bậc 0 Bậc cao nhất trong các bậc đó là7. ta nói 7 là bậc của đa thức M GV: Lấy tiếp ví dụ đối với đa thức Q = x8y2 – 7 x12 + 5 GV: Qua 2 ví dụ hỏi: Bậc của đa thức là gì? GV: Cho HS đọc chú ý trong SGK. GV: Cho HS làm ?3 SGK trên bảng con. HS: Lĩnh hội. HS: tương tự ví dụ 1 , tự nêu bậc của từng hạng tử. HS: Nêu được khái niệm. HS: Đọc chú ý trong SGK. HS: Thực hiện. 10 ph Hoạt động 4: Củng Cố Và Hướng Dẫn Về Nhà GV: Cho HS hoạt động nhóm bài tập 25 SGK GV: Treo đề bài tập 28 SGK đã ghi sẵn trên bảng phụ và cho HS giải miệng. HS: Hoạt động nhóm Nhóm 1 + 2 + 3: câu a) Nhóm 4+5+6:câu b) HS: Cử đại diện nhóm lên trình bày( 2 nhóm) HS: Giải miệng bài tập 28 SGK. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (3ph). +) Ôn lại các tính chất của phép cộng các số hữu tỉ. +) Bài tập: 26; 27 SGK + 24 đến 28 SBT. +) Đọc trước bài :> IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: