Tiết 62: luyện tập.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố về đa thức một biến; cộng , trừ đa thức một biến.
2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm hay tăng của biến và tính tổng , hiệu các đa thức.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi tính toán.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV:Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của HS: Ôn quy tắc bỏ dấu ngoặc; cộng ( trừ )các đơn thức đồng dạng. Bảng nhóm.
I. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) kiểm tra sĩ số lớp
Ngày soạn:22-03 -2008 TIẾT 62: LUYỆN TẬP. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố về đa thức một biến; cộng , trừ đa thức một biến. 2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm hay tăng của biến và tính tổng , hiệu các đa thức. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi tính toán. II. CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của GV:Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ. 2. Chuẩn bị của HS: Ôn quy tắc bỏ dấu ngoặc; cộng ( trừ )các đơn thức đồng dạng. Bảng nhóm. I. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ( 6 ph) GV gọi đồng thời 2 HS lên bảng chữa các bài tập 44- 48 trang 45,46 SGK. Hỏi thêm: Kết quả là đa thức bậc mấy? Tìm hệ số cao nhất , hệ số tự do? 3. Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài: (1ph)Vận dụng cách cộng, trừ đa thức một biến vào việc giải các bài tập như thế nào? b. Tiến trình bài dạy: T.G HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 10 ph Hoạt động 1: Thu gọn đa thức và xác định bậc của đa thức. Bài tập 49/ SGK M = x2 – 2xy + 5x2 - 1 = 6x2 – 2xy – 1 có bậc 2 N = x2y2 – y2 +5x2 – 3x2y + 5 có bậc 4 GV: Cho HS giải trên bảng con bài tập 49 SGK. GV: Nhận xét xem các đa thức M và N đã được thu gọn chưa? GV: Lưu ý: Muốn xác định bậc của một đa thức ta phải xét xem đa thức đó đã ở dạng thu gọn chưa. HS: Thực hiện trên bảng con. 9 ph Hoạt động 2: Tính tổng , hiệu hai đa thức Bài tập 51 SGK a) P(x) = -5 + x2 – 4x3 +x4 – x6 Q(x) = -1 + x + x2 –x3 –x4 + 2x5 b) P(x) + Q(x) = -6 +x + 2x2 –5x3 + 2x5 – x6 P(x) – Q(x) = -4 – x –3x2 + 2x4 –2x5 –x6 GV: Cho HS làm bài tập 51 SGK theo nhóm. GV: Cho đại diẹn 2 nhóm trình bày. GV: Hỏi thêm: Xác định bậc của đa thức tổng và hiệu? Tìm hệ số cao nhất và hệ số tự do? HS: Hoạt động nhóm HS: Cử đại diện nhóm trình bày, HS lớp nhận xét. HS: Trả lời được. 10 ph Hoạt động 3: Tính giá trị của đa thức. Bài tập 52 SGK P(x) = x2 – 2x - 8 P(-1) = (-1)2 –2.(-1) – 8 = 1 + 2 – 8 = - 5. P(0) = 02 –2.0 – 8 = - 8 P(4) = 42 –2.4 – 8 = 0 GV: Gọi đồng thời 3 HS lên bảng tính giá trị của đa thức ở bài tập 52 SGK? Cả lớp cùng thực hiện. GV: Cách tính giá trị của đa thức? GV( gợi ý) Hãy nêu kí hiệu giá trị của đa thức P(x) tại x = -1? GV: Vậy ở bài tập này ta cần tính điều gì? GV: Hãy nêu nhận xét bài làm của 3 HS trên bảng? HS: 3 em lên bảng thực hiện, cả lớp cùng làm. HS: Rút gọn rồi thế số. HS: Kí hiệu là P(-1) HS: Cần tính P(-1); P(0); P(4) ? HS: Nêu nhận xét. 6 ph Hoạt động 4: Củng Cố Và Hướng Dẫn Về Nhà GV: Muốn tìm bậc của một đa thức ta tién hành như thế nào? GV: Cách cộng, trừ đa thức một biến? GV: Cách tính giá trị của một đa thức? GV: Cho đa thức A(x). Kí hiệu A(3) nghĩa là gì? HS: +) Thu gọn và sắp xếp theo luỹ thừa tăng hoặc giảm của biến. +) Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó. HS: Thu gọn, sắp xếp, thực hiện một trong hai cách đã biết. HS: Thu gọn và thế số. HS: Kí hiệu A(3) là giá trị của đa thức A(x) tại x = 3. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2ph). +) Bài tập về nhà: 39,40,41,42 trang 51 SBT +) Bài ra thêm: Cho đa thức P(x) = x3 – 9x2 +3 x + 5. Tính P(1) = ? +) Tham khảo trước bài học: Nghiệm của đa thức một biến. IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG: :
Tài liệu đính kèm: