GA Đại số 7 - THCS Võ Trường Toản - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số

GA Đại số 7 - THCS Võ Trường Toản - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số

§1 – THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ

I- Mục tiêu:

- Làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, về nội dung); biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”, làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.

- Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.

III- Chuẩn bị:

• GV: SGK, thước thẳng, phấn màu.

• HS: SGK, thước thẳng.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "GA Đại số 7 - THCS Võ Trường Toản - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan : 25/12/2008 Tuần : Ngày dạy : /01/2009 PPCT Tiết : 
Chương III- THỐNG KÊ
§1 – THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ
Mục tiêu:
Làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, về nội dung); biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”, làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.
Chuẩn bị: 
GV: SGK, thước thẳng, phấn màu.
HS: SGK, thước thẳng.
Giảng bài 
Ổn định lớp.
Kiểm tra sĩ số: 
Có mặt: Vắng mặt:
3- Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy
Nội dung
Viết bảng
Hoạt động 1: Thu thập số liệu, bảng số liệu thông1 kê ban đầu.
GV: nêu VD và nói việc làm trên của người điều tra đó là thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm: ở đây vấn đề chính là số cây trồng được của một lớp.
- Sau đó y/c HS quan sát bảng và cho biết bảng gồm những cột nào? 
- GV: khi điều tra về số cây trồng được của các lớp thì người phải chia cột stt, và lớp, số cây trồng được của mỗi lớp. 
- GV: y/c HS hoạt động nhóm lập bảng thống kê điểm thi HK môn toán của tất cả thành viên trong nhóm.
- GV: cho HS trình bày và nhận xét chéo giữa các nhóm.
- HS: nghe giảng.
- HS trả lới: cột stt, và lớp, số cây trồng được của mỗi lớp.
- HS nghe giảng.
- HS hoạt động nhóm.
- HS: trình bày và nhận xét.
1- Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu.
VD: Điều tra về số cây trồng được của mỗi lớp:
STT
Lớp
Số cây
1
6A
35
2
6B
30
3
6C
28
4
6D
30
5
6E
30
6
7A
35
7
7B
28
8
7C
30
9
7D
30
10
7E
35
- Việc làm trên là thu thập số liệu về 1 vần đề được quan tâm. Các số liệu được ghi lại trong 1 bảng, gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu.
Hoạt động 2: Dấu hiệu.
- GV: ở bảng 1 điều tra về vấn đề gì?
- Vấn đề được quan tâm điều tra gọi là dấu hiệu. Nó thường được kì hiệu là các chữ cái in hoa: X, Y, mỗi lớp là một đơn vị điều tra
- GV: cho HS làm ? 3.
- GV: Ứng với mỗi đơn vị điều tra (tức là mỗi lớp) có một số liệu, số liệu đó được gọi là giá trị của dấu hiệu.
- SỐ các giá trị (không nhất thiết phải khác nhau) của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra (thường được kí hiệu là N).
- GV: cho HS làm ? 4.
- HS trả lời: số cây trồng được của mỗi lớp.
- HS: nghe giảng.
- HS làm ? 3.
- HS nghe giảng.
- HS làm ? 4.
2- Dấu hiệu.
a) Dấu hiệu, đơn vị điều tra.
- Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu. (được kí hiệu là các chữ cái in hoa: X, Y,)
- Dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp, mỗi lớp là một đơn vị điều tra.
b) Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu.
- Ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó được gọi là giá trị của dấu hiệu.
- SỐ các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra (thường được kí hiệu là N).
- Các giá trị ở cột 3 của của bảng 1 gọi là dãy giá trị của dấu hiệu.
Hoạt động 3: Tần số của mỗi giá trị.
- GV: cho HS làm ? 5.
- GV: cho HS làm ? 6.
- GV: nhận xét. Và nêu khái niệm tần số.
- GV: nêu kí hiệu và lưu ý cho HS phân biệt các kí hiệu: X, x, N, n.
- GV: cho HS làm ? 7.
- HS làm ? 5.
- HS làm ? 6.
- HS nghe giảng
- HS nghe giảng
- HS làm ? 7.
3- Tần số của mỗi giá trị.
- Mỗi giá trị có thể xuất hiện 1 hoặc nhiều lần trong dãy giá trị. Số lần xuất hiện của mỗi giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó.
- Giá trị của dấu hiệu được kí hiệu là x, tần số của giá trị thường được kí hiệu là n.
X: dấu hiệu.; x: giá trị của dấu hiệu; n: tần số của mỗi giá trị.; N: số các giá trị.
Hoạt động 5: củng cố
- GV: cho HS nhắc lại các kiến thức và làm bài tập 2/7 sgk.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. 
Học bài và làm các bài tập: 40; 41 trang 71; 72 và các bài tập LUYỆN TẬP trang 72; 73 sgk.
Hoaït ñoäng 5: ruùt kinh nghieäm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 41- THU THAP SO LIEU THONG KE.doc