GA Đại số 7 – THCS Phước Hòa - Tiết 59: Luyện tập

GA Đại số 7 – THCS Phước Hòa - Tiết 59: Luyện tập

Tiết 59: luyện tập.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về đa thức; cộng, trừ đa thức.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính tổng, hiệu các đa thức; Tính giá trị của đa thức

3. Thái độ: Thái độ:Giáo dục tính cẩn thận khi tính toán.

II. CHUẨN BỊ :

 1. Chuẩn bị của GV: Bảng phụ; phấn màu.

 2. Chuẩn bị của HS: Bảng nhóm.

 I. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) kiểm tra sĩ số lớp

 2. Kiểm tra bài cũ: ( 6 ph)

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "GA Đại số 7 – THCS Phước Hòa - Tiết 59: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 19-03-2008
TIẾT 59: LUYỆN TẬP.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về đa thức; cộng, trừ đa thức.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính tổng, hiệu các đa thức; Tính giá trị của đa thức
3. Thái độ: Thái độ:Giáo dục tính cẩn thận khi tính toán.
II. CHUẨN BỊ :
	1. Chuẩn bị của GV: Bảng phụ; phấn màu.
	2. Chuẩn bị của HS: Bảng nhóm.
 I. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) kiểm tra sĩ số lớp
	2. Kiểm tra bài cũ: 	( 6 ph)	
+) GV gọi đồng thời 2 HS lên bảng chữa bài tập 33ab SGK?
3. Giảng bài mới:
 	a. Giới thiệu bài: (1ph): Vận dụng cách cộng, trừ hai đa thức vào việc giải các bài tập như thế nào? Hôm nay ta tiến hành luyện tập.
	b. Tiến trình bài dạy:
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
15
ph
Hoạt động 1: tính tổng, hiệu hai đa thức
Dạng 1: Tính tổng, hiệu hai đa thức
Bài 35/ SGK
a) M + N= 2x2 +2y2 + 1
b) M – N = -4xy - 1
c) N – M = 4xy + 1
Bài 38/ SGK
a) C = 2x2 – x2y2 + xy - y
có bậc là 4.
b) C + A = B
C = B - A
= 3y –x2y2 –xy –2 có bậc là 4.
GV: Gọi đồng thời 3 HS lên bảng làm bài tập 35 SGK.( Bổ sung: c) tính N – M )
GV: Yêu cầu HS nhận xét về kết quả của 2 đa thứcM – N và N – M?
GV: Qua bài tập trên ta cần lưu ý: Ban đầu nên để hai đa thức trong ngoặc, sau đó mới bỏ dấu ngoặc để tránh nhầm lẫn.
GV: Cho HS làm bài tập 38 SGK trên bảng phụ?
GV: Muốn tìm đa thức C để C + A = B ta làm thế nào?
GV: Gọi 2 HS lên bảng thực hiện?
GV: Gọi 2 HS trung bình xác định bậc của đa thức C ở hai câu a và b?
GV: Bậc của đa thức là gì?
HS: Cả lớp làm bài ; 3 HS lên bảng thực hiện.
HS: Đa thức M – N và N – M có từng cặp hạng tử đồng dạng trong hai đa thức , có hệ số đối nhau.
HS: 1 em đọc to đề bài.
HS: Muốn tìm đa thức C để C + A = B ta chuyển vế C = B – A.
HS: 2 em thực hiện.
HS: Xác định được.
HS: Nhắc lại: Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức.
10
ph
Hoạt động 2: tính giá trị của đa thức
Dạng 2: Tính giá trị của đa thức
Bài 36:
x2 +2xy –3x3 + 2y3 +3x3 – y3
= x2 + 2xy + y3.
Thay x = 5 ; y = 4 vào đa thức ta được:
52 + 2.5.4+43
= 25 + 40 + 64 
= 129.
b) Kết quả bằng 1.
GV: Cho HS thực hiện bài tập 36 SGK trên bảng phụ.
GV(gợi ý) Muốn tính giá trị của mỗi đa thức ta làm thế nào?
GV: Gọi 2 HS lên bảng thực hiện.
HS: 1 em đọc đề bài.
HS: Cả lớp làm vào vở.
HS: 2 em lên bảng thực hiện.
5
ph
Hoạt động 3: trò chơi
GV tổ chức cho HS thi đua giữa các nhóm viết các đa thức bậc bavới 2 biến x,y và có 3 hạng tử. Nhóm nào viết được nhiều đa thức thoả mãn yêu cầu của đầu bài trong cùng thời gian 2 phút là thắng cuộc.
GV và HS chữa bài của các nhóm , nhận xét và đánh giá.
HS: Các nhóm viết ra bảng nhóm các đa thức . Có nhiều đáp án:
Chẳng hạn: x3 + y2 + 1; x2y + xy – 2; x2 + 2xy2 + y2 ; .
5
ph
Hoạt động 4: Củng Cố Và Hướng Dẫn Về Nhà 
GV: nêu nêu hỏi
+) Cách cộng, trừ hai đa thức?
+) Cách tính giá trị của một đa thức
GV: yêu cầu HS yếu kém về nhà học thuộc.
HS: Qua tiết luyện tập HS nhắc lại được .
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2ph).
Học ôn : Cách thu gọn đa thức; bậc của đa thức; cộng, trừ đa thức
Làm các bài tập: 31;32 trang 14 SBT
Đọc trước bài :>
IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • doctu28-ti59-luye¦n ta¦p.doc